PHẦN 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Từ thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện nội tiết Trung Ương cơ sở 2, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
1.Về mặt quản lý
- Bệnh viện nên tham khảo quy trình tư vấn dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng ứng dụng và thông tư 08/2011/TT – BYT về hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện để đảm bảo được đa số người bệnh đái tháo đường type 2 được nghe tư vấn dinh dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng.
2. Về tổ chức
- Tăng cường cán bộ y tế có chuyên môn sâu về dinh dưỡng cho khoa dinh dưỡng lâm sàng tiết chế.
- Tăng cường hoạt động chỉ đạo tuyến về công tác truyền thông trong cộng đồng về bệnh ĐTĐ và cách phòng biến chứng.
- Bệnh viện nên thành lập thêm các bàn tư vấn tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng (hiện tại có 1 bàn tư vấn) để số bệnh nhân đái tháo đường type 2 được tư vấn nhiều hơn.
- Thành lập câu lạc bộ cho những người ĐTĐ.
3. Giải pháp chuyên môn
- Chú trọng hơn nữa chế độ dinh dưỡng cho các người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú tại các khoa điều trị lâm sàng.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho CBYT về chuyên ngành dinh dưỡng, đặc biệt là điều dưỡng viên tại các khoa điều trị lâm sàng bệnh đái tháo đường vì điều dưỡng là những người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, và là người tư vấn trực tiếp cho người bệnh khi người bệnh cần một cách nhanh nhất.
- Tổ chức các buổi nói chuyện – giáo dục sức khỏe tại khoa điều trị về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh và người nhà ít nhất mỗi tuần 1 buổi - Việc thực hiện tư vấn dinh dưỡng với người bệnh và người nhà người
bệnh phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để người bệnh thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với bệnh đái tháo đường type 2
- Khuyến khích bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, tham gia các câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường.
- Công tác tư vấn dinh dưỡng tập trung vào những người cao tuổi, người có trình độ học vấn thấp và người mới mắc bệnh.
4. Về cơ sở vật chất
- Bệnh viện cần phải tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ công tác khám tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type2 (thêm phòng, thêm bàn tư vấn,…)
- Tại khoa điều trị người bệnh đái tháo đường, bệnh viện nên bố trí 1 phòng riêng giống như thư viện để người bệnh đái tháo đường có thể tự cung cấp thêm kiến thức về bệnh đái tháo đường type2 cũng như chế độ ăn cho người bệnh này.
- Các tài liệu truyền thông về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 phải được treo ở nhiều địa điểm như phòng khám ban đầu, hành lang và buồng bệnh các khoa điều trị người bệnh đái tháo đường type 2.
PHẦN 5: KẾT LUẬN
Qua quan sát thực tế, phỏng vấn một số đối tượng và nghiên cứu tài liệu hồ sơ, các thống kê, báo cáo của bệnh viện, chúng tôi nhận thấy thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng của bệnh viện nội tiết Trung Ương cơ sở 2 như sau và đưa ra một số giải pháp :
1. Thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện :
- Bệnh viện đã áp dụng được hầu hết quy trình tư vấn dinh dưỡng của viện dinh dưỡng ứng dụng vào việc tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.
- Nội dung tư vấn cho người bệnh tại bàn tư vấn dinh dưỡng khá đầy đủ, tuy nhiên chưa đánh gia được sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau tư vấn.
- Số lượng người bệnh đái tháo đường type 2 được tư vấn về chế độ dinh dưỡng còn ít, mới tập trung tư vấn được người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị tại khoa dinh dưỡng lâm sàng tiết chế do thiếu cán bộ chuyên sâu chuyên nghành dinh dưỡng
- Người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị tại các khoa lâm sàng chưa được tư vấn đầy đủ về chế độ dinh dưỡng, do đó người bệnh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của dinh dưỡng điều trị. Người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa điều trị được tư vấn chủ yếu bởi các điều dưỡng viên chưa được đào tạo nhiều về dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng điều trị.
2. Đề xuất một số giải pháp :
- Bệnh viện nên tăng số bàn tư vấn tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng - Mở phòng đọc, sinh hoạt chung dành cho người bệnh đái tháo đường. Thành lập các câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường
- Tăng cường cán bộ chuyên môn về dinh dưỡng, thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao cho cán bộ về dinh dưỡng, đặc biệt là điều dưỡng viên (vì điều dưỡng có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn các cán bộ y tế khác).
- Thực hiện việc tư vấn nhiều lần cho người bệnh và người nhà về chế độ ăn đối với người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú và người bệnh điều trị nội trú. Thực hiện đánh giá việc tuân thủ chế độ ăn điều trị sau tư vấn của cả 2 đối tượng trên.