Phương pháp thống kê, phân tích, xử lí số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại một số phường trung tâm thành phố cẩm phả giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 49)

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo số

liệu đã đăng ký làm thủ tục với phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng

đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cẩm Phả

Trên cơ sởđiều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn 28 xã thị trấn từng nội dung chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả có vị trí ven biển nằm dọc theo quốc lộ 18A, là thành phố công nghiệp và du lịch.

Có tọa độđịa lý:

- Vĩđộ Bắc 200 53’ 57’’ đến 210 13’ 25’’ - Kinh độĐông 1070 10’ 00’’ đến 1070 24’ 50’’ Có vị trí tiếp giáp với các huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên; - Phía Đông giáp huyện Vân Đồn;

- Phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long;

- Phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ.

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP, ngày 21 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên 34.322,72 ha với 13 phường và 3 xã.

Thành phố Cẩm Phảđược công nhận là đô thị loại III, nằm trong hành lang kinh tếđộng lực Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Móng Cái. Có tài nguyên phong phú đa dạng nhất là khoáng sản than, du lịch sinh thái biển và tài nguyên biển là trung tâm công nghiệp than nằm liền kề với thành phố Hạ Long là cầu nối kết giữa các trung tâm kinh tế - dịch vụ - du lịch lớn của tỉnh với khu vực phía Đông tỉnh Quảng Ninh, đây là tiền đề thúc đẩy thành phố Cẩm Phả trở thành một thành phố với đầy đủ chức năng công nghiệp than, dịch vụ, du lịch.

3.1.1.2.Khí hậu

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C (tháng 1). Nền nhiệt độđược phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt

độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tổng tích ôn đạt trên 8.5000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồng

đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 - 1.700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4

đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độẩm không khí còn phụ

thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.

3.1.1.3.Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo báo cáo thuyết minh, bản đồ thổ nhưỡng nông hóa do viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2004, thành phố Cẩm Phả chia thành 8 nhóm đất như sau:

* Nhóm đất phù sa (P): Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, được bồi đắp bởi phù sa của sông và phù sa biển có diện tích 459 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên, phân bốở các xã, phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Mông Dương, Dương Huy, Cộng Hòa. Nhóm đất phù sa được chia làm 2 đơn vịđất sau:

- Đất phù sa được bồi chua (Pbc): Đất này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông, suối, ít có sự phân hóa, đất thường có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, đất có độ phì nhiêu khá.

- Đất phù sa không được bồi chua glây sâu (Pc): Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông hoặc phù sa biển, đất thường có màu nâu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám vàng loang lổ, thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng ở lớp đất mặt, xuống sâu các tầng dưới có nơi thành phần cơ giới là cát pha, đất phù sa không được bồi chua hiện nay đang được sử dụng trồng lúa hoặc lúa màu.

* Đất glây (GL): Diện tích 30,1ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên,

phân bốở các xã Cộng Hòa và Quang Hanh.

Đất glây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Đặc tính glây mạnh ởđộ sâu 0 - 50 cm, nhóm đất này có đặc tính glây chua.

* Đất vàng đỏ (Fv): Diện tích 26.405,64 ha, chiếm 78,65% diện tích tự

nhiên, phân bốở hầu khắp các phường xã. Đất vàng đỏđược hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

* Đất tác nhân (NT)

Đất tác nhân là loại đất đã bị biến đổi sâu sắc hoặc bị chôn vùi do tác

động của con người, sự di chuyển hoặc xáo trộn lớp đất mặt, đào và đắp,

đã làm thay đổi đặc điểm của đất so với ban đầu hiện có của nó. Nhóm đất này có 2 đơn vịđất là:

-Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi (NT-ct): Dưới tác động của con người khai thác biến đất đồi núi thành ruộng bậc thang để trồng lúa hàng năm, đã làm thay đổi tầng đất mặt, thay đổi 1 số tính chất lý học lẫn hình thái phẫu diện.

-Đất bãi khai thác mỏ (NT-kt): Loại đất này hình thành do bị xáo trộn, có sự tích lũy các chất thải của khai thác mỏ.

*Đất Cát (C)

Diện tích 724,21 ha, chiếm 2,16% diện tích tự nhiên, phân bốở các xã, phường: Cẩm Sơn, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Đông, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Hải, Mông Dương, Cộng Hòa. Đất được hình thành ven biển, ven các con sông chính do sự bồi đắp, bao gồm:

-Bãi cát ngập triều: Phẫu diện có dạng thô sơ chưa phân hóa thường ởđịa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chếđộ thủy triều

-Đất cát biển điển hình: Thường phân bốởđịa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét vật lý dưới 20%. Khả năng giữ nước, giữ phân bón kém, đây là loại đất có độ phì thấp.

*Đất mặn

Diện tích 1.554,9 ha chiếm 4,62% diện tích tự nhiên, phân bốở phường Mông Dương, xã Cẩm Hải, xã Cộng Hòa. Nhóm đất này hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp < 1m trên nền mẫu chất của sự kết hợp phù sa sông và phù sa biển, phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông phủ lên trên, bao gồm:

-Đất mặn sú vẹt đước (Mm): Phân bốở thảm rừng ngập mặn (Sú, Vẹt, Bần…). Phẫu diện ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường ở dạng bùn lỏng, bão hòa NaCl, lẫn hữu cơ glây mạnh.

- Đất mặn ít và trung bình (M): Được hình thành từ sản phẩm phù sa bị nhiễm mặn, đất có màu nâu, tím nhạt ở tầng đất mặt, xuống các tầng dưới có màu nâu xanh hoặc xám xanh, có độ phì nhiêu trung bình.

* Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV)

Diện tích 175,6 ha, chiếm 0,52% diện tích tự nhiên. Phân bốở phường Mông Dương.

Đất mùn vàng đỏ nằm ởđộ cao 700 - 900 m. Địa hình cao, dốc, hiểm trở

nên xói mòn mạnh. Đất mặt thường có màu xám đen, tầng dưới có màu xám vàng. Đất có phản ứng chua, giàu hữu cơở tầng đất mặt, lân nghèo đến trung bình, kali tổng số trung bình. Lượng các cation kiềm trao đổi thấp, có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng.

* Đất có tầng sét loang lổ (L)

Diện tích 236,5 ha, chiếm 0,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, phường: Dương Huy, Cẩm Phú, Cẩm Sơn. Nhóm đất này hình thành trên các loại mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ hoặc trên các nền đá mẹ khác nhau. Hình thái phẫu diện thường xuất hiện tầng tích sét loang lổ, đôi khi xuất hiện kết von với các mức độ khác nhau.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các sông chính như hệ thống sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn, Sông Voi Bé và còn có 28 hồđập lớn nhỏ nằm rải rác trong thành phố. Ngoài ra trên địa bàn thành phố hình thành nhà máy nước Diễn Vọng lấy nước từ các hồ Cao Vân và Sông Diễn Vọng để xử lý, cung cấp nước cho thành phố với công suất khai thác 6000m3/ngày đêm, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn thành phố.

- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn thành phố hiện nay rất kém, phía bắc là vùng đồi núi có chất lượng nước tốt, nhân dân sử dụng nước bằng cách đào và khoan giếng để lấy nước sinh hoạt.

Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai 30/12/2017 diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 19.357,41 ha, chiếm 50,63% diện tích đất tự nhiên. Gồm:

- Đất rừng sản xuất 18.436,96 ha. - Đất rừng phòng hộ 1.920,45 ha.

Diện tích đất rừng chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng và rừng tre nứa, rừng gỗ trụ mỏ, rừng ngập mặn chủ yếu là rừng phòng hộ bao gồm cây sú vẹt. Diện tích rừng thường tập trung chủ yếu ở các phường xã: Mông Dương, Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy và Quang Hanh với sản lượng gỗđạt 26.364 m3, thảm thực vật chủ yếu cỏ tranh, lùm cây bụi,..

Tài nguyên khoáng sản

- Than đá

Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá và phân bốở vùng núi phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố. Tổng tiềm năng ước tính trên 1 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố chiếm 50 - 55% sản lượng than toàn quốc, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở than ra cảng nước sâu, thuận tiện cho xuất khẩu.

- Đá Vôi

Phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh và các dãy núi đá vôi ngoài vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, theo báo cáo kết quả thăm dò, và đánh giá tài liệu tổng hợp địa chất, khoáng sản thành phố Cẩm Phả có 02 mỏ:

+ Mỏđá Chồng: trữ lượng 5,515 triệu tấn cấp (C1+C2); + Mỏ Quang Hanh: trữ lượng 633,93 triệu tấn cấp (C1+C2) - Đất Sét

Là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch ngói được tập trung nhiều ở

trên địa bàn phường Quang Hanh và xã Cộng Hòa.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi ca thành ph Cm Ph

3.1.1.4. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Thành phốđã có sự chuyển dịch tích cực, Thành phố

đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào công nghiệp khai thác than. Lĩnh vực sản xuất điện, vật liệu xây dựng và dich vụđang có đà phát triển mạnh.

Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ (1%) trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị gia tăng nhưng các ngành này vẫn có ý nghĩa to lớn đối với Thành phố trong phát triển kinh tế nông thôn.

Từ năm 2014 đến năm 2019 cơ cấu kinh tế các ngành có sự chuyển dịch cụ

thể như sau:

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Cẩm Phả

Hình 3.2: Giá tr sn xut cđịnh tính theo ngành

- Ngành dịch vụ thương mại từ 9,6% tăng lên 23,7% - Ngành nông nghiệp từ 1,1% giảm xuống còn 0,9%

- Ngành công nghiệp - xây dựng từ 89,3% giảm xuống còn 75,4%

3.1.1.5.Thực trạng phát triển các ngành

Khu vc kinh tế nông nghip

- Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của thành phố phát triển khá toàn diện.

Giá trị sản xuất cốđịnh (nghìn tỷđồng) 20 22% 17,9 0,1 1,1 18,8 0,1 18,9 0,2 3,8 và thủy sản Dịch vụ 18% 15 14,6 0,1 0,9 4,5 47% 10 6,9 0,7 0,1 9,4 0,8 0,1 13,9 14,2 và xây dựng 18% 8,5 6,2

+ Ngành sản xuất nông nghiệp

Năm 2019 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 725,06 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,47%.

- Trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hoá giai đoạn 2016 - 2020, thành phốđã tập trung chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống

đểđưa một số giống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hoá góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến năm 2019 giá trị sản xuất ngành trồng trọt 38,25 tỷđồng (giá so sánh năm 201). Đất sản xuất nông nghiệp thành phố có 1.486,71 ha bao gồm: đất trồng lúa 514,15 ha; đất trồng cây hàng năm khác 237,35 ha; đất trồng cây lâu năm 735,21 ha.

+ Ngành lâm nghiệp

Thành phố có 19.357ha đất lậm nghiệp( 1.920,48ha đất rừng phòng hộ), quy hoạch thành những vùng trồng cây lấy gỗ, dược liệu ở các xã, phường Dương Huy, Cộng Hòa, Mông Dương đồng thời duy trì tốt trồng cây bảo vệ môi trường tại các khai trường khai thác than của doanh nghiệp. Doanh thu giai đoạn 2016- 2020 của ngành lâm nghiệp ước tính lên tới gần 140 tỉđồng.

+ Ngành thủy sản

Từ lợi thế của vùng ven biển, thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.011,72 ha ao, hồđầm phân tán ở nhiều phường, xã, ngoài ra trên địa bàn thành phố còn phát triển nghềđánh bắt với 501 doanh nghiệp và hộ cá thể khai thác nguồn lợi ven biển, đã mang lại thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thành phố và thị trường trong nước. Năm 2019 giá trị sản xuất đạt 145,4 tỷđồng.

+ Ngành chăn nuôi

Thực hiện quyết định 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã mang lại lợi thế rất lơn cho thành phố Cẩm Phả. Năm 2019 số lượng gia súc trên địa

Commented [WU1]:

bàn thành phố có 41.957 con, gia cầm có 224.700 con; sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm 10.353,5 tấn.

Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước và chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sản xuất công nghiệp của Cẩm Phả từng bước phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại một số phường trung tâm thành phố cẩm phả giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)