MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các dự án tại khu kinh tế hòn la, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

a. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai của tác giả Trần Thạch Nham về: " Đánh giá tình hình sử dụng đất trong KKT Dung Quất giai đoạn 2005 – 2012", tác giả đã nêu lên được thực trạng phát triển KKT Dung Quất góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, với những lợi thế sẵn có và tiềm năng phát triển như hiện nay Dung Quất tiếp tục khẳng định là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.

+ Trong giai đoạn từ năm 2005 -2012 việc sử dụng đất tại KKT Dung Quất có nhiều biến động. Các chỉ tiêu đã đánh giá như diện tích được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích được cấp phép đầu tư và diện tích các dự án đi vào sản xuất kinh doanh liên tục tăng nhanh qua các năm, đặc biệt đối với đất sản xuất công nghiệp. Xu hướng biến động này đều phù hợp với mục tiêu chiến lược và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của KKT Dung Quất.

+ Qua đánh giá việc sử dụng đất tại 03 khu chức năng thuộc KKT Dung Quất cho thấy việc sử dụng đất đã mang lại nhiều hiệu quả trên các lĩnh vực:

Về hiệu quả kinh tế: Đã góp phần thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị,

đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Qua nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu đánh giá bao gồm doanh thu/ha, lợi nhuận/ha và đóng góp vào ngân sách/ha đều đạt ở mức cao, điều này cho thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất tại KKT Dung Quất đã được khẳng định một cách rõ nét.

Về hiệu quả xã hội: Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong KKT và các vùng lân cận. Bên cạnh đó đã đóng góp rất hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho nhân dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn

Về hiệu quả môi trường: công tác bảo vệ môi trường cho KKT Dung Quất luôn được quan tâm đầu tư. Nhiều diện tích đất rừng phòng hộ, vành đai cây xanh được trồng mới các hệ thống xử lý nước thải, rác thải được đầu tư xây dựng đã góp phần trong việc bảo vệ môi trường cho KKT.

+ Quá trình sử dụng đất của một số doanh nghiệp trong KKT còn có một số bất cập như chậm tiến độ đầu tư, chậm tiến hành đầu tư, đầu tư dở dang, tỷ lệ sử dụng đất trong nội bộ doanh nghiệp thấp.

b. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai của tác giả Huỳnh Thị Thanh Thuyên về :" Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các dự án trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai".

- Ba dự án được chọn để đánh giá là Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu công nghiệp cơ khí ô tô Trường Hải và khu du lịch, dịch vụ Trùng Dương. Mô hình khu công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao dẫn đến hiệu quả sử dụng đất cao trong đó cao nhất là Khu công nghiệp Trường Hải. Riêng mô hình dự án du lịch do thị trường du lịch Quảng Nam trầm lắng nên không có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng đều vào các năm. Chính vì hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của 02 Khu công nghiệp đem lại kết quả cao, nên từ giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai góp phần vào việc đóng góp ngân sách cho toàn tỉnh chiếm trên 50,2% toàn tỉnh, góp phần đưa Quảng Nam vào nhóm tỉnh có số thu cao, tự cân đối trên 50% tổng nhu cầu chi.

- Việc phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai bước đầu tạo ra một khối lượng công việc khá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương và toàn tỉnh khoảng gần 10.000 lao động tham gia. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, đẩy mạnh việc đào tạo tay nghề để đảm bảo về số lượng và chất lượng, có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài để đáp ứng yêu cầu phát triển. Xem việc phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực là một trong những điều kiện cơ bản cho sự phát triển lâu dài của khu kinh tế. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc cải thiện và nâng

cao đời sống nhân dân bằng cách tạo việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa giàu nghèo, giữa khu vực đô thị và nông thôn trong khu kinh tế. Chú trọng đầu tư công cộng cho khu vực nông thôn, làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng đi lên.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đó chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phát triển và có một số đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nhưng lại trên địa bàn tỉnh khác. Đến nay, ở tỉnh Quảng Bình chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các dự án tại Khu kinh tế trên địa bàn.

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các dự án tại khu kinh tế hòn la, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)