Về kế toán và quyết toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81)

a. Về công tác kế toán ngân sách xã

- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ quản lý ngân sách xã

Nâng cao năng lực và trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý NSX cũng là một trong những giải pháp cần được thực hiện vì thời đại kinh tế thị trường, kinh tế

tri thức mọi hoạt động cần phải mang hiệu quả cao. Cần phải tăng cường các lớp

đào tạo ngắn ngày để đội ngũ cán bộ có thể trao đổi, tiếp thu kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm của những cá nhân, đơn vị làm tốt. Tuy nhiên phải trên cơ

sở đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, có trách nhiệm với công việc. Một vấn đề cần sớm được xem xét là Chủ tịch UBND xã, do cơ chế bầu cử

theo nhiệm kỳ nên ít người có đủ kiến thức về QLNS, trong khi đó lại có vai tròn quyết định trong quản lý NSX. Do đó cần phải có những lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này.

- Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ xã.

Cùng với quá trình phát triển chung, các cơ chế chính sách về tài chính cũng như

những biến đổi ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý ngày càng nâng cao. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý NSX cả

về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một trong những tồn tại trong quản lý NSX ở huyệnThanh Sơn là trình độ

cán bộ xã còn yếu, chưa đồng đều. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi luật NSNN và chế độ kế toán NSX ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi cán bộ xã phải có trình độ, để quản lý tốt NSX. Vì vậy cần nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã.

Đề nghị Sở Tài chính thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán NSX cho các đối tượng là kế

toán NSX và công tác quản lý NSX cho các đối tượng là chủ tài khoản.

Về tổ chức bộ máy Chủ tịch UBND huyện cần quan tâm đến công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán xã đảm bảo tiêu chuẩn quy định, có phẩm chất đạo đức tốt, có điều kiện sức khoẻđể làm việc, thường xuyên chỉđạo

đánh giá cán bộ công chức hàng năm; làm tốt công tác luân chuyển cán bộ kế

toán theo quy định.

Cần có quy định rõ các khoản phụ cấp và chế độ thưởng cho cán bộ công chức xã để họ yên tâm làm việc. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm về công tác quản lý tài chính ngân sách.

b. Về quyết toán ngân sách xã.

Quyết toán NSX là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý NSX và nó cũng có vai trò quan trọng. Bởi nếu làm tốt khâu này thì mới đánh giá được chính xác kết quả của quá trình thực hiện phản ánh những mặt được và chưa được của công tác thu chi, từ đó mới đề ra được các chính sách hợp lý, biện pháp khả thi cho quy trình ngân sách tiếp theo và ngược lại. Vì vậy để khâu cuối cùng của quy trình ngân sách kịp thời có có chất lượng, các xã cần đảm bảo mọi hoạt động thu, chi tài chính và ngân sách đều theo dõi, hạch toán rõ ràng theo đúng quy định về

giản dễ tổng hợp, phòng Tài chính - kế hoạch huyện cần thẩm định báo cáo quyết toán của các xã sớm hơn nữa trước khi đưa ra HĐND xã duyệt.

3.4.5. V cơ chế chính sách qun lý ngân sách xã

Công tác quản lý NSX hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành. Việc quản lý NSX đang thực hiện theo luật NSNN, tuy nhiên do trình độ năng lực cán bộ cáp cơ sở còn yếu, cơ chế quản lý mới mẻ nên trong thực tế việc điều hành của chính quyền xã còn lúng túng. Trên cơ sở các chính sách, chế độ mà Nhà nước ban hành, UNBD tỉnh, Sở Tài chính cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra các chế độ quy định về phân cấp quản lý hoạt động thu chi ở các xã, phường, thị trấn một cách cụ thể hơn nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động sáng tạo của chính quyền Nhà nước cấp xã trong công tác quản lý ngân sách.

- Trên thực tế các xã có sự khác nhau khá lớn về nguồn lực, yêu cầu khả

năng quản lý, nếu một quy định đem áp dụng đồng bộ cho tất cả các xã sẽ không phù hợp. Do đó Nhà nước cần có cơ chế phân cấp cho địa phương được quyền ban hành một số chính sách, chế độ, cách thức tổ chức thu có tính đặc thù của

địa phương. Nguồn ngân sách thực hiện chế độ, chính sách do địa phương ban hành thì do ngân sách địa phương đảm nhận. Điều này tạo ra cơ chế linh hoạt cho các xã trong quản lý NSX.

Phân cấp cho HĐND huyện có cơ chế điều chỉnh nguồn thu khi có tăng giảm đột biến: Trong một số trường hợp, do chưa bao quát, lường hết được những yếu tố phát sinh mới. Chẳng hạn như một xã có nguồn thu của hộ kinh doanh sản xuất thủy hải sản, hay xã, thị trấn có nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, số thu ngân sách tăng đột biến so với kế hoạch huyện giao. Ngược lại theo đánh giá kết quả thu năm trước để giao dự toán cho năm sau, nhưng trong quá trình tổ chức thu có một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã làm ăn thua lỗ dẫn đến không hoàn thành về chỉ tiêu thuế, làm mất cân đối cục bộở một số xã. Trong khi đó xã thừa nguồn thu không điều chỉnh cho xã bị hụt thu, mất cân đối. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng địa phương bị

giảm thu đột biến lâm vào tình trạng rất khó khăn, phải đề nghị huyện bổ sung cân đối, nghĩa là sẽ dẫn đến cơ chế xin cho.

- Tại cơ quan Kho bạc Nhà nước, cần quản lý chặt chẽ nguồn thu, giảm bớt những thủ tục phiền hà cho xã theo hướng đơn giản, dễ làm nhưng vẫn quản lý chặt chẽ chi ngân sách.

- Thực hiện tốt chế độ, chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời và thoả đáng đối với các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác quản lý xây dựng NSX.

3.4.6. Tăng cường công tác thanh tra, kim tra

Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh là một mục tiêu cơ

bản của Đảng và Nhà nước ta đểđảm bảo Nhà nước ta thực sự là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Để đạt được điều đó thì công tác thanh tra, kiểm tra phải

được tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi cấp, đặc biệt là cấp xã cấp cơ sở

nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với dân.

Công tác thanh tra kiểm tra quản lý NSX cần phải tiến hành thường xuyên và phải xây dựng quy chế kiểm soát có hiệu quả, nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, xử lí các sai phạm.

Thanh tra công tác điều hành quản lý NSX, thanh tra trình tự lập, thủ tục, thời hạn, phê duyệt và thông báo dự toán NSX. Thanh tra các khoản thu, chi NSX xem đã đúng chếđộ, tiêu chuẩn, định mức quy định không.

Đối với công tác kiểm tra, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có chương trình kiểm tra thường xuyên đối với các xã, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các xã trong quá trình điều hành thu, chi NSX. Đôn đốc thực hiện các kiến nghị của thanh tra đểđảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

3.4.7. Tăng cường công khai minh bch ngân sách xã

Thực hiện công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý NSNN. Đối với cấp xã việc thực hiện công khai, dân chủ lại càng có ý nghĩa dân chủ trực tiếp. Qua công khai tài chính người dân biết được các khoản chi tiêu tài chính của ngân sách có tiết kiệm, hiệu quả không, đúng

theo dự án không. Người dân biết được số tiền mình nộp vào ngân sách được sử

dụng như thế nào, có đúng mục đích không. Nếu làm tốt công tác công khai, dân chủ sẽ phát huy được tinh thần, trí tuệ, tiền của toàn dân, tạo nội lực mạnh mẽđể

phát triển KT - XH nông thôn.

Một số xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn thực hiện dân chủ công khai còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn chưa thực hiện. Vì vậy, thực hiện dân chủ công khai là cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về thu, chi NSX. Các xã cần công khai, dán bảng dự toán, bảng quyết toán NSX trước trụ sở UBND xã, hay những nơi nhiều người qua lại, dễ thấy. Hình thức công khai phải rõ ràng, dễ hiểu để người dân có thể hiểu được nội dung từng khoản thu, chi như thế nào.

3.4.8. Tăng cường ng dng tin hc trong qun lý ngân sách xã

Ứng dụng tin học trong quản lý NSX là xu hướng tất yếu phải thực hiện vì qua đó việc xử lý, cung cấp thông tin được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể sức lao động của con người. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần có kế hoạch cụ thể về đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ tiến hành ứng dụng tin học trong quản lý.

- Về cơ sở vật chất, hiện tại 100% các xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị máy tính, nối mạng các máy vi tính giữa các xã trong huyện với nhau và giữa các xã với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, song việc khai thác sử dụng còn nhiều bất cập. Cần tăng cường các giải pháp tập huấn, kiểm tra, đưa vào quy chế quản lý và sử dụng. Thực hiện thành thạo chương trình thông tin giữa cơ

quan Tài chính với Kho bạc Nhà nước (Tabmis).

- Có phần mềm quản lý NSX sát với thực tế, vận hành tốt, có hiệu quả. Các biểu mẫu, chứng từ phải nghiên cứu cho phù hợp với việc ứng dụng trên máy vi tính, tránh việc thay đổi biểu mẫu thương xuyên.

học cho cán bộ xã, cán bộ quản lý NSX phải có kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo kỹ năng về máy tính.

3.4.8. Gii quyết tt mi quan h gia các cơ quan trong h thng Tài chính

Để thực hiện các giải pháp này cần có sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thanh Sơn đối với công tác quản lý NSX để các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ

khác nhau trong việc quản lý tài chính Nhà nước nhưng thống nhất với nhau trong một quy trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chức năng của huyện có nhiệm vụ

ban hành hoặc đề xuất và hướng dẫn thực hiện các chếđộ, chính sách quản lý tài chính nói chung cũng như NSX nói riêng. Đồng thời có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của chính quyền cấp dưới. Chi cục thuế là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN theo quy

định của pháp luật. Vì vậy, muốn tăng cường công tác quản lý ngân sách thì mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và Tài chính phải được nâng lên.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước là cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý quỹ

NSNN, đồng thời hạch toán kế toán, hạch toán nguồn thu cho NSNN nói chung và NSX nói riêng, kiểm soát hoạt động thu NSX. Để tăng cường công tác quản lý NSX, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần xác định chính xác nhất mức tồn quỹ của các xã để có kế hoạch cấp phát kinh phí tiết kiệm hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần phải kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi chưa đủđiều kiện. Hạch toán nguồn thu cho ngân sách các chính quyền địa theo đúng Luật ngân sách và theo đúng Quy định của UBND tỉnh hiện hành, tránh tình trạng sai sót giữa cấp trên đối với cấp dưới, đơn vị này sang đơn vị khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Một là, công tác lập dự toán chi NSX trên địa bàn huyệnThanh Sơn cơ bản

đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ

trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán NSNN của các xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, của huyện; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo; các chếđộ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước.

Hai là, quá trình thực hiện chi thường xuyên diễn ra trong khuôn khổ dự

toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên trừ

trường hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nước. Các nội dung chi cơ

bản nằm trong tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước. Huyện đã phân cấp cho chủ tịch UNND các xã, thị trấn quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí được giao, giao quyền chủđộng cho đơn vị

sử dụng ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được huyệnThanh Sơn quan tâm . Nhờ đó, cơ quan quản lý chi NSNN đã kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nước huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một sốđơn vịđiển hình.

Bốn là, công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trong những năm gần

đây đã phát huy tác dụng khá tốt trong kiểm soát sử dụng NSNN thực tế. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua ngân sách. Nhờ đó hệ thống thu, chi NSNN đã giảm

toán ngân sách của cơ quan tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán.

Năm là: Một số hạn chế về quản lí chi NSX đó là,Dự toán các xã lập gửi cơ

quan tài chính trước khi thảo luận dự toán chưa sát với thực tế; Dự toán do UBND huyện giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trước); Việc giao dự toán cho các xã chưa thực sự sát với tình hình thực tế; Điều hành chi ngân sách của chính quyền xã chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi, chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán; Điều hành chi đầu tư XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dư

ngân sách nhiều làm lăng phí ngân sách.

2. Kiến nghị

Để thực hiện được các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn, đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn huyện phải có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất từ trên xuống.

* Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện

- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn.

- Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)