Tăng cường ứng dụng tinh ọc trong quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85)

Ứng dụng tin học trong quản lý NSX là xu hướng tất yếu phải thực hiện vì qua đó việc xử lý, cung cấp thông tin được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể sức lao động của con người. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần có kế hoạch cụ thể về đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ tiến hành ứng dụng tin học trong quản lý.

- Về cơ sở vật chất, hiện tại 100% các xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị máy tính, nối mạng các máy vi tính giữa các xã trong huyện với nhau và giữa các xã với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, song việc khai thác sử dụng còn nhiều bất cập. Cần tăng cường các giải pháp tập huấn, kiểm tra, đưa vào quy chế quản lý và sử dụng. Thực hiện thành thạo chương trình thông tin giữa cơ

quan Tài chính với Kho bạc Nhà nước (Tabmis).

- Có phần mềm quản lý NSX sát với thực tế, vận hành tốt, có hiệu quả. Các biểu mẫu, chứng từ phải nghiên cứu cho phù hợp với việc ứng dụng trên máy vi tính, tránh việc thay đổi biểu mẫu thương xuyên.

học cho cán bộ xã, cán bộ quản lý NSX phải có kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo kỹ năng về máy tính.

3.4.8. Gii quyết tt mi quan h gia các cơ quan trong h thng Tài chính

Để thực hiện các giải pháp này cần có sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thanh Sơn đối với công tác quản lý NSX để các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ

khác nhau trong việc quản lý tài chính Nhà nước nhưng thống nhất với nhau trong một quy trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chức năng của huyện có nhiệm vụ

ban hành hoặc đề xuất và hướng dẫn thực hiện các chếđộ, chính sách quản lý tài chính nói chung cũng như NSX nói riêng. Đồng thời có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của chính quyền cấp dưới. Chi cục thuế là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN theo quy

định của pháp luật. Vì vậy, muốn tăng cường công tác quản lý ngân sách thì mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và Tài chính phải được nâng lên.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước là cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý quỹ

NSNN, đồng thời hạch toán kế toán, hạch toán nguồn thu cho NSNN nói chung và NSX nói riêng, kiểm soát hoạt động thu NSX. Để tăng cường công tác quản lý NSX, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần xác định chính xác nhất mức tồn quỹ của các xã để có kế hoạch cấp phát kinh phí tiết kiệm hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần phải kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi chưa đủđiều kiện. Hạch toán nguồn thu cho ngân sách các chính quyền địa theo đúng Luật ngân sách và theo đúng Quy định của UBND tỉnh hiện hành, tránh tình trạng sai sót giữa cấp trên đối với cấp dưới, đơn vị này sang đơn vị khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Một là, công tác lập dự toán chi NSX trên địa bàn huyệnThanh Sơn cơ bản

đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ

trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán NSNN của các xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, của huyện; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo; các chếđộ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước.

Hai là, quá trình thực hiện chi thường xuyên diễn ra trong khuôn khổ dự

toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên trừ

trường hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nước. Các nội dung chi cơ

bản nằm trong tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước. Huyện đã phân cấp cho chủ tịch UNND các xã, thị trấn quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí được giao, giao quyền chủđộng cho đơn vị

sử dụng ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được huyệnThanh Sơn quan tâm . Nhờ đó, cơ quan quản lý chi NSNN đã kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nước huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một sốđơn vịđiển hình.

Bốn là, công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trong những năm gần

đây đã phát huy tác dụng khá tốt trong kiểm soát sử dụng NSNN thực tế. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua ngân sách. Nhờ đó hệ thống thu, chi NSNN đã giảm

toán ngân sách của cơ quan tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán.

Năm là: Một số hạn chế về quản lí chi NSX đó là,Dự toán các xã lập gửi cơ

quan tài chính trước khi thảo luận dự toán chưa sát với thực tế; Dự toán do UBND huyện giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trước); Việc giao dự toán cho các xã chưa thực sự sát với tình hình thực tế; Điều hành chi ngân sách của chính quyền xã chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi, chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán; Điều hành chi đầu tư XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dư

ngân sách nhiều làm lăng phí ngân sách.

2. Kiến nghị

Để thực hiện được các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn, đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn huyện phải có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất từ trên xuống.

* Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện

- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn.

- Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã.

- Có cơ chế hỗ trợ các xã khó khăn đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã để thu dần khoảng cách giầu nghèo, tạo công bằng xã hội.

- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính, cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công việc trong tình hình hiện nay.

* Đối với Đảng ủy, HĐND, UBND các xã

- Đảng ủy các xã, thị trấn cần tăng cường nâng cao vai trò lănh đạo của

- HĐND các xã cần nâng cao chất lượng việc giám sát đối với UBND các xã trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSX.

- UBND xã cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSX, dự toán lập phải sát với tình hình thực tế của địa phương; dự toán lập theo đúng quy trình của Luật NSNN.

- Tăng cường công tác quản lý thu NSX, thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử

dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, quản lý chặt chẽ nguồn thu này. Huy động tối đa mọi nguồn lực

đầu tư cho các công trình phúc lợi của địa phương.

- Quản lý chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt, thực hành tiết kiệm, chống lăng phí, chi đúng nội dung, đúng mục đích, đảm bảo

đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo mục lục NSNN hiện hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2005), Tập trung trí tuệ, tiếp tục đổi mới tài chính - ngân sách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTC - Ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính, hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. 4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC -Ngày 23/6/2003. Bộ

tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.

5. Bộ Tài chính (2016), Thông tý số 344/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

6. Chính phủ (2016),Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm

2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật ngân sách nhà nước;

7. Chính phủ (2003),Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ,Ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP- Ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 23/2013/NĐ-CP- Ngày 25/3/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ

10. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

12. Trần Thị Lan Hương (2014), “Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số nước”, Tạp chí Tài chính, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

13. Mai Đình Lâm (2015), Tác động của chi ngân sách đến tăng trýởng kinh tế địa phýơng: Nghiên cứu trường hợp các tỉnh thành phía Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM, Số 24 (34). 14. Trần Văn Lâm (2006), Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách địa phương

góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.

15. Luật ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2002. 16. Luật Ngân sách nhà nýớc số 83/2015/QH13.

17. Luật số 21/2012/QH13 ngày 3/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

18. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Dương Thị Bình Minh (2003), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

20. Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2016.2017.2018.

21. Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

22. Dương Đức Quân (2005), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên) (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

24. SửĐình Thành (Chủ biên), Nguyễn Hồng Thắng, Bùi Thị Mai Hoa (2006), thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. 25. SửĐình Thành (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính công, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia TPHCM.

26. Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN; Luận văn Thạc sỹ (2005), Đại học Kinh tế

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ TÀI CHÍNH CẤP HUYỆN VÀ XÃ

Họ và tên:……….. ; Chức vụ:………

Đơn vị:……….

Câu 1: Khả năng thực hiện điều hòa của ngân sách xã giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 2: Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSX và phân cấp quản lý kinh tế-xã hội?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 3: Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế của các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 4: Anh (chị) cho biết tính công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán ngân sách xã, thị trấn?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 5: Tính hiệu quả, hợp lý và công bằng của các chỉ tiêu phân bổ dự toán ngân sách xã, thị trấn?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 6: Khả năng đảm bảo tính chủđộng, linh hoạt cho các xã, thị trấn trong xây dựng dự toán và quản lý ngân sách?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 7: Theo anh (chị) định mức phân bổ hàng năm so với thực tế yêu cầu của các xã đã đáp ứng được mức độ nào?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 8: Theo anh (chị) tính tự chủ, tự quyết của HĐND xã trong quản lý định mức phân bổđã đạt yêu cầu chưa?

Tốt

Đạt yêu cầu Chưa tốt

Câu 9: Theo anh (chị) nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức là gì?

Do định mức phân bổ thấp, định mức phân bổ chưa phù hợp

Do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức Khác

Câu 10: Theo anh (chị) Nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chưa sát với thực tế là gì?

Thời gian lập dự toán bị giới hạn

Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liềm kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch

Năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế

Chưa lường trước được nhiệm vụ phát sinh trong năm Khác

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh chị!

Người phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85)