Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

a) Cả nước: Chính phủ đã lập QHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ đến năm 2005 của cả nước, được Quốc hội Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004) và KHSDĐ 5 năm (2006 - 2010) của cả nước, được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006). Chính phủ đã lập QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2015 - 2015) của cả nước, được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 02 [12].

Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện việc lập QH, KHSDĐ; ở cấp huyện đã thực hiện được 88,38 %; ở cấp xã đã thực hiện được 78,35 %. Đối với cấp xã hiện nay, đang triển khai việc lập quy hoạch nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định: Theo số liệu báo cáo của Sở TN&MT tính đến tháng 6/2013 các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh đã thực hiện công tác lập QH, KHSDĐ đến năm 2020, cụ thể như sau:

- Cấp tỉnh: Đã lập QHSDĐ thời kỳ 1998 - 2010, được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 24/12/1999, KHSDĐ 5 năm (2001 - 2005) đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 31/7/2003. UBND tỉnh đã trình và được Chính phủ thông qua bổ sung, điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010 và

KHSDĐ 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Bình Định tại Nghị quyết số 55/2007/NQ-CP ngày 14/11/2007.

Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về QHSDĐ và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/3/2013 trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực[27].

- Cấp huyện: Giai đoạn 2006 - 2010: đã có 11/11 huyện, thành phố hoàn thành việc lập kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định.

Giai đoạn 2011 - 2020: Đến nay, đã có 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã lập xong và UBND tỉnh đã phê QHSDĐ đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015).

- Cấp xã: Đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đã được lập KHSDĐ 5 năm (2006 - 2010) theo đúng quy định. Đối với giai đoạn 2011 - 2020, các xã đã thực hiện lập QHSDĐ lồng ghép theo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định đến tháng 5/2015 đã có 135/159 xã, phường, thị trấn được UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có 80/122 xã, phường, thị trấn đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại đang triển khai thực hiện.

c) Tác giả Bích Hạnh nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 và đề xuất phương án đến năm 2020 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho thấy việc thực hiện sử dụng nhóm đất trong 10 năm cơ bản phù hợp so với chỉ tiêu được duyệt. Nhóm đất nông nghiệp thực hiện đạt 91,79%, nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện đạt 92,93%, nhóm đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng thực hiện đạt 82,43%; Một số loại đất có tỷ lệ thực hiện đạt thấp so với chỉ tiêu được duyệt như: đất khu công nghiệp đạt 34,03%, đất cơ sở văn hóa đạt 20,97%, đất xây dựng trụ sở cơ quan đạt 18,17% và đất cơ sở thể dục - thể thao đạt 15,88%.

Các quy định về quy hoạch sử dụng đất của pháp luật đất đai hiện hành khá đầy đủ và chi tiết. Tuy vậy, một số điểm vẫn còn một số ban ngành nhận thức về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đầy đủ, chưa coi trọng nên một số nội dung

hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ở các cấp chưa nghiêm và chưa thường xuyên, thiếu nguồn vốn đầu tư hoặc nguồn vốn còn bị động,... đã dẫn đến chỉ tiêu thực hiện đạt được không cao, thậm chí một số trường hợp đã sử dụng đất nhưng không theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

Có thể thấy rằng, việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất 5 năm nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất được các giải pháp thực hiện tốt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm, trên cơ sở đó, đề xuất được định hướng sử dụng đất những năm tiếp theo là vấn đề cấp thiết trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu đề tài đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Bình Định là cần thiết nhằm đánh giá được những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất, rút ra bài học kinh nghiệm để việc thực hiện kế hoạch được tốt hơn.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 30 - 33)