Công tác quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

Công tác quản lý bảo vệ rừng được Đảng ủy và Ban Giám đốc Công ty xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày

12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP của Thủ

tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản liên quan, ngay từ đầu năm Công ty đã kiện toàn Ban Chỉđạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng một cách toàn diện, phù hợp, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển lâm sản và lấn chiếm đất rừng trái phép; phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại rừng để phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

Công ty đã bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ

rừng ở các trạm bảo vệ rừng, đội sản xuất hợp lý, đầy đủ theo phương án, triển khai phố hợp với chính quyền địa phương các xã, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ bảo vệ rừng; bổ sung, hoàn thiện một số quy định trong thực hiện nhiệm vụ

quản lý bảo vệ rừng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụđược giao. Lực lượng bảo vệ

rừng đã thường xuyên tổ chức kiểm tra việc khai thác, tập kết lâm sản và lấn chiếm

đất rừng trái phép, tổ chức các tổ chốt bảo vệ rừng tại gốc để kịp thời ngăn chặn các vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan như Kiểm lâm, Công an, chính quyền địa phương để tổ chức chốt chặn, kiểm tra, truy quét, bắt giữ việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép.

Bảng 3.4. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn từ năm 2015 - 2019 TT Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép Vụ 10 14 18 28 25 2 Lấn chiếm đất rừng trái phép Vụ 57 27 16 18 26 2.1 Diện tích Ha 115,55 14,37 8,96 8,426 23,75

3.1 Diện tích Ha 1,16 1,58 0,36 3.2 Chặt trộm cây Thông Vụ 10 4 Cháy rừng Vụ 10 04 05 07 08 4.1 Thiệt hai rừng trồng Ha 11,47 2,3 2,4 6,58 7,86 5 Phát hiện điểm phát lửa Điểm 14 25 5.1 Diện tích rừng bịảnh hưởng Ha 43,64

6 Diện tích thiệt hại do sâu róm thông Ha 50 7 Tịch thu phương tiện Cái

- Xe bò Cái 02 06 - Xe máy Cái 02 04 2 - Cưa xăng Cái 14 05 13 12 12 - Máy tời gỗ Cái 02 02 8 Tịch thu Gỗ quy tròn các loại m3 11,38 56 + 1,2m3 gỗ Thông 17,39 44,698 21,26

(Nguồn: Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, 2020)

Kết quả bảng trên cho thấy: trong 5 năm từ năm 2016-2019, trên địa bàn Công ty đã xảy ra 70 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, 144 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 171,056 ha, 30 vụ chặt phá rừng trồng nguyên liệu với diện tích 3,1 ha. Cháy rừng 34 vụ làm thiệt hại 30,61 ha, phát hiện các điểm phát lửa với 39 điểm thiệt hại 43,64 ha và một số nơi đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên chưa gây thiệt hại. Một năm (2015) xảy ra dịch sâu róm thông gây thiệt hại 50ha.Trong các

đợt tuần tra, truy quét bắt giữ việc khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép đã thu giữ nhiều tang vật, phương tiện như: đã thu giữđược 151,928 m3 gỗ tròn các loại, thu giữ 56 cưa xăng, 08 xe bò, 08 xe máy và 04 máy tời gỗ, phá rỡ nhiều lán trại của lâm tặc.

Đặc biệt, trong năm 2019 lực lượng bảo vệ rừng của Công ty đã kiểm tra và phát hiện và thu giữ, lập hồ sơ chuyển Kiểm lâm xử lý 12 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng 11,51m3 gỗ các loại, thu giữ 8 máy cưa xăng, phá bỏ nhiều lán trại tạm thời của lâm tặc; phối hợp với lực lượng liên ngành, kiểm lâm

bắt giữ 13 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng 9,75m3 gỗ các loại; thu giữ 4 máy cưa xăng và 02 xe máy. Kiểm tra ngăn chặn 26 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 23,75ha; 04 vụ chặt phá rừng trồng nguyên liệu với diện tích 0,36ha và hang chục vụ chặt trộm cây thông trái phép. Vì vậy, rừng và đất rừng

được giao quản lý bảo vệ tốt hơn, các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng đã được hạn chế nhiều.

Công tác phòng chống cháy rừng được Công ty, các đội sản xuất quan tâm chỉđạo thường xuyên, ngay từđầu năm công ty đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và triển khai thực hiện nghiêm túc từ công ty đến cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ. Các đội sản xuất đã phối hợp chặt chẽ với các xã, cơ quan đơn vị và hộ dân trên địa bàn trong việc triển khai: làm mới và tu sửa 7.690 m đường ranh giới cản lửa, làm mới 19 biển báo, bảng tuyên truyền, 4 chòi canh lửa, trang bị thêm một số dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng,… Xác định các vùng trọng điểm thường xảy ra cháy rừng, để tổ chức tuần tra canh gác, trực phòng cháy 24/24 giờ

những ngày nắng nóng kéo dài nhằm hạn chế tối đa các vụ cháy rừng xảy ra. Năm 2019, đã xảy ra 08 vụ cháy rừng tại đội sản xuất ở Quảng Trạch, Bồng Lai, Bố Trạch làm thiệt hại 7,86 ha rừng trồng; 25 điểm phát lửa với diện tích rừng bị ảnh hưởng là 43,64ha nhưng đã được phát hiện giải quyết kịp thời hạn chế được thiệt hại về

rừng. Chi phí đầu tư phục vụ công tác phòng cháy và hỗ trợ cho lực lượng tham gia trực cháy, chữa cháy rừng với số tiền 245.629.904 đồng.Công tác phòng chống sâu bệnh hại rừng đã được Công ty quan tâm chỉ đạo thường xuyên và không có dịch bệnh xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)