Các vai trò của người chăm sóc chính cho người bệnh tại nhà gồm có:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2020 (Trang 26 - 29)

- Tuân thủđiều trị thuốc cho người bệnh TTPL: Người chăm sóc quản lý thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc theo đúng quy định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tái phát bệnh và duy trì cuộc sống bình thường của bệnh nhân và tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc

o Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: Nếu người bệnh không được uống thuốc đều đặn hàng ngày thì tỷ lệ tái phát sẽ rất cao.

o Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sỹ: Không có một liều thuốc chung cho mỗi NB tâm thần phân liệt, mỗi một NB sẽ có chỉ định về thuốc và hàm lượng tùy theo giai đoạn của bệnh. Vì vậy người chăm sóc không được tự ý tăng hoặc giảm liều đột ngột.

o Cách uống thuốc: Cách uống đúng nhất với NB tâm thần phân liệt là đưa thuốc cho NB và bảo NB uống trước mặt. Hiện nay có khá nhiều NB tích thuốc để tự tử vì vậy NCS cần phải quản lý thuốc nghiêm ngặt, không được để cho NB tự lấy thuốc và uống. Tại bệnh viện, người bệnh được các nhân viên y tế cho uông thuốc

và kiểm soát việc uống thuốc, tuy nhiên khi NB ổn định về điều trị tại nhà, khi cho NB uống thuốc, NCS cần phải yêu cầu người bệnh há miệng kiểm tra xem NB có uống thuốc thật không do đó việc bảo NB uống thuốc trước mặt nhằm hạn chế vấn đề NB tự ý bỏ thuốc hoặc giấu thuốc.

- Tái khám định kỳ hàng tháng: Người bệnh TTPL đang điều trị cần được đi khám định kỳ hàng tháng; người bệnh TTPL đã điều trị khỏi hẳn cần đi khám 6 tháng một lần. Hàng tháng gia đình cần đưa NB đến kiểm tra và lĩnh thuốc ít nhất 1 lần/tháng. Hiện nay trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, thì khám định kỳ cho NB là một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện trên người bệnh TTPL. Việc tái khám định kỳ sẽ giúp cho bác sỹ biết được tình trạng của NB, điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát. Gia đình không nên đợi đến khi NB có dấu hiệu phát bệnh trở lại mới đưa đi khám.

- Vệ sinh:

o Người chăm sóc cần khuyến khích và đôn đốc để NB tham gia vệ sinh cá nhân hàng ngày, bên cạnh đó NCS nên hướng dẫn tỷ mỷ và kiên nhẫn, khích lệ họ để họ cảm thấy vui, tích cực tham gia. Nhưng người chăm sóc cần giám sát và trợ giúp khi cần, không nên để người bệnh tâm thần phân liệt làm một việc gì lâu, mà nên nghỉ giải lao thường xuyên.

o Hỗ trợ của gia đình: Nếu người bệnh có thể tự tắm và gội, giặt quần áo được được thì để cho NB tự vệ sinh và tắm rửa. Gia đình có thể hỗ trợ NB trong một chừng mực nào đó nếu NB cần hỗ trợ (vd: NB có thể tự tắm được thì gia đình giặt quần áo giúp).

oNgười chăm sóc cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh: Dù người bệnh có thể tự làm hay gia đình phải hỗ trợ thì hàng ngày NB cần phải được vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng. Không nên để cho NB bẩn thỉu và lôi thôi. Có như vậy NB mới cảm thấy không tự ti, và bớt ánh mắt kỳ thị từ người khác. Hơn nữa việc cơ thểđược sạch sẽ có thể hạn chếđược các bệnh nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm khác. Vì vậy người chăm sóc cần phải giúp đỡđể người bệnh luôn được sạch sẽ.

- Dinh dưỡng:

ứng nhu cầu của cơ thể.

o Hỗ trợ gia đình: Trong một chừng mực nào đó gia đình có thể hỗ trợ NB nhưđi chợ giúp hoặc nấu cơm giúp. Tuy nhiên khi người bệnh đã ổn định và ra viện gia đình cũng nên khuyến khích người bệnh tham gia tự giác chủ động nấu cơm và tự lấy cơm để ăn. NB tâm thần phân liệt ở giai đoạn ổn định hoàn toàn có thể tham gia cùng gia đình thực hiện các công việc như nấu cơm hoặc rửa bát. Gia đình không nên để người bệnh thụđộng, không tham gia hoặc hỗ trợ hoàn toàn giúp NB.

- Lao động, phục hồi chức năng tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho NB: o Lao động: Người chăm sóc cần khuyến khích và đôn đốc NB tham gia lao động. Khi người bênh làm được việc gì dù là nhỏ nhất thì gia đình cũng nên khuyến khích động viên. Làm việc giúp cho người bệnh cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã hoàn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.

o Giao tiếp: Muốn phục hồi chức năng tâm lý cho NB thì phải phục hồi khả năng giao tiếp của NB. Muốn vậy thì NCS cũng như gia đình NB phải hiểu rõ và tích cực giao tiếp. Cho người bệnh giao tiếp với tất cả mọi người để người để người bệnh bớt mặc cảm, tự ti.

o Tham gia tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của NB. Đây cũng là phương pháp tốt để cho NB tái hòa nhập xã hội. Do đó gia đình cũng nên khuyến khích và động viên để NB chủđộng tham gia.

o Tái hòa nhập cộng đồng: Người chăm sóc dành tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm cho người bệnh và phải làm cho người bệnh thấy họ thuộc về gia đình, cho người bệnh cảm giác được đảm bảo an toàn.

o Người chăm sóc phải chấp nhận sự thay đổi hành vi của người bệnh là hậu quả của bệnh tật, làm cho người bệnh có cảm giác được yêu thương, là thành viên của gia đình và cộng đồng.

o Giải thích cho mọi người trong cộng đồng rõ thay đổi hành vi của người bệnh là do bệnh chứ không phải là do người bệnh cố ý làm như vậy. Làm sao để

mọi người trong cộng đồng quan tâm giúp đỡ người bệnh, chăm sóc cho người bệnh hòa nhập xã hội.

Bệnh tâm thần phân liệt thường không gây chết người đột ngột nhưng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống, tổn hại về kinh tế, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình. Người bệnh tâm thần phân liệt không được quản lý và chăm sóc tốt dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ giảm [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)