Bài học kinh nghiệm cho huyệnThanh Sơn trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50)

thông qua các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh. Do đó, hệ thống báo cáo tài chính và quyết toán ngân sách phải được lập chính xác và dựa trên hoạt động thực tế của

đơn vị và phải tuân theo các nguyên tắc, chế độ kế toán. Hiện nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn không lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích tình hình thực hiện để làm cơ sở cho việc lập dự

toán năm sau.

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của xã để giải thích và bổ sung thông tin tình hình ngân sách và tình hình tài chính khác của xã trong năm báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Báo cáo này

được dùng để thuyết trình trước HĐND xã, thị trấn có thể được giải thích bằng lời hoặc bằng số liệu.

Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở gắn với xã, phường, thị trấn - cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách xã đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy việc hoàn thiện quản lý ngân sách và tài chính cấp xã sẽ có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị các xã, phường, thị trấn.

1.2.3. Bài hc kinh nghim cho huyn Thanh Sơn trong công tác qun lý chingân sách xã ngân sách xã

Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho việc quản]ý chi NSX của mỗi quốc gia chủ

yếu bao gồm hiến pháp và hệ thống văn bản luật. Tuỳ theo tính chất, thể chế

chính tả yêu cầu thực tiễn hoạt động NSX đòi hỏi và quan niệm của các nhà hoạch định chính sách, mỗi quốc gia có thể ban hành một số luật trong đó có thể

có giá trị hiệu lực hàng năm hoặc ổn định trong một số năm.

Hệ thống luật làm căn cứ để quản lý chi NSX đều đưa ra những quy phạm pháp luật, nguyên tắc quản lý, thẩm quyền, trách nhiệm cách thức. mục tiêu quản lý các chế tài ràng buộc và chúng đều tiến tới mục đích quản lý có hiệu quả nguồn lực tài chính có hạn trong khi phải đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú về cung cấp hàng hoá, dịch vụ công trong cơ chế thị trường, tuy rằng mức

độđạt được mục đích của mỗi quốc gia khác nhau.

Thứ hai, quản lý chi NSX theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới

được một số nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao hơn nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy NSX cần được sử dụng hiệu quả và phải được minh bạch, công khai, quản lý NSX theo kết quảđầu ra chính là để giải quyết nhu cầu đó, bằng cách lượng hoá được hiệu quả

sử dụng NSX thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thểđánh giá, giám sát được.

Thứ ba, khuôn khổ chi tiêu trung hạn là kế hoạch cuốn chiếu các khoản chi trong và ngoài NSX trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, đây là công cụ kế

hoạch mới so với trước đây, không có điểm bắt đầu và kết thúc cốđịnh. Công cụ

này còn gọi là kế hoạch trượt bởi lúc nào cũng tồn tại một kế hoạch trung hạn, nếu điểm đầu dịch chuyển một năm thì điểm cuối cũng được dịch chuyển như vậy. Ưu điểm nổi bật của công cụ này là kế hoạch luôn được bổ sung, cập nhật hàng năm, làm cho kế hoạch sống động, mang tính khả thi, vì vậy đang

Chýơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHÝƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. V trí địa lý

Huyện Thanh Sơn nằm ở phía nam tỉnh Phú Thọ, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp 2 huyện Tam Nông và Yên Lập; phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Tân Sơn; phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình. Trên

địa bàn Thanh Sơn có tuyến quốc lộ 32A và các tỉnh lộ 316, 317, 313, 313D, 316C, 317B chạy qua.

Thanh Sơn có diện tích tự nhiên là 62.110,40 ha, dân số là trên 12 vạn người (số liệu tính đến 31/12/2018) và mật độ dân số 204 người/km2. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ; 06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan.

Địa hình Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500 - 700 m. Trên địa bàn huyện có sông Bứa, sông Dân, suối Cái, ngòi Lạt và nhiều suối nhỏ khác chảy qua. Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình từ 85 - 87%, nhiệt

độ trung bình từ 22,5 - 23,5°C, mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:

* Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019 đươc thể hiện ở bảng 2.1 nhý sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 62.110,40 ha, trong đó chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp chiếm 69,44%, đứng thứ 2 là đất nông nghiệp 20,81%, đặc biệt huyện có diện tích đất rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 18,77% tổng diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao là 91,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nhiều nãm gần đây tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn không thay đổi nhiều và cõ cấu sử dụng đất của huyện Thanh Sơn có sự chuyển dịch không đáng kể.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019 ĐVT: ha Chỉ tiêu Tổng số (Ha) Cõ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 62.110,40 100,00 I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 56.659,68 91,22

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.926,85 20,81

1.1.1. Đất trồng cây hàng nãm 6.409,09 10,32

* Trong đó: đất ruộng lúa 4.541,71 7,31

1.1.2. Đất trồng cây lâu nãm 6.517,76 10,49

I.2. Đất lâm nghiệp 43.126,75 69,44

1.2.1. Đất rừng sản xuất 31.465,98 50,66

1.2.2. Đất rừng phòng hộ 11.660,77 18,77

1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 596,19 0,96

1.4. Đất nông nghiệp khác 9,89 0,02

II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 5.121,61 8,25

2.1. Đất ở 1.052,51 1,69

* Trong đó: đất ở tại nông thôn 928,76 1,50

2.2. Đất chuyên dùng 2.461,10 3,96

2.3. Đất tôn giáo, tín ngýỡng 4,84 0,01

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 161,30 0,26

2.5. Đất sông suối và mặt nýớc chuyên dùng 1.441,86 2,32

Nhìn chung huyện Thanh Sơn phát triển về nông nghiệp là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít mà còn có xu hướng giảm qua các nãm và còn bị bạc màu, diện tích chưa sử dụng đã được khai thác nhýng đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhýng việc tăng không đáng kể.

2.1.3. Đặc đim kinh tế - xã hi

2.1.3.1. Chuyển dịch cõ cấu kinh tế

Cõ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thýơng mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 (Tính theo giá cố định 2010) Chỉ tiêu Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) Năm 2019 (Tr.đ) So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Bình quân Tổng GTSX 1.596.660 1.708.500 1.873.900 107,00 109,68 108,33 1. NLN-TS 687.860 720.740 754.200 104,78 104,64 104,71 2. CN - XD 301.870 337.800 375.400 111,90 111,13 111,52 3.TM - DV 606.930 649.960 744.300 107,09 114,51 110,74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Tính theo giá cố định nãm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện Thanh Sơn nãm 2019 là 1.873.900 triệu đồng cao hơn 277.240 triệu đồng so với nãm 2017 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là

687.860 nãm 2017 lên 754.200 nãm 2019 với tốc độ phát triển bình quân là 104,71%

Tính theo giá hiện hành tình hình chuyển dịch cõ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 2.3

Qua bảng 2.3 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các nãm, tổng giá trị sản xuất của huyện nãm 2017 là 2.319.300 triệu đồng đến nãm 2019 đã tăng lên 2.795.400 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

Bảng 2.3: Tình hình chuyển dịch cõ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn

(Theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (trđ) C(%) ơ cấu Số(tr lượđ) ng cấu (%) Số lượng (trđ) cấu (%) Tổng GTSX 2.319.300 100,00 2.450.800 100,00 2.795.400 100,00 1. NLN-TS 1.019.500 43,96 1.004.000 40,97 1.108.200 39,64 2. CN - XD 427.300 18,42 480.100 19,59 551.600 19,73 3.TM - DV 872.600 37,62 966.700 39,44 1.135.600 40,62

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Giá trị ngành Nông - lâm - ngý nghiệp nãm 2017 là 1.019.500 triệu đồng chiếm 43,96% tổng giá trị sản xuất, đến nãm 2019 đã tăng lên 1.108.200 triệu đồng chiếm 39,64 tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cõ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thýơng mại và dịch vụ.

Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng nãm 2017 là 427.300 triệu đồng, chiếm gần 19% tổng giá trị sản xuất; nãm 2019 tăng lên 551600 triệu chiếm 19,73% tổng GTSX, tăng bình quân là 13,62%/nãm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tốt.

Giá trị ngành dịch vụ nãm 2017 là 872.600 triệu đồng chiếm 37,62% tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 1.135.600 triệu đồng chiếm 40,62%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thường mại dịch cao do huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển dịch vụ. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 14,08%/năm.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thýơng mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.4.. Tình hình dân s và lao động ca huyn Thanh Sơn

Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2019 So sánh 2019/2017 +/- %

I. Tổng số nhân khẩu Người 123.170 126.485 3.315 102,69

- Tỷ lệ nữ % 50,33 50,19

- Tỷ lệ khu vực nông thôn % 88,18 88,20

III. Tổng số hộ Hộ 32.453 33.675 1.222 103,77

Số nhân khẩu người 135.262 136.549 1.287 100,95 II. Tổng số lao động LĐ 67.921 70.498 2.577 103,79 Lao động thuộc nhóm

Huyện Thanh Sơn với tổng dân số 126.485 người, trong đó dân số sống ở

nông thôn là 111.565 người chiếm 88,2%, mật độ dân số là 204 người/km2 (Niên giám thống kê, 2019). Huyện Thanh Sơn có lực lượng lao động dồi dào với 70.498 người tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chiếm 67,27% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, lực lượng lao động đã qua đào tạo

đăng ký theo sổ hộ khẩu là 19,365 người, chiếm 27,47% trên tổng số lao động toàn huyện. Cơ cấu lao động đã có hướng chuyển dịch tích cực: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định, có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo, ngược lại lao động hoạt động trong lĩnh vực TTCN - xây dựng thương mại - dịch vụ trong tương lai tiếp tục tăng.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:

 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn các xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

 Những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Vấn đề chọn địa bàn nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 22 xã và 1 thị trấn. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho cả huyện chúng tôi dựa vào các căn cứ chính là: Qui hoạch và phân vùng sinh thái, địa giới hành chính của các đơn vị trên địa bàn Huyện. Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban trên địa bàn Huyện,

đặc biệt là Phòng Tài chính - Kế hoạch chúng tôi lựa chọn 3 xã đại diên cho các vùng sinh thái của huyện đê nghiên cứu đó là các xã, thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn nơi có trụ sở huyện lỵ; xã Thục Luyện đại diện các xã vùng giữa; xã Thượng Cửu, đại diện các xã vùng cao của huyện.

Phương pháp thu thập tài liệu * Thu thập thông tin thứ cấp:

cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộđồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, tình hình thu chi ngân sách qua các năm theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan, như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn các xã trực thuộc huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung về quản lý thu, quản lý chi tại 3 xã, thị trấn đại diện cho 3 vùng nghiên cứu đã nêu ở trên.

Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp còn được thu thập ý kiến của cán bộ làm công tác Tài chính kế toán xã, thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ do Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, nội dung giao ban xin ý kiến về các khoản thu, định mức chi giao đầu năm, quá trình điều hành trong năm và các giải pháp quản lý ngân sách xã.

Lượng mẫu khảo sát mỗi xã, thị trấn 15 cán bộ, công chức và đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc mặt trận ở các xã, thị trấn có liên quan đến công tác quản lý chi NSX (Tổng 45 người); Ngoài cán bộ xã, đề tài còn khảo sát các cán bộ

thuộc các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý chi NSX trên huyện như: UBND huyện, phòng Tài chính-Kế hoạch, chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện là 10 người. Qua phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên Tổng mẫu khảo sát là 55 người.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán chi ngân sách xã, tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách xã, tình hình kế toán và quyết toán chi ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch với UBND các xã.

Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu.

Các phương pháp phân tích. * Phương pháp thống kê, mô tả:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50)