Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 68)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Khi phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có vay vốn NHCSXH Sông Công tôi nhận thấy những hạn chế sau:

Thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn đã được nâng lên, số đông hộ nghèo đã thoát được nghèo. Tuy nhiên thu nhập của hộ vẫn còn khá thấp, khả năng tái nghèo là rất lớn.

Đã có 29 hộ nghèo (54,62% số hộ) đã nâng được thu nhập bình quân/người/tháng lên để thoát nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn nghèo. Tuy nhiên, đại đa số các hộ đều có thu nhập bình quân/người/tháng cận chuẩn nghèo, rất dễ tái nghèo nếu gặp rủi ro, biến động kinh tế. Vì vậy họ vẫn rất cần sự gia tăng hỗ trợ về tín dụng, về kỹ thuật, cách làm ăn…, đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn vay, mà trong đó NHCSXH là tổ chức quan trọng đối với hộ nghèo trong việc cung cấp tín dụng.

Thủ tục cho vay, đặc biệt là việc bình xét hộ nghèo được tham gia vay vốn còn khá bất cập, thiếu công bằng, mang tính chất phân bổ, chưa phù hợp với nhu cầu của từng hộ hay nhóm hộ.

Theo kết quả điều tra đối với 52 hộ nghèo có vay vốn tại NHCSXH thì có 15,38% số hộ trả lời rằng thủ tục vay còn rất khó khăn; có tới 48,08% số hộ trả lời khó khăn; 28,85% cho rằng bình thường và chỉ có 7,69% cho rằng thuận lợi.

Mức cho vay còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, muốn có vốn phục vụ sản xuất, hộ nghèo phải vay thêm từ các nguồn vốn tín dụng khác.

Vẫn còn một số hộ vay chây ỳ, vay hộ, vay ké vốn hộ nghèo.

Một số nguyên nhân:

- Sự quan tâm của một số cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH còn hạn chế, có tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đối với NHCSXH chưa làm hết trách nhiệm. Trình độ cán bộ hội đoàn thể không đồng đều, nên việc triển khai các nghiệp vụ mới, chính sách mới chưa phát huy tối đa hiệu quả.

- Hoạt động của một số tổ TK&VV chưa đạt yêu cầu, trình độ năng lực còn hạn chế dẫn đến việc bình xét cho vay chưa nghiêm túc, còn dàn trải, chưa thực sự công khai, dân chủ và đúng đối tượng, chưa bám sát vào danh sách hộ nghèo tại các địa phương từng thời điểm cho vay.

- Giá cả chăn nuôi không ổn định; dịch bệnh ở vật nuôi diễn biến phức tạp dẫn đến hộ nghèo chăn nuôi, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thu nhập không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi.

- Ở một số địa phương còn tâm lý e ngại trong việc xét cho hộ nghèo vay vốn vì sợ họ không trả được nợ. Thiếu cơ chế lồng ghép, phối hợp có hiệu quả giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn với hoạt động tín dụng của NHCSXH và các hoạt động kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới cho hộ nghèo để sử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả cao hơn.

- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, tổ chức chính trị - xã hội nhận làm dịch vụ uỷ thác các cấp còn hạn chế, chưa thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)