Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng sản xuất tạiCông ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 58)

3.1.5.1. Công tác giống

Giống để phục vụ trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình là từ các vườn ươm giống của các lâm trường đã có từ trước đây, hiện nay các vườn ươm này đang cung cấp giống trồng đủ cho diện tích Công ty quản lý.

Bảng 3.5.Nguồn giống Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm Giống Nguồn giống Địađiểm Số lượng

Keo lai

Vườn giống đạt tiêu chuẩn quốc gia

Trại Giống cây Phương Hạ 1.000.000 - Tình trạng thể chất tốt - Chỉ tiêu chất lượng tốt Vườn giống tự xây dựng (chưa đạt tiêu chuẩn) - Tình trạng thể chất: TB - Chỉ tiêu chất lượng: TB Keo tai tượng Vườn giống tự xây dựng (chưa đạt tiêu chuẩn) Trại Giống cây Phương Hạ 50.000 - Tình trạng thể chất tốt - Chỉ tiêu chất lượng tốt

(Nguồn: Trạm giống Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình)

Ngoài ra còn có các vườn giống của các lâm trường trước đây, có quy mô nhỏ, chủ yếu là do một số hộ gia đình công nhân đảm nhận.

Mặc dù diện tích trồng rừng hằng năm lớn nhưng số lượng cây giống cung cấp cho kế hoạch hàng năm không ổn định do tình trạng xây dựng kế hoạch cung cấp giống không sát với thực tế trồng rừng, dẫn đến có năm thiếu nhưng có năm lại thừa không tiêu thụđược.

Công tác nhân giống trên địa bàn chưa áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, rừng trồng của công ty đều sử dụng nguồn giống từ hạt, nên phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu giống cây của các Công ty và của địa phương đặc biệt là giống có chất lượng cao.

3.1.5.2. Về phương thức làm đất

Kết quả từđiều tra từ các hộ dân tham gia trồng rừng cho thấy: hầu hết các hộ

tham gia trồng rừng đều tiến hành phát, đốt, dọn thực bì đúng theo quy trình kỹ thuật. Có một số hộ tiến hành làm đất bằng phương pháp cuốc theo băng.Tuy nhiên, chủ

yếu các hộởđây làm đất bằng phương pháp thủ công.

Đa số các hộ cuốc hố đúng theo đúng thiết kế kỹ thuật 40x40x40 cm và có thực hiện lấp hố trước khi trồng, tuy nhiên, một một số hộ cuốc hố chưa đúng kỹ thuật và không lấp hố trước khi trồng.

Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật làm đất trước khi trồng rừng của các hộ dân khá đồng bộ, hầu hết đã áp dụng kỹ thuật trong trồng rừng, người dân đã có nhận thức nhất định, có quan tâm đến rừng và được sự chỉđạo, kiểm tra giám sát của cán bộ kỹ

3.1.5.3. Kỹ thuật bón phân

Nhờ hỗ trợ củaCông ty, người trồng rừng được cấp phân bón và đặt ra yêu cầu bón phân 3 năm đầu, sử dụng bón phân NPK (5:10:3) cho cây với liều lượng và kỹ thuật bón như sau: Bón lót 200g/gốc cây trồng năm 1, bón trước khi trồng 2 tuần nghĩa là khi lấp hố thì tiến hành bón lót (332kg /ha). Bón thúc 100g/cây năm 2, 3 (166 kg/ha).

Tuy nhiên việc bón phân là yêu cầu của cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người trồng rừng thuộc công ty, lâm trường, còn thực tế người trồng rừng có tuân thủ hay không là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu, thực tếđược tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 3.6. Tổng hợp các mô hình bón phân trồng rừng Năm Chỉ tiêu theo dõi

Lâm trường (Tỷ lệ %) Cả khu vực (%) Bồng Lai Bố Trạch Minh Hóa Quảng Trạch 1 Bón phân khi trồng - Có bón phân - Không bón phân 100 72,5 27,5 100 61,7 38,3 100 58,1 41,9 100 55,7 44,3 100 62,0 38,0 2 Bón phân khi chăm sóc - Có bón phân - Không bón phân 100 36,8 63,2 100 41,6 58,4 100 32,5 67,5 100 37,8 62,2 100 37,2 62,8

(Nguồn: Điều tra phỏng vấn các hộ dân trồng rừng)

Số liệu bảng trên cho thấy người trồng rừng đã tuân thủ biện pháp bón phân, có 62% số hộ có bón phân, tuy nhiên vẫn có 38 % số hộđược cấp phân nhưng không bón. Trong số các hộ có bón phân có 70% bón đúng kỹ thuật (đủ về số lượng, trộn phân đều với đất lấp trước đó).

Đến giai đoạn chăm sóc năm thứ 2 có 37,2 % số hộ dân bón phân, số còn lại

được cấp những không bón, mà sử dụng phân bón được cấp vào mục đích khác.

Đến giai đoạn chăm sóc năm thứ 3 cũng có hộ bón phân và chăm sóc nhưng số lượng rất ít.Không có hộ nào chăm sóc năm thứ 4 trởđi.

Tóm lại: ý thức của người trồng rừng trong khu vực nghiên cứu là chưa cao, họ chưa thấy đúng quyền lợi từ rừng mang lại, nên việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu bón phân là chưa đồng bộ và triệt để, khâu quản lý giám sát chưa tốt dẫn đến

tình trạng hộ bón hộ không, không những không nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng mà còn gây lãng phí, tốn kém tiền của nhà đầu tư, dẫn đến sản lượng thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động hết công suất..

3.1.5.4. Mật độ trồng ở khu vực nghiên cứu

Hiện nay, các lâm trường thuộc công ty đều được phổ biến kỹ thuật trồng với mật độ 2.500cây/ha đối với cây Keo lai, Keotai tượng. Cự ly trồng: hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m, hàng chạy theo đường đồng mức của lô thiết kế, kết quả 100% số hộ dân đều tuần thủđúng về mật độ trồng, cũng có một số hộ gia đình trồng mật độ lớn hơn. 3.1.5.5. Thời vụ trồng Được chia làm 02 vụ chính: +Vụ xuân: trồng vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4; + Vụ thu: trồng thời điểm tháng 10 đến tháng 12. 3.1.5.6. Về chăm sóc và tưới nước

- Chăm sóc rừng là hoạt động của con người nhằm loại bỏ những cây cỏ dại xâm lấn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng đồng thời cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất cóthể. Thực tế người trồng rừng đã làm như sau:

1. Chăm sóc năm 1: 2 lần

- Lần 1: Thời gian sau khi trồng từ 1-2 tháng: Phát sát gốc toàn diện thực bì. - Lần 2: Thời gian thực hiện vào tháng 9-10: Phát sát gốc toàn diện thực bì, dãy cỏ, cuốc lật và vun gốc đường kính 1-1,2m, cuốc lật sâu 10-15cm.

2. Rừng trồng năm 2:

- Thực hiện vào tháng 4-5: Phát sát gốc toàn bộ thực bì; dãy cỏ, xới, bón thúc, vun sát gốc đường kính từ 1-1,2 m; Bón phân 0,06kg/cây (150 kg/ha).

3.Rừng trồng năm 3: Thực hiện vào tháng 4-5, phát sát gốc toàn diện thực bì, thực tế chỉ 25% số hộ trồng rừng thực hiện.

- Về tưới nước

Tưới nước không phải là tiến bộ kỹ thuật, những người dân đều hiểu tưới nước thì tỷ lệ sống cao hơn, tạo đà cho sinh trưởng, nhưng các hộ dân hầu hết là không tưới

nước chỉ duy nhất có 4 hộ tưới bằng phương pháp thủ công do rừng trồng gần nguồn nước.

3.1.5.7. Tình hình sâu bệnh hại

Đối với các loại sâu, bệnh hại rừng Keo lai và Keo tai tượng xảy ra ở vườn giống và rừng trồng từ 1 đến 2 năm (rừng non); do đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu Quảng Bình nên cây giống và rừng non thường xuất hiện các loại sâu bệnh như sau.

* Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp)

Đặc điểm gây hại: sâu kèn gây hại làm cho lá Keo bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc. Sâu non 1 đến 3 tuổi chỉăn biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lổ hoặc ăn hết lá chỉđể lại gân lá.

* Mối (Isoptera)

Đặc điểm gây hại: Ở những rừng cây mới trồng dưới1tháng tuổi thường bị mối cắn vào thân và rể, làm gãy hoặc chết cây. Ở những rừng cây lớn mối cắn rể và vỏ

thân tạo những đường hầm xung quanh thân cây làm cây héo và chết.Mối thường gây hại trên rừng trồng mới, chúng thường cắn gãy cây non mới trồng, trong khi diện tích rừng trồng lớn mật độ thưa nên khó tập trung để tiêu diệt.

* Sâu nâu vạch xám (Speiredonias retorta linaeus)

Sâu nâu vạch xám ăn hại rừng Keo từ 2 - 8 tuổi nhưng tập trung nhiều ở rừng 4- 8 tuổi. Sâu ăn lá làm giảm tăng trưởng của rừng.

* Bệnh phấn lá trắng Keo (Oidium sp)

- Triệu chứng gây hại: lá non, chồi non và cành non mới đầu có các đốm nhỏ

trong suốt, đần dần trên lá có các bột trắng, đó là sợi nấm và bào tử phân sinh. Sợi nấm phát triển ra xung quanh rồi lan rộng cả lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, nhưng lá không rụng.bênh này xuất hiện vào thời điểm mùa đông và đầu mùa xuân khi gặp nhiệt độ thấp, bệnh phát triển nhanh.

* Bệnh thánthư (đốm than) lá Keo (Conletotrichum gloeosporioides)

- Triệu chứng gây hại: Bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu đầu ngọn lá và mép lá. Lúc đầu lá mất màu rồi lan rộng dần vào phiến lá, vết bệnh có thể làm khô

đến nửa lá. Bệnh gây hại cho vườn ươm và rừng trồng, nhưng thường cây ở vườn

Đây là những loại sâu bệnh thường xuất hiện tại vườn ươm giống và rừng trồng của Công ty. Các loại sâu bệnh khác có ở các vườn ươm và rừng trồng các khu vực ở những địa phương khác qua theo dõi chưa thấy xuất hiện ở vườn ươm và rừng trồng Keo lai và Keotai tượng của Công ty.

Cách phòng tr:

- Đối với vườn ươm: Phải chọn nơi thoáng gió, đủ nắng để làm vườn ươm, vườn ươm phải cao ráo, làm mương thoát nước để tránh ngập úng khi trời mưa.

Chọn mua giống từ các trung tâm, chủ vườn ươm cây giống tốt, uy tín, chất lượng.

Đất đóng bầu không nên lấy đất không nên lấy đất từ tầng có nhiều rễ cỏ, hạt cỏ.Cần loại bỏ rễ cây, đá tạp, ấu trùng sâu hại.

Bón cân đối các loại phân NPK. Sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ hoai, mục để hạn chế các loại sâu bệnh vườn ươm như bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ

cắn cây.

Khi có sâu bệnh thì sử dụng thuốc để phun:

Đối với rừng trồng: làm đất thủ công và cơ giới, cuốc hố phơi 7 đến 10 ngày

để ngăn các ấu trùng sâu hoặc các bào tử nấm phát triền trước khi trồng rừng.

Có thể dùng các biện pháp bẫy dính để tiêu diệt sâu non như có đặc tính di chuyển theo thân cây qua lại nơi cư trú vào ban ngày và nơi lấy thức ăn vào ban đêm biện pháp ngăn chặn bằng vòng dính.

Riêng đối với loại mối: Dùng thuốc sinh học rắc mối vài địa điểm để chúng ăn và chết theo hình thức lây lan, hạn chế tình trạng rừng non bị mối cắn ngang thân hoặc cắn đứt rễKeo, thường đối với rừng trồng dưới 1 năm tuổi.

Bệnh thán thư thì dùng thuốc Pancozeb + Metalazyl để phun.

Đối với các loại sâu ăn lá rừng trồng thì có thể dung các loài thiên địch như

ong kén cánh tím, ong kén hoa vàng, ong vò vẽđể tiệu diệt sâu.

3.2.Đánh giá tình hình sinh trưởng của mô hình rừng trồng sản xuất

Từ kết quảđiều tra, khảo sát cho thấy ở Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình có 2 mô hình trồng rừng sản xuất phổ biến đó là: Mô hình rừng trồng rừng Keo lai tuổi 6 và mô hình rừng trồng Keo tai tượng tuổi 6.

Loài cây Vị trí hình địa (cây/ha) N (cm) (m) Tình hình sinh trưởng (%) Tốt TB Xấu Keo lai Chân núi 1203 15,9 14,9 72,02 18,56 9,42 Sườn núi 1157 15,4 14,6 76,37 20,17 3,46 Đỉnh núi 1070 14,5 13,7 63,55 26,79 9,66 TB 1143 15,27 14,40 70,65 21,84 7,51 Keo tai tượng Chân núi 1213 14,9 13,9 83,79 11,26 4,95 Sườn núi 1113 14,6 13,4 78,44 15,87 5,69 Đỉnh núi 1117 14,6 13,3 68,66 24,18 7,16 TB 1148 14,70 13,53 76,96 17,10 5,93

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, mật độ rừng còn lại ở tuổi này còn trung bình là 1143 cây/ha với loài Keo lai và 1148 cây/ha với loài Keotai tượng. Với chỉ tiêu sinh trưởng vềđường kính và chiều cao bình quân như sau: Keo lai tuổi 6 có đường kính bình quân là 15,27 cm, chiều cao là 14,40m; Keo tai tượng tuổi 6 có đường kính bình quân là 14,7cm và chiều cao bình quân là 13,53m. Số cây có sinh trưởng xấu chiếm tỷ lệ nhỏ với tỷ lệ 7,51% cây xấu ở loài Keo lai và 5,93% ở Keo tai tượng. Cây có phẩm chất tốt khá cao, cả 2 loài đều đạt trên 70%. Để làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo, đề tài tiến hành tính toán tăng truởng và trữ

lượng rừng, kết quảđược thể hiện ở bảng 3.8:

Bảng 3.8. Kết quả tính toán tăng trưởng và trữ lượng lâm phần

Loài Vịhình trí địa (m2̅ ) (mV3) (mM 3/ha) (m3/ha/nΔM ăm) Keo lai tuổi 6

Chân 1203 0,020 0,162 195,07 32,51 Sườn 1157 0,0191 0,149 172,07 28,68

Đỉnh 1070 0,0172 0,1279 136,82 22,80

TB 1143 0,019 0,146 167,987 27,997 Keo tai tượng

tuổi 6

Chân 1213 0,018 0,139 168,70 28,12 Sườn 1113 0,017 0,119 132,91 22,15

Đỉnh 1117 0,017 0,118 132,16 22,027

TB 1148 0,017 0,125 144,59 24,099

ΔM: Lượng tăng trưởng bình quân/năm.

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, loài Keo lai ở tuổi 6 có tiết diện ngang bình quân

đạt 0,019 m2/cây; thể tích bình quân đạt 0,146 m3/cây và tổng trữ lượng trung bình của rừng là 167,987 m3/ha. Giá trị ΔM hay trữ lượng gỗ trung bình (m3/ha/năm) đạt tương ứng là 27,997 m3/ha/năm. Còn loài Keo tai tượng tuổi 6 có tiết diện ngang

3 . 1 D Hvn ht N

bình quân đạt 0,017 m2/cây; thể tích bình quân đạt 0,125 m3/cây và tổng trữ lượng trung bình của rừng là 144,59 m3/ha. Trữ lượng gỗ trung bình (m3/ha/năm) đạt 24,099 m3/ha/năm.

Kết quả tính toán về trữ lượng rừng trồng Keo lai và Keotai tượng giúp chúng ta chủđộng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng trồng để lâm phần cho năng suất và trữ lượng cao nhất, hiệu quả thu được trong kinh doanh rừng là tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại công ty lâm công nghiệp bắc quảng bình, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)