Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 41 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước tính đạt 6.469,2 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.039,2 tỷ đồng, tăng 1,8%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 453,6 tỷ đồng, tăng 15,5%; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 1.976,4 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 (theo giá hiện hành) ước tính đạt 31.240,2 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 19.915,4 tỷ đồng, chiếm 63,7%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 1.174,2 tỷ đồng, chiếm 3,8%; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 10.150,6 tỷ đồng, chiếm 32,5%.

- Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước tính đạt 4.039,2 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt đạt 2.146,2 tỷ đồng, giảm 0,6%; chăn nuôi đạt 1.793,3 tỷ đồng, tăng 5%; dịch vụ nông nghiệp đạt 99,7 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 (theo giá hiện hành) ước tính đạt 19.915,4 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt đạt 8.629,5 tỷ đồng, chiếm 43,3%; chăn nuôi đạt 10.591 tỷ đồng, chiếm 53,2%; dịch vụ nông nghiệp và các hoạt động khác đạt 694,9 tỷ đồng, chiếm 3,5%.

* Trồng trọt: - Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2015 ước đạt 161.354,7 ha, giảm 536 ha (-0,3%) so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng lúa cả năm ước đạt 105.746,8 ha, giảm 546,9 ha (-0,5%) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa vụ Đông Xuân đạt 48.141,6 ha, tăng 330,7 ha (+0,7%); vụ Hè Thu đạt 42.340,3 ha, giảm 14,9 ha (-0,03%) và diện tích lúa Vụ Mùa ước đạt 15.264,9 ha, giảm 862,7 ha (-5,3%) so với cùng kỳ.

Bảng 3.2. Bảng diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích Ha 113.132 112.329 111.242 102.546 106.294 105.747 Năng suất Tạ/ha 56,0 57,8 58,6 59,2 61,1 62,6 Sản lượng Tấn 633.269 649.289 651.734 606.840 649.670 662.156

- Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 21.497,5 ha, giảm 695,7 ha (-3,1%) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây ăn quả đạt 4.988,4 ha, giảm 32,5 ha (-0,6%), diện tích cây công nghiệp ước đạt 16.122,1 ha, giảm 662,6 ha (-3,9%).

* Chăn nuôi: Bình Định là tỉnh có tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tương đối cao. Phát triển chăn nuôi gia súc là một trong những chương trình kinh tế được tỉnh hết sức chú trọng, coi đó là một trong những giải pháp hàng đầu để xoá đói, giảm nghèo bền vững.

Tổng đàn trâu của tỉnh có 21.539 con, tăng 0,4% (+92 con) so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.393,5 tấn, tăng 6,3% (+82,6 tấn) so với cùng kỳ. Đàn trâu có xu hướng tăng trong những năm gần đây, do nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình chăn nuôi và đạt hiệu quả kinh tế, làm sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vận chuyển vật liệu thay thế cho các loại xe độ chế đã bị cấm sử dụng. Các huyện có đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn là Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Cát.

Tổng đàn bò đạt 266.031 con, tăng 5,4% (+13.590 con) so với cùng kỳ. Thời gian qua, giá bò hơi có xu hướng tăng, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, chăn nuôi bò lai, vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư góp phần phát triển tổng đàn. So với cùng kỳ, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 27.692,1 tấn, tăng 2,9% (+787,7 tấn).

Mô hình chăn nuôi trang trại không ngừng phát triển cả về quy mô và số lượng. Tính đến ngày 01/10/2015, toàn tỉnh có 91 trang trại chăn nuôi, tăng 31,9% (+22 trang trại) so với cùng kỳ; trong đó có 81 trang trại lợn và 10 trang trại gia cầm. Các trang trại tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Ân: 30 trang trại; An Nhơn: 23 trang trại; Tây Sơn: 14 trang trại; Phù Cát: 11 trang trại, Hoài Nhơn: 08 trang trại.

Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 4.589 gia trại (3.530 gia trại lợn và 1.059 gia trại gia cầm), tập trung tại các huyện Hoài Ân: 2.260 gia trại; Tuy Phước: 508 gia trại; Phù Cát: 451 gia trại; Hoài Nhơn: 406 gia trại; An Nhơn: 405 gia trại; Phù Mỹ: 182 gia trại; Tây Sơn: 163 gia trại; Quy Nhơn: 78 gia trại.

- Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước tính đạt 453,6 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động trồng và nuôi rừng đạt 129,8 tỷ đồng, tăng 26,2%; hoạt động khai thác gỗ và lâm sản đạt 279 tỷ đồng, tăng 22,8%; thu nhặt các sản phẩm từ rừng đạt 3,3 tỷ đồng, giảm 84,6% và dịch vụ lâm nghiệp đạt 41,5 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 (theo giá hiện hành) ước tính đạt 1.174,2 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động trồng và nuôi rừng đạt 228,4 tỷ đồng, chiếm 19,5%; hoạt động khai thác gỗ và lâm sản đạt 894,1 tỷ đồng, chiếm 76,1%; thu nhặt các sản phẩm từ rừng đạt 15 tỷ đồng, chiếm 1,3% và dịch vụ lâm nghiệp đạt 36,7 tỷ đồng, chiếm 3,1%.

Ước tính sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh năm 2015 đạt 680.200 m3, tăng 26% (+140.434 m3) so với cùng kỳ. Trong sản lượng khai thác, gỗ nguyên liệu giấy chiếm 93,2%, đạt 633.833 m3(+106.603 m3), tăng 20,2%.

- Ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2015 (theo giá so sánh 1994) ước tính đạt 1.976,4 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất hoạt động khai thác thủy sản đạt 1.543,8 tỷ đồng, tăng 6%; nuôi trồng thủy sản đạt 389,9 tỷ đồng, tăng 3% và giống thủy sản đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2015 (theo giá hiện hành) ước tính đạt 10.150,6 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất hoạt động khai thác thủy sản đạt 8.972 tỷ đồng, chiếm 88,4%; nuôi trồng thủy sản đạt 869,4 tỷ đồng, chiếm 8,6% và giống thủy sản đạt 309,2 tỷ đồng, chiếm 3%.

Nhìn chung, khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhưng những năm gần đây đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, việc bố trí cơ cấu mùa vụ tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các vùng chuyên canh. Trong tương lai một phần diện tích đất cho phát triển nông, lâm nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị thu hẹp do chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác, khi đó bên cạnh việc khoanh định và duy trì một quỹ đất sản xuất nông nghiệp thì cần phải kết hợp với việc khai hoang, cải tạo, mở rộng diện tích; bố trí cơ cấu cây trồng vật, nuôi hợp lý,... nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững ổn định sản lượng lương thực, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Bảng 3.3. Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản theo thực tế

Đơn vị tính (%) Năm 2005 2010 2015 Tổng số 100 100 100 Nông nghiệp 64,80 68,70 63,60 Lâm nghiệp 3,50 3,20 6,30 Thủy sản 31,70 28,10 30,10 Nguồn: [6])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 41 - 44)