Hiện trạng sản xuất giống nhãn T6 tại mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37 - 40)

Mô hình trồng các loại cây ăn quả được xây dựng từ năm 2012, cho thu sản phẩm ổn định từ 5 năm trở lại đây. Trong đó giống nhãn muộn T6 có 0,6 ha hàng năm cho thu hoạch quả ổn định.

Giống nhãn muộn T6 được nhân giống vô tính cây giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái.

- Đặc điểm cây giống:

+ Chùm quả thuộc dạng chùm sung sai quả, trung bình mỗi chùm nhãn nặng trên dưới 1kg. Chùm to có thể đạt trên 2kg. Quả to, 13 -16g/quả. Quả hình trái tim hơi vẹo. Khi chín cho cùi dày, giòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp.

+ Nhãn là loại quả ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh: Theo Y học cổ truyền, cùi nhãn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tâm, an thần. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa, giúp ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, ức chế các tế bào gây sưng tấy, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành. Nhãn có thể được dùng như một loại quả hoặc để chế biến các món ăn như chè nhãn lồng hạt sen đặc sản của miền Bắc.

Qua quá trình theo dõi trên 90 cây, cho ta thấy được khả cho quả và khối lượng quả (kg) của giống nhãn muộn T6 trong năm 2020 được thể hiện rõ qua bảng 4.2:

28

Bảng 4.2: Theo dõi khả năng cho quả của giống nhãn muộn T6 trong năm 2020 tại mô hình

Ô điều tra Số cây cho quả Khối lượng quả (kg) Số cây không cho quả Tỷ lệ % cây cho quả ODT1 26/30 26,1 4,0 86,7 ODT2 29/30 34,2 1,0 96,7 ODT3 27/30 30,23 3,0 90,0

Từ bảng số liệu cho thấy số cây cho quả cao, tỉ lệ cây cho quả trung bình trên 90%.

Vụ đông 2019-2020 được coi là vụ đông ấm nóng điển hình. Suốt mùa đông hầu như không có rét đậm, rét hại. Đã làm cho một số cây nhãn tại mô hình không ra hoa hoặc chậm ra hoa. Để khắc phục hiện tượng trên, mô hình đã tác động một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Với các cây đã phân hóa mầm hoa: Tiếp tục hạn chế độ ẩm của đất, phun bổ sung một số chế phẩm bón lá có hàm lượng lân, kali cao và có chứa các chất kích thích ra hoa và nở hoa như, HPC97-HXN, Kali tan, Multi-K, HP-ĐQ…

- Với những cây có khả năng ra hoa: Phun phân bón lá, thuốc phòng trừ sâu bệnh và tưới ẩm gốc để thúc cây ra hoa

- Những cây đã thấy rõ chùm hoa: Cần tưới nước đủ ẩm, bón/phun thêm các nguyên tố đa vi lượng giúp các chùm hoa to dài hơn, nhanh nở hoa, đậu quả. - Những cây vừa có hoa, có lộc thì cắt bỏ lộc non kết hợp chăm sóc, để cây tập trung dinh dưỡng cho ra hoa, đậu quả.

- Những cây chưa phân hóa mầm hoa: Dùng hóa chất KClO3 và NaClO3

xử lý thúc đẩy quá trình hình thành hoa.

29

+ Lần 2: Tiến hành từ 15/2 - 5/3, xử lý cho những cây không ra hoa tự nhiên nhưng lộc trên cây đã chuyển màu bánh tẻ hoặc đã già.

Cách xử lý: Dùng cuốc xới nhẹ vùng đất quanh hình chiếu tán cây (hạn chế làm đứt rễ cây). Pha 30g KClO3 và NaClO3 với 10 lít nước sạch, khuấy tan, tưới đều cho 1m đường kính tán cây (cần tính đủ lượng hóa chất và nước để tưới hết diện tích tán cây). Sau xử lý phải tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục 7 - 10 ngày để tan hết hóa chất xử lý (trời mưa không cần tưới). 35 - 45 ngày sau (tuỳ điều kiện thời tiết) cây sẽ ra hoa.

Cần nắm vững dự báo thời tiết ngắn hạn (5 - 10 ngày): Nếu thời điểm nhãn nở hoa rộ mà dự báo trời có mưa hoặc gió mùa (sẽ làm chết phấn, ít quả), thì trước đó 5 - 7 ngày phải khoanh thân/cành hãm hoa. Khi quả đậu bằng hạt đậu xanh bón nuôi quả bằng rắc dưới tán cây hoặc hòa nước tưới (loại phân, số lượng theo qui trình hướng dẫn), có thể phun thêm các loại phân bón qua lá như Vườn Sinh Thái, Botrac, Thiên nông, Master gro, HPC97R… để tăng khả năng đậu quả và chống rụng quả non. Cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ vi sinh, để sớm phục hồi hệ vi sinh vật đất bị mất do xử lý hoa chất ra hoa nhãn.

* Kỹ thuật bền vững cho các năm sau:

- Chọn trồng cây giống có nguồn gốc từ những cây mẹ ít ra quả cách năm, chất lượng quả tốt.

- Không bón phân, tưới nước cho cây trong các tháng 11, 12 (âm lịch). - Sau khi kết thúc thu hoạch quả, cần làm vệ sinh vườn cây, kết hợp bón phân nuôi cành thu.

+ Lượng bón/1 cây là: 0,3-0,5kg Urê + 1-2kg Lân supe + 0,1-0,2kg Kali + 30-50kg phân chuồng hoai mục.

+ Cách bón: Đào 4 hốc dưới hình chiếu tán cây cách đều 4 hướng. Kích thước hốc: dài 0,6 - 1m, sâu 20 - 25cm, rộng 20 -30cm.

30

- Từ 15 - 30/11 (âm lịch) nếu thời tiết ấm ẩm, cây nhãn sinh trưởng khoẻ bất thường (ra nhiều lộc, lá xanh đậm, láng bóng)... cần cắt hết lộc đông kết hợp khoanh thân/cành, chặt rễ.

- Cách làm:

+ Với cây sinh trưởng khỏe khoanh mở tại các cành cấp 1, 2 hoặc 3, cách 1 cành khoanh 1 cành, hoặc cách 2 cành khoanh 1 cành. Cây sinh trưởng trung bình khoanh mịn.

+ Những cây sinh trưởng kém (thân, lá còi cọc) cần bón phân bổ sung. Lượng bón/gốc 5-15 kg phân hữu cơ vi sinh 0,5-2,0kg + NPK Đầu trâu 13- 13-13+TE (tùy tuổi cây). Lấy đất mượn lấp kín phân và tưới đẫm nước.

Bảng 4.3: Bảng diện tích, năng suất của giống nhãn T6 tại mô hình 3 năm gần đây

Năm 2017 2018 2019

Diện tích (ha) 0,6 0,6 0,6

Năng suất (tấn) 5,9 8,7 6,3

Từ bảng số liệu thể hiện rõ diện tích và năng suất của giống nhãn T6 trong 3 năm gần đây. Diện tích qua các năm không thay đổi, năng suất cao nhất là năm 2018 (8,7 tấn), tiếp đến là năm 2019 (6,3 tấn) và năm 2017 (5,9 tấn). Qua điều tra đánh giá và kế thừa số liệu của các năm trước dự kiến năng suất giống nhãn T6 tại mô hình năm 2020 đạt khoảng 8-9 tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)