Bệnh viện Tâm thần Nam Định được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Nam Định ngày 14/02/1997 ngay sau khi chia tách tỉnh Nam Hà thành Nam Định và Hà Nam. Trên cơ sở tiếp quản khu điều trị Bệnh viện Điều dưỡng A Nam Hà lúc đầu có 100 giường bệnh. Bệnh viện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Nam Định, nằm trên địa bàn thôn Đệ Tứ - xã Lộc Hạ - Ngoại thành Nam Định (nay là đường Đệ Tứ - phường Lộc Hạ - Tp Nam Định).
Trải qua gần 30 năm, ngày nay bệnh viện đã phát triển lớn mạnh là một bệnh viện chuyên khoa Tâm thần của tỉnh Nam Định, có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết bị y tế khá hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ cán bộ viên chức y tế đông đảo và chuyên nghiệp. Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh nhà, được nhân dân tín nhiệm.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh hiện nay có quy mô 200 giường bệnh, mỗi năm có khoảng 2.000 lượt người bệnh điều trị nội trú. 6 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã thực hiện 1956 lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho 668 người bệnh, điều trị ngoại trú cho 117 người bệnh. Trong đó về khám bệnh chỉ tính riêng bệnh TTPL, số lượt khám là 659 người bệnh, điều trị nội chú 436 người bệnh [1].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người chăm sóc chính của người bệnh tâm thần phân liệt đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sống cùng nhà người bệnh, trực tiếp chăm sóc người bệnh tại nhà - Từ 18 tuổi trở lên.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- NCS có tiền sử bệnh lý về tâm thần.
- NCS không có khả năng giao tiếp hoặc tiếp nhận thông tin
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2020.
Địa điểm: 3 khoa: Khoa nam, khoa nữ, khoa cấp tính bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
2.3.Thiết kế nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục có so sánh trước sau tại 3 thời điểm T1, T2, T3
Trong đó:
T1: Đánh giá lần 1 được tiến hành ngay sau khi người bệnh nhập viện điều trị T2: Đánh giá lần 2 ngay sau khi người bệnh được can thiệp giáo dục (Sau đánh giá lần 1 một ngày).
T3: Đánh giá lần 3 được tiến hành sau can thiệp giáo dục 1 tháng.
b So sánh, bàn luận, kết luận Lựa chọn đối tượng nghiên cứu Đánh giá lần 1 trước can thiệp giáo dục (T1) Can thiệp giáo dục Đánh giá lần 3 sau can thiệp giáo dục 1 tháng (T3) Đánh giá lần 2 ngay sau can thiệp giáo dục 1 ngày (T2)
2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Áp dụng công thức:
Trong đó:
- n là số NCS chính tham gia nghiên cứu.
- Z(1- α) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α. Với lực mẫu là 90% (β = 0,2), mức ý nghĩa 95% (α = 0,05), tương đương với Z(1- α) = 1,65 và Z(1-β) = 1,29.
- p0 là tỷ lệ NCS chính có kiến thức đạt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh năm 2010 tỷ lệ này là 50% [12]. Do đó chúng tôi lấy p0= 0,5.
- p1 là tỷ lệ NCS chính có kiến thức đạt sau can thiệp. Ước tính nghiên cứu của chúng tôi sau can thiệp tỷ lệ người chăn sóc chính có kiến thức đạt tăng lên 20% do đó p1= 0,5+0,2=0,7.
Thay vào công thức trên tính được n = 62. Dự phòng mất đối tượng nghiên cứu đánh giá sau 1 tháng chúng tôi lấy thêm 10% cỡ mẫu, nên cỡ mẫu chúng tôi làm tròn là 70.
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
Dựa vào tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn loại, chúng tôi chọn đủ 70 người bệnh tham gia nghiên cứu thì dừng lại.
2.5.Công cụ nghiên cứu
Dựa vào tổng quan tài liệu và mục tiêu nghiên cứu. Bộ công cụ nghiên cứu của chúng tôi tự xây dựng dựa trên:
- “Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số rối loạn tâm thần tại cộng đồng” - Bệnh viện Tâm thần Trung ương I năm 2016 [4];
- “Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần tại cộng đồng” - Bộ Y Tế dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng năm 2010 [18];
quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” - Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dự án bảo vệ SKTT cộng đồng năm 2012 [21].
Sau khi tham khảo các tài liệu trên chúng tôi tiến hành thực hiện các bước trong quy trình xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
* Quá trình xây dựng bộ công cụ được thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Thảo luận với giáo viên hướng dẫn trong việc sử dụng nội dung của các tài liệu và bộ công cụ của các tác giả cho việc xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu này. Chúng tôi điều chỉnh và đơn giản hóa nội dung câu hỏi để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Từ đó thiết kế ra bản thảo của bộ công cụ khảo sát kiến thức về chăm sóc người bệnh TTPL tại nhà của người chăm sóc chính.
Bước 2: Bộ công cụđã được gửi đến 3 chuyên gia. Đây là các bác sỹ có trình độ từ chuyên khoa 1, thạc sỹ và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh chăm sóc sức khỏe tâm thần góp ý về sự phù hợp bộ công cụ với mục tiêu nghiên cứu. Các chuyên gia đánh giá và cho điểm theo thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ: (1) Rất không phù hợp; (2) Không phù hợp; (3) Phù hợp; (4) Rất phù hợp. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và tính giá trị của bộ công cụ với chỉ số CVI = 0,93
Sau khi hoàn thành xong bộ câu hỏi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thử trên 20 NCS chính theo tiêu chuẩn lựa chọn (20 NCS chính này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó), phân tích hệ số Cronbach’s alpha được kết quả 0,89. Sau đó, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi hoàn chỉnh này để tiến hành khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu.
* Công cụ nghiên cứu gồm 2 phần:
Phần 1: Bao gồm các thông tin cá nhân của người chăm sóc: giới tính, năm sinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ của người chăm sóc với người bệnh, tiếp cận thông tin về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà…. Phần này gồm 10 câu từ A2 đến A11.
Phần 2: Bộ câu hỏi về kiến thức về chăm sóc người bệnh TTPL tại nhà của NCS chính. Phần này gồm câu hỏi gồm 24 câu từ B1 đến B24 bao gồm 2 phần:
Phần A: Kiến thức về bệnh từ câu B1 đến cấu B6.
B24 gồm 3 phần: Kiến thức về sử dụng thuốc (B7 - B13); kiến thức xử trí và chăm sóc một số tình huống tại nhà (B14 - B19); Kiến thức chăm sóc về vệ sinh, sinh hoạt, dinh dưỡng, giao tiếp, lao động tại nhà (B20 - B24).
2.6.Phương pháp thu thập số liệu.
2.6.1.Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phiếu phỏng vấn chuẩn bị trước phát cho NCS chính của người bệnh TTPL để họ tự điền với cùng một loại phiếu cho cả ba lần đánh giá: T1; T2; T3 (phụ lục 3).
2.6.2.Các bước tiến hành can thiệp
Tại bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định thời gian nằm viện trung bình của người bệnh TTPL khoảng 25 - 45 ngày. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2019 bệnh viện đã điều trị cho 395 lượt người bệnh mắc bệnh tâm thần phân liệt tại 3 khoa: khoa nam, khoa cấp tính, khoa nữ. Như vậy bình quân 1 ngày bệnh viện sẽ tiếp nhận điều trị nội trú cho khoảng 2 - 5 người bệnh tâm thần phân liệt nhập viện mới. Trên thực tế không phải người chăm sóc nào của người bệnh cũng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, thời gian ra viện và vào viện của mỗi người bệnh là khác nhau. Vì thế số đối tượng của chúng tôi cho mỗi lần can thiệp là từ 1- 5 đối tượng.
+ Bước 1: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp cho nhóm nghiên cứu. (nhóm nghiên cứu gồm 4 người: nghiên cứu viên và 3 điều dưỡng tại ba khoa)
+ Bước 2: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu. Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu, sau đó, được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong phiếu phỏng vấn.
+ Bước 3: Đánh giá lần 1 được tiến hành ngay sau khi người bệnh nhập viện điều trị (ngày thứ nhất - ngày thứ 2 sau nhập viện). Đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra chuẩn bị trước cho đối tượng nghiên cứu tựđiền.
+ Bước 4: Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian 30 - 45 phút/ 1 người chăm sóc chính (1 ngày sau đánh giá lần 1). Đối tượng nghiên cứu còn thiếu, yếu khâu nào sẽ được tư vấn, giáo dục bổ sung trực tiếp.
+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu lần 2 ngay sau khi thực hiện can thiệp giáo dục bằng phiếu phỏng vấn giống lần 1.
+ Bước 6: Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu lần 3 sau can thiệp giáo dục khoảng 1 tháng bằng phiếu phỏng vấn giống lần 1 để so sánh sự thay đổi kiến thức về bệnh TTPL của ĐTNC trước và sau can thiệp.
Trong thời gian người bệnh TTPL nằm viện, nếu tại thời điểm T3, ĐTNC có lý do không thể ở viện trực tiếp chăm sóc NB, thì nhóm nghiên cứu sẽ hẹn trước hoặc đến tận nhà nơi mà đối tượng sinh sống để gửi phỏng vấn hoặc gửi phiếu qua bưu điện.
2.6.3. Can thiệp giáo dục sức khỏe
- Đối tượng can thiệp: Người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định.
- Nội dung can thiệp: Nội dung giáo dục được xây dựng (phụ lục 4), bao gồm các nội dung:
+ Kiến thức về bệnh TTPL: Khái niệm, đối tượng mắc bệnh, tuổi khởi phát bệnh, nguyên nhân, biểu hiện, thời gian điều trị.
+ Kiến thức chăm sóc NBTTPL tại nhà:
o Kiến thức về sử dụng thuốc cho người bệnh TTPL tại nhà
o Kiến thức chăm sóc xử trí và chăm sóc một số tình huống tại nhà o kiến thức chăm sóc về vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng lao
động và giao tiếp, sinh hoạt
- Hình thức can thiệp: Nghiên cứu viên tư vấn trực tiếp bằng tài liệu thiết kế phù hợp, giải thích cụ thể từng nội dung, phát tờ rơi và tài liệu kèm theo tại phòng giáo dục sức khỏe của mỗi khoa. Hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc cho
người chăm sóc chính về bệnh tâm thần phân liệt và cách chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà.
- Phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe: Nghiên cứu viên tư vấn, giáo dục riêng từng đối tượng nghiên cứu hoặc tư vấn chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 4 - 5 người) và cho đối tượng trình bày lại kiến thức sau khi nghe nghiên cứu viên tư vấn. Nghiên cứu viên nhận xét, chỉnh sửa lại giúp cho ĐTNC hiểu.
- Người can thiệp GDSK: Nghiên cứu viên
- Cộng tác viên: 3 điều dưỡng trưởng của 3 khoa: Khoa nam, khoa nữ, khoa cấp tính của bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định. Trước khi tiến hành thu thập số liệu, nhóm cộng tác viên sẽ được tập huấn về mục đích nghiên cứu, quy trình can thiệp, cách thức nội dung và hình thức can thiệp, cách điền phiếu.
- Thời gian tiến hành can thiệp: 30 - 45 phút/ trên 1 lần can thiệp
Cụ thể: Người chăm sóc chính đọc tài liệu 10 phút. Nghiên cứu viên tư vấn, hướng dẫn cụ thể về các nội dung và trả lời thắc các thắc mắc 25 - 35 phút.
2.7.Các biến số nghiên cứu
2.7.1.Nhóm biến về thông tin chung của người chăm sóc
STT Biến số/chỉ số Định nghĩa Phương pháp thu thập 1 Năm sinh Năm sinh của NCS chính Phỏng vấn 2 Giới Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới Phỏng vấn 3 Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà NCS trải qua (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phỏng vấn
4 Nghề nghiệp
Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho NB
STT Biến số/chỉ số Định nghĩa Phương pháp thu thập
5 Nơi ở
Nơi hiện tại NCS chính đang sinh sống, bao gồm thành thị, nông thôn và khu vực khác Phỏng vấn 6 Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được Xác định NCS chính nhận được các thông tin về bệnh TTPL gồm các giá trị: Cán bộ y tế ; Thông tin truyền thông đại chúng; Bạn bè / người thân; các nguồn thông tin khác
Phỏng vấn
7 Mối quan hệ với người bệnh
Là quan hệ giữa người chăm sóc và
người bệnh Phỏng vấn
2.7.2.Nhóm biến về kiến thức chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà
- Kiến thức về bệnh: Là kiến thức của người chăm sóc chính về khái niệm bệnh tâm thần phân liệt, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh, dấu hiệu tái phát bệnh, thời gian điều trị bệnh
- Kiến thức về chăm sóc tại nhà: Là kiến thức của người chăm sóc chính về:
+ Cách sử dụng thuốc tại nhà: Cách sử dụng thuốc, cách cho người bệnh uống thuốc, cách xử trí khi người bệnh quên thuốc, khi gặp tác dụng phụ….
+ Cách chăm sóc xử trí một số tình huống tại nhà: Xử trí, chăm sóc khi người bệnh kích động, khi người bệnh tái phát bệnh, khi NB có hành vi tự sát,…..
+ Kiến thức về chếđộăn uống, sinh hoạt, lao động, giao tiếp cho NB TTPL tại nhà.
2.8. Thang đo và tiêu chuẩn đánh giá.
* Thang đo: Đểđo kiến thức của NCS chính chúng tôi sử dụng 24 câu hỏi từ câu B1 đến câu 24. Dựa vào câu trả lời của NCS chính đểđánh giá kiến thức của họ. Mỗi ý trả lời đúng của NCS chính được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không trả lời 0 điểm. Điểm kiến thức bằng điểm trung bình cộng các câu trả lời của NCS
chính. Sau đó tính điểm dựa trên thang điểm 10. Điểm càng cao thì kiến thức càng tốt, và ngượclại.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phân loại kiến thức về chăm sóc người bệnh TTPL tại nhà của NCS chính thành 4 mức và cách phân loại như sau:
- Mức độ kém: Điểm trung bình dưới 5 điểm ( Trả lời đúng dưới 12 câu). - Mức độ trung bình: Điểm trung bình 5-7 điểm (Trả lời đúng từ 12 - 16 câu). - Mức độ khá: Điểm trung bình từ 7 – 8 điểm (Trả lời đúng từ 17 - 19 câu). - Mức độ tốt từ 8 điểm trở lên (trả lời đúng từ 20 câu trở lên).
Người chăm sóc có kiến thức đạt khi điểm trung bình chăm sóc đạt từ 5 điểm trở lên. Cách tính điểm và phân loại mức độ kiến thức kém, trung bình, khá, tốt tại các thời điểm đánh giá là giống nhau.
Xác định đúng/sai dựa trên những nội dung về chăm sóc người bệnh TTPL trong các tài liệu chính thống, hiện hành trong nước và thế giới gồm: Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số rối loạn tâm thần tại cộng đồng của bệnh viện Tâm thần Trung ương I năm 2016; “Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, chăm sóc và quản lý người bệnh tâm thần tại cộng đồng”- Dự án án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng năm 2010; Hướng dẫn của NICE (National Institute for Clinical Excellence) về các can thiệp chính để điều trị và quản lý người bệnh tâm