Về công tác lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

Xét trong quy trình ngân sách, thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể

thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSX nói riêng. Khâu lập dự toán NSX ở huyệnThanh Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao công tác lập dự toán, các xã cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Để lập dự toán đúng luật, đúng thẩm quyền quy định thì các xã phải nắm

được Luật, chính sách, chếđộ và thẩm quyền của mình, biết rõ nội dung, tỷ lệ % phân chia của từng khoản thu mà xã được hưởng.

- Các xã phải đánh giá đúng tiềm năng của địa phương mình, bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã đề ra các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã mình trước thời gian xây dựng dự toán để đảm bảo dự toán sát với thực tế, tránh tình trạng lập quá thấp, hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán các xã cần tính đến các chính sách thay đổi của Nhà nước có tác động trong năm kế hoạch, dựa vào tình hình thực hiện dự

toán của năm trước.

- Từ thực trạng quản lý NSX ở huyện Than Sơn cho thấy, hàng năm hầu hết các khoản chi NSX đều vượt dự toán được duyệt, đây là tồn tại tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán các xã luôn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực, tính

đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không được vượt quá tổng thu NSX. đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự

tư của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu tư đã được HĐND quyết

định. Ưu điểm bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án. Dự án chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu thường xuyên và tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đểđảm bảo chất lượng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên phải có biện pháp xử lý, kỷ luật rõ ràng, quy định văn bản đối với các trường hợp vi phạm trong lập dự toán như: lập dự toán quá xa so với thực tế, lập dự toán thời gian quá chậm so với quy định.

- Để tránh sai sót trong khâu lập dự toán Phòng Tài chính - Kế hoạch cần thẩm định lại dự toán trước khi HĐND xét duyệt, thời gian các kỳ họp HĐND phải quy định sát với thời gian giao dự toán của các cấp ngân sách.

- Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác lập và phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách cũng như thực hiện công khai dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm. Thực tiễn quản lý NSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn năm qua cho thấy, nơi nào thực hiện tốt các quy trình về lập, thảo luận và phê duyệt cũng như công khai dự toán, quyết toán ngân sách ở nơi đó có hiệu quả cao. Ngược lại, nơi nào thực hiện không tốt các khâu này thì ngân sách nơi có khó khăn, bị động, thậm chí có khiếu kiện về vi phạm pháp luật.

- Dự toán ngân sách cần được thảo luận công khai, dân chủ rộng rãi mới bao quát hết nguồn thu, nhiệm vụ chi, mọi người mới hiểu biết và thông cảm với khả năng ngân sách của địa phương, từ đó chủ động nâng cao trách nhiệm trong việc thu ngân sách cũng như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách. Dự toán được lập chi tiết, cụ thể là thước đo công tác điều hành và quyết toán ngân sách, thuận tiện trong việc kiểm tra công tác điều hành và quyết toán ngân sách.

- Khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN: Hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách

sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã). Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản

đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên, cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, trong khi thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại hạn chế, trách nhiệm của từng cấp không rõ ràng, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Nhiều khi địa phương quyết định không đúng với chỉ

tiêu giao của ngân sách cấp trên, như chi đầu tư phát triển kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo.v.v.

Nhận thấy rõ lợi ích như vậy, song trong điều kiện hiện hiện nay thì chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thí điểm không tổ chức HĐND ở

một số quận, huyện, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, theo đó sẽ

không có ngân sách ở một số quận, huyện, phường và sẽ rất phức tạp khi thiết kế

nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Chính vì thế Nhà nước cần phải có một bước chuyển tiếp, hoặc sửa đổi một số nội dung của Luật NSNN cho sát với thực tế, như trong quá trình giao dự toán HĐND không quyết

định mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Có như vậy mới tạo quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)