Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, đây cũng là vấn đề được nhiều người nghiên cứu trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:

- “Ngân hàng Chính sách xã hội giúp người dân thoát nghèo bền vững”

(2013) của Đàm Hữu Đắc, đăng trên tờ Báo mới điện tử. Bài viết về quá trình nỗ lực phấn đấu để tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

- “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” (2012) Phan Thị Nữ, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. Nghiên cứu

này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông qua làm tăng chi tiêu nhưng không có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

- “Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hải Phòng” (2011) Đào Thị Thúy Hằng,

Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính Hà Nội. Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối với hộ nông dân nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hải Phòng. Do còn hạn chế trong việc nghiên cứu nên đề tài chỉ chuyên về lý luận, ít thực tế, chủ yếu tập trung vào vấn đề huy động vốn đầu tư tín dụng đối với hộ nông dân nghèo.

- “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa” (2011), Luận văn thạc sỹ kinh tế của Lê Thị

Thúy Nga. Trong công trình này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Phân tích thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa.

- “Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp” (2012) Lê

Quốc Lý, Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế. Nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu, cơ chế, chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn tiếp theo.

- “Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phốĐà Nẵng” (2013) Nguyễn Thị Mai Hoa, Luận văn thạc

sỹ quản trị kinh doanh. Luận văn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong hoạt động tín dụng hộ nghèo; hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Luận văn của tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên nội dung chưa đi sâu vào nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.

- “Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với vấn đề

xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình” (2014) Lã Quốc Cường, Luận văn thạc

sỹ kinh tế chính trị, Đại học kinh tế. Luận văn làm rõ được những vấn đề lý luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xa hội tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, luận văn chỉ ra được những thuận lợi - khó khăn, đề xuất được những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo để phát triển công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình được hiệu quả.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây bàn về vấn đề tín dụng đối với hộ nghèo, cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu hoặc đã được viết từ cách đây khá lâu và nghiên cứu ở các huyện thành phố khác nên được viết trong những bối cảnh tương đối khác biệt so với điều kiện hiện tại ở Thành phố Sông Công. Một số nghiên cứu khác lại chủ yếu tập trung vào các lý luận cơ bản về nghèo đói, chính sách tín dụng và tác động của nó đến hoạt động xóa đói giảm nghèo và nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng. Vẫn còn khoảng trống mà tôi cần nghiên cứu như đối tượng cho vay có đúng không khi tỷ lệ hộ nghèo của thành phố ngày càng giảm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất ít, chất lượng của các tổ chức chính trị và Tổ TK&VV còn yếu... Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Sông Công vẫn là một hướng đi mới và là cần thiết. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn này so với các công trình khác đã được công bố trước đây.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)