Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhã nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25 - 26)

Nhãn là cây ăn quả được chú trọng phát triển ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước. Ở miền Bắc, từ lâu đã hình thành những vùng trồng nhãn nổi tiếng ở Hưng Yên và Hà Tây cũ.

Theo số liệu thống kê của Viên Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), sản xuất nhãn chỉ đứng thứ 2 sau sản xuất chuối về diện tích trồng và đứng thứ 3 sau chuối và cam về sản lượng. Tính đến năm 2007, tổng diện tích nhãn của cả nước đạt 97.900 ha, phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long (35.900 ha), Tây Bắc (16.800 ha) và Đông Nam bộ (16.500 ha). Trong số trên 60 tỉnh thành trồng nhãn trong cả nước, tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhãn lớn nhất là 13.500 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 9.800 ha, đạt năng suất bình quân 4,0 tấn/ha và sản lượng 39.400 tấn/năm.

Năng suất nhãn bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 7,08 tấn/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt năng suất cao nhất (10,1 tấn/ha), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (9,2 tấn/ha) và Tây Nguyên (8,0 tấn/ha). Vùng Duyên hải Nam Trung bộ đạt năng suất thấp nhất (1,5 tấn/ha). Tổng sản lượng nhãn năm 2007 của cả nước khoảng 578.000 tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng lớn nhất là 340.900 tấn.

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng trồng nhãn ở Việt Nam từ năm 2015-2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Diện tích (nghìn ha) 73,3 73,5 75,7 78,7 80,5 Sản lượng (nghìn tấn) 513,0 503,0 499,3 543,7 527,0

16

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung diện tích trồng nhãn ở nước ta tăng dần qua các năm. Năm 2015 diện tích là 73,3 nghìn ha đến năm 2019 đã tăng lên 80,5 nghìn ha, như vậy từ năm 2015-2019 tổng diện tích trồng nhãn đã tăng 7,2 nghìn ha. Sản lượng qua các năm đều có sự thay đổi nhưng tăng giảm không đồng đều.

Sản xuất nhãn của nước ta phục vụ nhu cầu tiêu thụ quả tươi ở trong nước là chính nên giá trị hàng hóa không cao. Những năm được mùa, quả nhãn mất giá và khó tiêu thu. Sản phẩm nhãn sấy khô được bán sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên, nhãn chế biến đồ hộp chiếm 5%, nhãn sấy khô 45% và nhãn quả tươi 50%. Trước đây, cây nhãn đa số đều được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nên cây rất cao, năng suất không ổn định, quả nhỏ, chất lượng quả kém, mã quả xấu và sâu bệnh phá hại nặng, do vậy hiệu quả kinh tế của các vườn nhãn rất thấp. (Trần Thế Tục, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)