Can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2020 (Trang 33 - 36)

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát

triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, học được cú pháp của ngôn ngữ [8].

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từđó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe [8]. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:

- Kiến thức của con người về sức khỏe; - Thái độ của con người về sức khỏe; - Thực hành của con người về sức khỏe;

GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe... Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ

định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.

* Mc đích và li ích ca công tác truyn thông giáo dc sc khe

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán, cuối cùng trở thành chuẩn mực xã hội. Nhờ truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong công chúng. Đặc biệt với công tác truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng nói riêng có thể kểđến những mục đích, tầm quan trọng, vai trò cụ thể của truyền thông như:

Mục đích:

Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.

- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài.

- Quyết định những hành động, hành vi thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh [8], [38].

Lợi ích của truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn đề sức khỏe một cách nhanh chóng.

- Truyền thông có thểđưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.

- Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để người nghe - xem thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.

- Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận cách thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phương tiện liên lạc.

- Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các buổi gặp gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe.

- Tính cách giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ vũ những hành vi có lợi cho cộng đồng.

- Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên quan tới bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.

- Góp phần tranh đấu, cổ vũ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách y tế, dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách quyết định đặc biệt [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)