Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)

Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, quản lý sâu bệnh hại cũng đã được các cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Rau quả và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ tiến hành ở các vùng trồng nhãn từ những năm 1997 – 1998. Kết quả đã phát hiện 12 loại bệnh và 38 loại sâu hại. Các đối tượng gây thiệt hại đáng kể nhất là bọ xít, rệp sáp, sâu đục quả, sâu đục thận, sâu tiện vỏ, bệnh sương mai. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng và trừ các loại sâu bệnh đã mang lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng của quả nhãn.

Từ những nét tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như là các kết quả nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước cho thấy nhãn là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thích hợp cho phát triển sản xuất hàng hoá ở một số nước vùng Đông Nam châu Á. Cây nhãn cũng khá đa dạng và phong phú về chủng loại giống (VD: Giống nhãn quế, nhãn IND, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lồng). Tuy nhiên để sản xuất nhãn hàng hoá đạt hiệu quả cao, cần thiết phải chọn được bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch, đồng thời phải có các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp kết hợp với việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Các nghiên cứu về tuyển chọn giống nhãn và kỹ thuật sản xuất nhãn hàng hoá cần chú trọng thực hiện cho từng vùng, nhất là những vùng trồng tập trung quy mô lớn như huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)