Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 59)

4.3.1. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong thời gian TTTN gian TTTN

- Lập kế hoạch công việc: biết lập kế hoạch quản lý các công việc sao cho hợp lý, biết sắp xếp thời gian phù hợp với công việc và rèn luyện bản thân phải có tính kỷ luật cao.

- Nâng cao kỹ năng chăm sóc cây nhãn:

+ Cắt tỉa, tạo tán: Là kỹ năng cần thiết nhằm hình thành phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây. Tránh sâu bệnh hại từ cành lá rậm rạp.

+ Bón phân: Nắm rõ được thời điểm và liều lượng bón phân cho hợp lý. - Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình thực tập tại mô hình ngoài việc được học kỹ năng tay nghề, em còn được học cách ứng xử giao tiếp với mọi người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Biết xử lý tình huống và thái độ làm việc nghiêm túc.

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại mô hình mô hình

Để nâng cao hiệu quả của việc thực tập tốt nghiệp tại mô hình cấn sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan, cụ thể như sau:

- Đối với khoa

+ Cần có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của quá trình thực tập. Đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho “sản phẩm đào tạo’’ của khoa, nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, tìm kiếm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau khi ra trường, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả thực tập

50

của sinh viên khoa, nhà trường có cơ sở quan trọng để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp.

+ Các bộ phận chuyên trách tổ chức của khoa cho các chương trình thực tập, việc lên kế hoạch, liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức các chương trình… cần được duy trì thường xuyên.

+ Cần có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng, các doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề khoa, nhà trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập hoặc tìm kiếm việc làm sau ra trường.

+ Nên khuyến khích sinh viên “tự bơi’’ để chủ động trong học tập, tích lũy các kỹ năng để có thể thuyết phục được các cơ quan, doanh nghiệp để có nơi thực tập tốt, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình.

+ Nên thường niên tổ chức lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, bằng bảng hỏi, trao đổi trực tiếp… của mô hình để biết được những hạn chế chưa phù hợp của chương trình đào tạo.

- Đối với sinh viên

+ Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Để có thể làm việc tốt, sinh viên cần có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó.

+ Sinh viên cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức, kinh nghiệm, nên tự tìm tòi, phân tích, đặc biệt là những vấn đề mới lạ liên quan đến ngành trồng trọt trong doanh nghiệp.

+ Mỗi sinh viên nên luôn có ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng như những quy định của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến.

- Đối với mô hình

+ Khi mô hình đã đồng ý tiếp nhận sinh viên đến thực tập thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn như cử một cán bộ phụ trách theo dõi quá trình

51

thực tập của sinh viên để quản lý, hướng dẫn, giúp sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập.

+ Mô hình cần duy trì, phối hợp thường xuyên với khoa để gắn kết tính thực tiễn cho quá trình thực tập của sinh viên.

52

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài em rút ra một số kết luận sau:

-Trang trại đi vào hoạt động sản xuất cây ăn quả từ năm 2012 đến nay, trang trại trồng một số cây điển hình như: ổi dài loan, nhãn lồng, cam v2, mít thái, bưởi diễn,hồng xiêm xoài. Hằng năm đều cho thu hoạch quả ổn định có chất lượng và giá thành cao. Bên cạnh những mặt đạt được, mô hình sản xuất cây ăn quả của trang trại còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng . Đó là tình trạng sản xuất còn manh mún chưa có sự liên minh giữa các trang trại với nhau, chất lượng cây ăn quả chưa đồng đều, còn thiếu một số đồ dùng phục vụ sản xuất.

-Sản xuất và kinh doanh giống nhãn T6 vẫn còn nhiều khó khăn về kỹ thuật và sâu bệnh hại. Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây nhãn phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên để cây nhãn phát triển bền vững, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị của nhãn thì chỉ nên áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hữu cơ, sử dụng các loài thiên địch hoặc các biện pháp sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

-Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đi thực tập ở mô hình

+) Biết lập kế hoạch để thực hiện công việc có hiệu quả như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả trong đợt thực tập tốt nghiệp

+) Nâng cao tay nghề trong sản xuất giống, kỹ năng nhân giống bằng phương pháp ghép; cắt tỉa, tạo tán; bón phân;...

+) Nâng cao kỹ năng trong giao tiếp với mọi người xung quanh, có thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm và tình yêu đối với nghề nghiệp mình đã chọn.

53

5.2. Đề nghị

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại mô hình sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Chủ động đề xuất kế hoạch làm việc và các kỹ thuật cần được áp dụng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên hướng dẫn để các công việc cần được giải quyết.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài Liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Đương, 2005 “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nhãn Hương chi

tai Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp.

2. Vũ Mạnh Hải, Phạm Văn Côn, Nguyễn Thị Bích Hồng, 2002. “Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao, ổn định năng suất

nhãn”, Kết quả nghiên cứu khoa học vè rau quả, NXBNN Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Bích Hồng, Vũ Việt Hưng, Đỗ Đình Ca, Nguyễn Văn Nghiêm, 2006 “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn các giống nhãn chín muộn, Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ về Rau, Hoa, Quả và Dâu tằm tơ Viện

nghiên cứu Rau quả 2001 – 2005”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Kế, Lê Phạm Hòa Chin, 2001. “Ảnh hưởng của một số loại

phân bón lá đến sự đậu quả, năng suất và phẩm chất nhãn tiêu da bò”,

Tạp san khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp.

5. Phan Sỹ Mẫn, Nguyên Việt Anh, 2001 “ Những giải pháp cho nền nông

nghiệp hàng hóa’’, Tạp chí tia sáng, số 3.

6. Nguyễn Văn Nghiêm, Vũ Mạnh Hải, Đào Quang Nghị, Hoàng Chúng Lằm Phạm Ngọc Lý, 2010 “ Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ghép nhân giống và

ghép cải tạo giống vải, nhãn’’, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Hà Nội.

7. Trần Thế Tục, 2009 Cây nhãn kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Lao động – Xẫ hội, Hà Nội.

II. Internet

8. BaoKhuyenNong, https://baokhuyennong.com/cay-nhan/, truy cập 27/07/2020

9. VnEconomy, http://vneconomy.vn/viet-nam-xuat-khau-vai-nhan-dung-nhi- the-gioi-20190610004132011.htm, truy cập 28/07/2020

55

10. 123doc (Thư viện tài liêu trực tuyến Việt Nam)

https://toc.123doc.net/document/1173831-cac-mat-thuan-loi-va-kho-khan- cho-phat-trien-nganh-cay-an-trai.htm, truy cập 29/07/2020

11. Trung Tâm chuyển giao giống cây ăn quả chất lượng cao (HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM), http://giongcayanqua.edu.vn/cay-nhan- giong.html, truy cập 29/07/2020

12. Tài liệu khuyến nông, https://sites.google.com/site/tailieukn/trong-trot/ky- thuat-trong-nhan, truy cập 30/07/2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 59)