Căn cứ đề xuất định hướng Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 74 - 95)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Căn cứ đề xuất định hướng Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

* Thứ nhất: Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009, định hướng phát triển các ngành như sau:

+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp thời kỳ 2016 - 2020 là 24%/năm;

+ Nông, lâm nghiệp: Tập trung chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm ở một số vùng sản xuất 3 vụ bấp bênh do thời tiết. Phát triển chăn nuôi dưới hình thức tập trung, công nghiệp.

+ Thuỷ sản: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; hoàn thành xây dựng các cảng cá: Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi.

+ Về du lịch: Có chính sách khuyến kích đầu tư để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốc tế đến đầu tư vào các điểm du lịch trên tuyến Phương Mai - Núi Bà nhằm sớm hình thành tuyến du lịch trọng điểm quốc gia.

+ Về phát triển đô thị: Phấn đấu đưa thành phố Quy Nhơn sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; phát triển các thị trấn: Bình Định thành thị xã Bình Định, Bồng Sơn thành thị xã Bồng Sơn vào năm 2010, Phú Phong thành thị xã Phú Phong trước năm 2015 và Cát Tiến thành thị xã Cát Tiến trước năm 2020.

+ Giao thông vận tải:

Từ năm 2011 - 2020, xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Nha Trang nối liền hệ thống đường cao tốc quốc gia;

Xây dựng tuyến đường từ thị trấn Tuy Phước đi cảng Nhơn Hội; nâng cấp đoạn Km0 đến Km7 quốc lộ 1D theo tiêu chuẩn đường cấp I đô thị;

Đầu tư nâng cấp, mở rộng sân đỗ, đường băng và nhà ga hành khách sân bay Phù Cát để tiếp nhận máy bay cỡ lớn. Phấn đấu đạt công suất 0,3 triệu lượt hành khách và 4.000 tấn hàng vào năm 2020; nâng tần suất bay các chuyến bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn - Hà Nội và chuyến thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn - thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2020, có chuyến bay Quy Nhơn - Huế, Quy Nhơn - Đà Lạt, Quy Nhơn - Cam Ranh. Định hướng sân bay Phù Cát sớm trở thành sân bay quốc tế;

Giai đoạn 2015 - 2020, di dời ga đường sắt Quy Nhơn; chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt nhánh dài 23,2 km nối Khu kinh tế Nhơn Hội và cảng biển với tuyến đường sắt quốc gia qua ga Tiền, cảng Nhơn Bình.

Nâng công suất cảng Quy Nhơn đạt và ổn định 8 triệu tấn thông quan/năm; cảng Thị Nại ổn định 1,3 triệu tấn thông quan/năm giai đoạn 2015 - 2020;

Xây dựng cảng Nhơn Hội có thể tiếp nhận tàu 5 vạn tấn. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 11,5 - 12 triệu tấn thông quan; xây dựng cảng Tam Quan, cảng Đề Gi thành cảng hàng hoá.

+ Thuỷ lợi: Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương;

* Thứ hai: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX[7].

+ Tập trung rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, đầu tư phát triển hệ thống các nhà máy gia công may mặc trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm cao cấp từ titan, công nghiệp hóa chất, năng lượng tái tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.

+ Xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Quy hoạch phát triển diện tích mía, ngô, sắn hợp lý để phục vụ công nghiệp chế biến. Nhân rộng các mô hình cánh đồng lớn. Đẩy mạnh trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.

Đầu tư xây dựng Trung tâm khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vĩnh Lợi (huyện Phù Mỹ). Phát triển các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu gắn với các cảng cá tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát. Đầu tư nâng cấp cảng cá và khu tránh trú bão tàu thuyền Tam Quan.

+ Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các cụm thương mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, các điểm dân cư tập trung ở nông thôn. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

+ Đầu tư xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm: xây dựng tuyến đường từ đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội đến Sân bay Phù Cát, đường phía Tây tỉnh đoạn Canh Vinh - Quy Nhơn; đường Hoàng Văn Thụ và Ngô Mây nối dài; nút giao thông Đống Đa - Hoa Lư.

Xây dựng kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh; xây dựng Hồ Đồng Mít, hệ thống kênh mương Thượng Sơn; hoàn chỉnh hệ thống kênh mương đập dâng Văn Phong.

* Thứ ba: Quy hoạch chung phát triển thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

* Thứ tư: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bình Định được phê duyệt tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính Phủ [27].

* Thứ năm: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) các huyện, Thị xã và thành phố Quy Nhơn [16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26].

3.3.2. Định hướng Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Bình Định

3.3.2.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

a. Đất trồng lúa nước

Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất trồng lúa nước giảm để chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.097,92ha.

Đến năm 2020 đất lúa có diện tích là 54.362,88 ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn tỉnh là 47.476,43 ha). Khoanh định và giao cho các cấp chính quyền địa phương và người dân để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng ổn định, lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành vùng chuyên canh, thâm canh cây lúa hàng hóa chất lượng cao, tập trung ở các huyện Phù Cát 9.505 ha; Phù Mỹ 8.913 ha; Tuy Phước 7.931 ha; An Nhơn, 7.123 ha; Hoài Nhơn 5.992 ha.

b. Đất trồng cây lâu năm

Trong kỳ kế hoạch, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 560,56ha trên địa bàn các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Tuy Phước và Thị xã An Nhơn. Diện tích tăng được chuyển từ các loại đất: đất rừng sản xuất 163ha, đất chưa sử dụng 397,56.

Bảng 3.9. Danh mục công trình đất trồng cây lâu năm thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú 1

Chuyển đổi đất trồng lúa xã Hoài Hải

để quy hoạch trồng cây lâu năm 1,53 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

2

Quy hoạch vùng trồng cây dược liệu của Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định

303,0 H. An Lão Cấp tỉnh Bổ sung

3 Quy hoạch vùng trồng cây lâu năm 10,0 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

4 Quy hoạch vùng trồng cây lâu năm 4,22 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

5 Quy hoạch vùng trồng cây lâu năm 10,81 H. Tây Sơn Cấp tỉnh Bổ sung

6

Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tại

xã Phước Nghĩa, Phước Hiệp (Xoài) 231 H. Tuy Phước Cấp tỉnh Bổ sung

Tổng 560,56 Cấp tỉnh Bổ sung

c. Đất rừng phòng hộ

Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất rừng phòng hộ tăng 3.403ha, được khai thác từ đất chưa sử dụng tại huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Bảng 3.10. Danh mục công trình đất rừng phòng hộ thực hiện trong

giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú 1 Quy hoạch trồng rừng phòng hộ xã Mỹ Thành 300 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung 2 Quy hoạch trồng rừng phòng hộ xã

Cát Tiến 686 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

3

Quy hoạch trồng rừng phòng hộ xã

Cát Hải 1.262 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

4

Quy hoạch trồng rừng phòng hộ xã

Cát Hưng 1.155 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

Tổng 3.403

d. Đất rừng đặc dụng

Trong giai đoạn này diện tích đất rừng dặc dụng trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được khoanh định bảo vệ trở thành khu bảo tồn thiên nhiên trên địa các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn.

Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất rừng phòng hộ tăng 3.719ha, được khai thác từ đất chưa sử dụng tại huyện Hoài Ân và Phù Cát.

Bảng 3.11. Danh mục công trình đất rừng sản xuất thực hiện trong

giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú 1

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Cát Khánh 890 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

2

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Cát Thành 1.370 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

3

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Cát Trinh 721 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

4

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Cát Thắng 172 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

5

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Cát Nhơn 375 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

6

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Ân Tường Đông 139 H. Hoài Ân Cấp tỉnh Bổ sung

7

Quy hoạch đất rừng sản xuất tại xã

Ân Tường Tây 52 H. Hoài Ân Cấp tỉnh Bổ sung

Tổng 3.719

f. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Hướng tới nuôi trồng thủy sản phát triển theo chiều sâu. Nuôi thâm canh theo công nghệ mới ở những vùng nuôi trọng điểm để thủy sản trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, tạo ra lượng lớn sản phẩm có chất lượng,…,

Trong kỳ quy hoạch, đất nuôi trồng thủy sản tăng 162,89ha, diện tích đất tăng được lấy từ đất chưa sử dụng 10ha, đất cây hàng năm 152,89 ha (Công ty CP Việt Úc thực hiện dự án nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Phù Mỹ).

Bảng 3.12. Danh mục công trình đất nuôi trồng thủy sản thực hiện trong

giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú 1

Quy hoạch khu nuôi trồng thuỷ sản

khu Dẹp 10,0 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

2

Quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát

của Công ty CP Việt Úc 152,89 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung

g. Đất làm muối

Đến năm 2020 diện tích đất làm muối cơ bản được giữ nguyên 223,92 ha.

h. Đất nông nghiệp khác

Trong kỳ kế hoạch, diện tích đất nông nghiệp khác tăng 287,89ha, được lấy từ các loại đất trồng lúa 26,15ha; đất trồng cây hàng năm 261,74ha.

Bảng 3.13. Danh mục công trình đất nông nghiệp khác thực hiện trong

giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú 1

Điểm chăn nuôi trang trại xã Hoài

Thanh Tây 23 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

2

Điểm chăn nuôi thôn Xuân Vinh

xã Hoài Mỹ 4,0 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

3

Điểm chăn nuôi trang trại thôn

Giao Hội 1 Hoài Tân 6,29 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

4

Xây dựng trại chăn nuôi bò sữa

thôn Anh Phú thôn Diên Khánh 21 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

5

Điểm chăn nuôi trang trại xã Hoài

Tân (Đệ Đức 1) 4,0 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

6

Khu chăn nuôi trang trại gia trại

Phú Xuân 10 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

7

Khu chăn nuôi gia trại, trang trại

Định Công, Định Trị 9,0 H. Hoài Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

8

Quy hoạch trang trại nuôi heo xã

Canh Vinh 23,0 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

9

Khu trang trại chăn nuôi tập trung

Nhơn Tân 152,0 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

10

Khu chăn nuôi tập trung xã Vĩnh

Quang 35,6 H. Vĩnh Thạnh Cấp tỉnh Bổ sung

Tổng 287,89

3.3.2.1. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 a. Đất quốc phòng

Trong kỳ kế hoạch, diện tích đất quốc phòng tăng 831,34ha, được lấy vào các loại đất nông nghiệp 754ha (trong đó, đất lâm nghiệp 570ha), đất phi nông nghiệp 3,31ha và đất chưa sử dụng là 74,04 ha.

Bảng 3.14. Danh mục công trình đất quốc phòng thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Định STT Hạng mục Diện tích QH (ha) Địa điểm (đến Cấp huyện) (CT cấp quốc gia, Cấp Tỉnh, Cấp huyện) Ghi chú

1 Cơ quan quân sự thị xã An Nhơn 2,35 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

2 Quy hoạch căn cứ hậu phương 45,00 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

3

Quy hoạch mở rộng trận địa 12,7mm -

căn cứ phía trước 5,60 TX. An Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

4 Trận địa 3/dbb145 15,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

5 Trận địa 1/eBB739 51,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

6 Trận địa 2/eBB739 52,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

7 Trận địa 1/dBB146 40,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

8 Căn cứ chiến đấu 2 huyện 50,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

9 Căn cứ hậu phương huyện 100,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

10 Công trình sở chỉ huy cơ bản Tỉnh 150,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

11

Trận địa 2/dBB145 và trận địa SMPK

12,7 30,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

12 Sở Chỉ huy cơ bản eBB739 40,00 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

13

Thao trường huấn luyện (khu vực Cát

Hưng) 1,30 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

14 Trụ sử cơ quan quân sự huyện Phù Cát 4,2 H. Phù Cát Cấp tỉnh Bổ sung

15

Xây dựng căn cứ hậu phương quốc

phòng xã Mỹ Cát 6,00 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung

16

Xây dựng căn cứ hậu phương quốc

phòng xã Mỹ Quang 10,00 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung

17

Quy hoạch xây dựng công trình chiến

đấu của d143 huyện 6,00 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung

18

Quy hoạch xây dựng đồn biên phòng

312 ở xã Mỹ An 3,00 H. Phù Mỹ Cấp tỉnh Bổ sung

19

Thao trường bắn Bắc Sông Kôn (huyện mới) Bắc chân điểm cao 96 Núi Thơm ( xã Bình Hòa)

10,00 H. Tây Sơn Cấp tỉnh Bổ sung

20

Thao trường huấn luyện ( xã Tây

Xuân) 10,00 H. Tây Sơn Cấp tỉnh Bổ sung

21

Công trình quốc phòng Tây Nam điểm

cao 492 núi Ba Gò ( xã Bình Tân) 20,00 H. Tây Sơn Cấp tỉnh Bổ sung

22

Công trình quốc phòng Núi Cây

Chanh ( xã Vĩnh An) 50,00 H. Tây Sơn Cấp tỉnh Bổ sung

23

XD công trình chiến đấu đại đội

1/d158 8,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

24 khu cất dấu HC-KT bí mật 10,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

25

XD công trình chiến đấu đại đội

2/d158 8,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

26

XD công trình chiến đấu đại đội

3/d158 8,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

27 Trường bắn xã 13,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

28 Trường bắn xã 2,00 H. Vân Canh Cấp tỉnh Bổ sung

29 Công trình chiến đấu - xã Vĩnh Hòa 5,00 H. Vĩnh Thạnh Cấp tỉnh Bổ sung

30 Công trình chiến đấu - xã Vĩnh Quang 5,00 H. Vĩnh Thạnh Cấp tỉnh Bổ sung

31 Công trình chiến đấu - TT Vĩnh Thạnh 5,00 H. Vĩnh Thạnh Cấp tỉnh Bổ sung

32

Công trình Trường bắn (Ban chỉ huy

quân sự thành phố) 61,68 TP. Quy Nhơn Cấp tỉnh Bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh bình định (Trang 74 - 95)