Hiện trạng rừng trồng nguyên liệu và tình hình phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 46)

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình có bước chuyển mạnh mẽ từ khai thác rừng tự nhiên sang khoanh nuôi bảo vệ, trồng mới, làm giàu rừng và phát triển rừng trồng nguyên liệu theo hướng dần phát triển bền vững, góp phần trở thành một trong những địa phương có độ che phủ rừng cao đạt 67% năm 2017. Từ năm 2012- 2016 diện tích trồng mới rừng hàng năm đạt bình quân 5.000- 5.500 ha rừng. Diện tích rừng trồng (bao gồm rừng mới trồng) hiện có hơn 101.000 ha. Diện tích rừng trồng quy hoạch sản xuất hơn 87.000 ha (chiếm 89,0%), diện tích

đất trống thuộc quy hoạch sản xuất là 25.209 ha.

Tổng diện tích rừng trồng hơn 101.000 ha. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn, Thông, cây bản địa cho trồng rừng phòng hộ. Trong đó, rừng trồng bằng cây Keo các loại chiếm khoảng 68% tổng diện tích rừng trồng; rừng trồng Thông khoảng 14%; các loài cây khác chiếm khoảng 28%. Năng suất, chất lượng rừng trồng nguyên liệu tuy được cải thiện so với trước nhưng vẫn còn ở mức thấp; cơ cấu cây trồng phục vụ trồng rừng còn đơn

điệu, rừng trồng chủ yếu là kinh doanh gỗ nhỏ, chưa đáp ứng nguyên liệu cho chế

biến tinh sâu và xuất khẩu.

Diện tích rừng trồng nguyên liệu và đất lâm nghiệp bao gồm (Rừng trồng sản xuất, rừng sản xuất ngoài quy hoạch lâm nghiệp) theo các nhóm chủ quản lý như

sau: Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích rừng sản xuất theo chủ quản lý TT Chủ quản lý Tổng (ha) Trong đó (ha) Tỷ lệ % Rừng nguyên liệu hiện có Đất trống 1 Các Ban quản lý rừng phòng hộ 10.650,51 7.496,44 3.154,07 8,43

2 Doanh nghiệp Nhà nước 22.559,80 19.232,13 3.327,67 17,86 3 Lực lượng vũ trang 2.207,45 1.903,47 303,98 1,75 4 Đối tượng chủ rừng khác 2.397,26 1.998,00 399,26 1,90 5 UBND cấp xã 33.744,64 23.484,16 10.260,48 26,72 6 Cộng đồng 3.358,19 963,62 2.394,57 2,66 7 Hộ gia đình, cá nhân 51.366,39 46.002,19 5.364,20 40,68 Tổng cộng 126.284,24 101.080,01 25.204,23 100,00

(Nguồn: Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, 2020)

Bắc Quảng Bình nằm ở vị trí khá thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, dịch vụ với các địa phương trong nước cũng như với nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia trong khu vực và thế giới thông qua đường biển, đường không, đường sắt và đường bộ. Tuy vậy, điều kiện tự nhiên cũng gây ra những khó khăn, bất lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Đất đai tuy rộng nhưng kém màu mỡ, phần lớn là đất nghèo dinh dưỡng. Khí hậu nhiệt đới lắm nắng, nhiều mưa thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của thực vật nhưng lại là vùng trọng điểm của gió mùa Tây -Nam có tốc độ lớn và khô nóng dễ

gây hạn hán, cháy rừng, làm cát di động mạnh lấn lấp đồng ruộng. Là vùng thường bị các cơn bão lớn từ biển Đông tàn phá đặc biệt cơn bão số 10 năm 2013 và năm 2017.Do đó, việc phát triển rừng trồng nguyên liệu gắn với trồng rừng gỗ lớn trong

điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng và sự cố gắng nỗ lực trong thực hiện của các chủ rừng cũng như sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, mạnh dạn liên doanh liên kết để tạo ra chuổi sản phẩm từ trồng, chăm sóc

đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)