Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 58)

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại mô hình, công việc chính của em được phân công là chăm sóc giống nhãn muộn T6. Dựa vào kiến thức và kỹ năng học được ở trường, cùng với việc tham khảo tài liệu và trao đổi thông tin với các kỹ thuật viên trong mô hình. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng trong quá trình sản xuất của mô hình.

31

4.2.1.1. Làm cỏ

Khi làm cỏ làm từ trong gốc ra xung quanh tán, cẩn thận không làm quá sát so với phần gốc nhãn tránh làm tổn thương gốc nhãn. Nên cuốc cách xa gốc nhãn khoảng 20cm. Việc làm cỏ vườn sẽ loại bỏ những cây dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây nhãn, khiến vườn nhãn thông thoáng hạn chế nấm bệnh phát triển. Ngoài ra để tăng hiệu quả sử dụng đất, giữu độ ẩm cho đất thì bà con cũng có thể trồng xen các cây họ đậu, rau ngắn ngày xen canh với cây nhãn. Trong quá trình làm cỏ không nên sử dụng thuốc diệt cỏ, mà nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc xử lý thủ công như: dùng cuốc, dùng tay nhổ cỏ,...

4.2.1.2. Phân bón

Cây nhãn nói riêng và các cây trồng nói chung đều hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất.

Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây nhãn chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây nhãn sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, giúp cung cấp và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là một số ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây nhãn:

- Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây nhãn. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây như đẻ nhánh,

32

Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây.

- Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất: Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây nhãn, quan trọng nhất là giai đoạn ra hoa và nuôi quả. Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước ra hoa là thời kỳ quyết định đến số lượng và chất lượng ra hoa, việc bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, protein, đường,…) giúp quả to, đồng đều và đạt được năng suất cao hơn.

- Ảnh hưởng của phân bón đến phẩm chất, chất lượng: Phẩm chất, chất lượng của cây nhãn bao gồm các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phần các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng,... và phân bón có tác động rất lớn tới phẩm chất, chất lượng của cây nhãn.

Qua quá trình điều tra theo dõi thực tế tại mô hình và kế thừa số liệu từ những năm trước, hàng năm ta chia làm 3 lần bón/năm được thể hiện qua bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4: Sử dụng phân bón cho giống nhãn muộn T6 trong mô hình

Đơn vị: (kg/cây/năm)

STT Số lần bón Phân chuồng (kg) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg)

1 Lần 1 8 0,2 0,4 0,3

2 Lần 2 11 0,4 0,6 0,5

3 Lần 3 15 0,3 0,5 0,4

Tổng 3 34 0,9 1,5 1,2

Qua bảng số liệu trên cho thấy được lượng phân bón và số lần bón phân cho cây nhãn:

- Giống nhãn muộn T6 sử dụng lượng phân bón tổng là 34kg phân chuồng + 0,9kg đạm Urê + 1,5kg lân + 1,2kg KCl cho mỗi năm. Trong những năm này, lượng phân bón mỗi năm cũng được chia làm ba lần bón:

33

+ Trước khi cây ra hoa cần bón 8kg phân chuồng + 0,2kg đạm Urê + 0,4kg lân + 0,3kg KCl.

+ Lần 2 là khi cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả cần bón cho cây 11kg phân chuồng + 0,4kg đạm Urê + 0,6kg lân + 0,5kg KCl.

+ Lần 3 là khi quả đang bắt đầu lớn cần bón 15kg phân chuồng + 0,3kg đạm Urê + 0,5kg lân + 0,4kg KCl.

Hình ảnh 4.1: Cây nhãn sau khi bón phân

- Cách bón phân: Rải đều phân quanh các rãnh cây đã đào trước xung quanh cây nhãn rồi lấp đất cho phẳng.

- Đạm, lân, kali tác động lên cây nhãn:

+ Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.

+ Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

+ Kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.

* Các dấu hiệu nhận biết cây nhãn đủ, thừa hay thiếu phân - Đủ lượng phân bón

Tình hình sinh trưởng, phát triển kém hay khỏe mạnh của cây có thể nhận biết qua các đặc điểm hình thái của cây (sự phát triển của thân lá, sự ra hoa,…). Nếu có đủ phân bón, đủ các dưỡng chất cần thiết cây sẽ sinh trưởng, phát triển tươi tốt, khỏe mạnh. Để sử dụng phân bón hợp lý, cân đối cần quan sát, xác định từng yếu tố:

+ Độ đồng đều về đặc điểm hình thái bên ngoài, về giai đoạn phát triển, về năng suất cùng một diện tích.

+ Khả năng phát triển, sinh trưởng của cây như chiều cao, số cành, số nhánh hữu hiệu, kích thước, số lượng lá, số quả trên cây.

- Thiếu phân bón

Thiếu các chất dinh dưỡng cây sinh trưởng, phát triển kém, không bình thường, giảm năng suất, cây sẽ có một số biểu hiện như:

+ Thiếu đạm (N) cây sẽ sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, lá cây sẽ úa vàng, khả năng quang hợp yếu, năng suất giảm mạnh, khả năng phân cành, đẻ nhánh kém.

+ Thiếu lân (P) lúc đầu lá màu xanh đậm, xuất hiện các vệt có màu đỏ sẫm, biểu hiện từ dưới lên, từ ngoài mép vào, lá nhỏ, sinh trưởng kém, chậm.

+ Thiếu kali (K) lá có bề ngang hẹp, lá ngắn, mép ngoài lá bị héo và khô. - Dư thừa phân bón

+ Thừa đạm (N) cây sinh trưởng quá mạnh, cây yếu dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.

35

+ Thừa kali (K) ở mức thấp sẽ hạn chế cây hấp thu một số chất như magie, natri,… dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây gây tác động xấu đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây. Vì vậy, nên bón phân đầy đủ để cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng là rất cần thiết, không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả.

4.2.1.3. Khoanh vỏ

- Giai đoạn khoanh vỏ: Vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch.

- Chiều rộng của vết khoanh: Vết khoanh rộng khoảng 1,5 - 2mm (đối với cành nhỏ), 3 - 5mm (đối với cành lớn), độ sâu vết khoanh khoảng 2mm . Chỉ khoanh vỏ trên những cành chính, nên để lại 1-2 cành thường được gọi là nhánh thở để có nhựa nuôi cây. Đã có nhiều trường hợp chết cành hoặc chết cả cây xảy ra là do khi khoanh vỏ cho cây ra hoa đã tạo ra một vết khoanh quá lớn. Hoặc như trường hợp khi cây chưa kịp ra hoa thì hai dấu vết khoanh đã liền nhau do chiều rộng của vết khoanh quá nhỏ.

- Vị trí khoanh vỏ: Khoanh vỏ ở gốc thân chính hay trên cành cấp 1 nhưng lại không chừa "nhánh thở" cho cây hoặc để lại những cành quá nhỏ, những cành phía dưới, cành nằm bên trong tán cây dẫn đến trường hợp cây chết trước khi ra hoa.

36

Hình ảnh 4.2: Nhãn sau khi đã khoanh vỏ

Biện pháp khoanh cành nhằm ngăn cản dòng nhựa vận chuyển từ trên tán xuống rễ làm tăng tỷ lệ cacbon/đạm (C/N) ở chồi ngọn tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Biện pháp này chỉ áp dụng với những cây nhãn sinh trưởng khỏe.

Sau khi khoanh vỏ cành cần kiểm tra tình hình sinh trưởng của cây nhãn: Việc kiểm tra vườn nhãn sau khoanh vỏ cành là công việc cần thiết để có được biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sinh trưởng lộc của nhãn bởi các lý do sau:

Trong điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi (trời không có mưa) thì sau khoanh cành thì nhãn sẽ ngừng sinh trưởng (không tiếp tục ra lộc).

Trong điều kiện thời tiết bất thuận (có mưa) thì vải và nhãn vẫn ra lộc bình thường (tức là biện pháp khoanh vỏ cành không mang lại hiệu quả như người làm vườn mong muốn).

Việc kiểm tra vườn nhãn sau khoanh cành cần tiến hành định kỳ từ 3-5 ngày một lần, nếu điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi (trời không mưa) thì thì

37

5 ngày kiểm tra vườn một lần, nếu thời tiết có mưa cần phải kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện lộc nhãn.

4.2.1.4. Tỉa cành và tạo tán

Việc cắt, tỉa cành cho cây thông thoáng giúp các cành trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng làm cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ. Mức độ cắt tỉa ở cây nhãn còn tùy thuộc vào giống, tuổi cây, trạng thái sức khỏe của cây, mùa vụ,…để có thể quyết định đốn đau hay cắt nhẹ. Sau khi thu hoạch xong cần cắt bỏ đồng loạt những đọt đã mang trái hay không mang trái ở vụ trước nhằm tạo ra bộ tán đều và đồng loạt. Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành mọc nằm bên trong tán.

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38

Cây nhãn phát triển tốt khi nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ 2 nguồn:

- Dinh dưỡng được hút nuôi cây từ bộ rễ

- Dinh dưỡng cung cấp cho cây từ bộ lá do quá trình quang hợp

Sự cân đối giữa 2 nguồn dinh dưỡng này giúp cho cây nhãn sinh trưởng phát triển tốt và do đó con người tác động vào cây có tỷ lệ C/N thích hợp (C là nguồn cacbon, N là nguồn đạm). Khi C/N cao thường xảy ra ở cây già bộ rễ hoạt động kém nên cung cấp nhựa nguyên không đủ. Trong khi bộ khung tán lớn, lá nhiều quang hợp cũng không tốt do vậy việc vận chuyển nhựa khó khăn. Tỉ lệ C/N thấp thì nhựa luyện ít do quang hợp yếu, lá quá dày hơn nữa thường xảy ra vào trường hợp cây còn trẻ bộ rễ sung sức, hút các chất dinh dưỡng mạnh và bón nhiều phân nhất là đạm. Cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng trải qua 2 giai đoạn đó là:

- Giai đoạn kiến thiết cơ bản - Giai đoạn kinh doanh

Đối với nghề trồng cây ăn quả cắt tỉa hàng năm cho cây là công việc cần thiết và tiến hành thường xuyên. Cắt tỉa trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo bộ khung cho tán cây, còn cắt tỉa ở giai đoạn kinh doanh (cây đã cho thu hoạch) là một biện pháp nâng cao năng suất và phẩm chất, khắc phục hiện tượng cách năm, kéo dài thời gian thu hoạch và làm tăng hiệu quả kinh tế. Cắt tỉa cho cây khỏe mạnh sung sức và bồi dưỡng được nhiều cành mẹ tốt, dinh dưỡng không bị phân tán, nhằm điều chỉnh cân đối giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu quả tốt. Cắt tỉa tạo tán là một biện pháp rất có ý nghĩa trong thâm canh nhãn. Cắt tỉa tạo tán là một công việc thường xuyên trong năm, nhằm để cho cây phân bố tán đều, nâng cao quang hợp, tập trung dinh dưỡng cho năng suất cao. Cây nhãn ưu thế đỉnh sinh trưởng rất mạnh, chùm hoa ra ở ngọn cành mẹ

39

sau đó nở hoa và kết quả. Thời kỳ có quả các mầm ở nách cành quả không dễ nảy lộc thành cành bị ảnh hưởng của ưu thế đỉnh sinh trưởng đỉnh chính vì vậy tỉa bớt hoa, quả tạo điều kiện ngoài việc quả đều còn ra được nhiều cành thu và cành hè làm cành mẹ cho năm sau.

4.2.1.5. Bảo vệ thực vật

Nhãn cũng như nhiều loại cây ăn quả khác bị rất nhiều các loại dịch hại tấn công. Chúng gây thiệt hại một cách đáng kể cho người sản xuất, có những loài gây hại ở mức độ thấp, nhưng có những loài làm giảm năng suất rõ rệt thậm chí còn làm nhãn mất mùa hoàn toàn. Cây nhãn có nhiều loại dịch hại như đáng chú ý nhất là bọ xít nhãn, rệp sáp, sâu đục cành, bệnh sương mai, đốm lá, héo cành, muội đen,... Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, qua kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại tại mô hình được thể hiện ở bảng sau:

40

Bảng 4.5: Tình hình một số sâu bệnh hại chính trên giống nhãn muộn T6 tại mô hình

STT Tên Việt

Nam Tên khoa học

Bộ phận gây hại Thời gian gây hại Mức độ gây hại 1 Sâu đục gân lá Acrocercops hierocosma Meyr Lá Tháng 2-8 +

2 Sâu đục trái Conogethes punctiferalis Quả Tháng 6-8 + 3 Bọ xít Tessaratoma papillosa Lá non, quả Tháng 2-7 +

4 Rệp sáp Pseudococus sp Hoa, quả non Tháng 4-6 + 5 Bệnh thối hoa Colletotrichum sp Hoa Tháng 2-3 + 6 Bệnh cháy lá Paraguariensis Maublanc Lá Tháng 3-10 + 7 Bệnh phấn trắng Oidium sp Cuống quả Tháng 4-7 + 8 Bệnh sương mai

Phythopthora sp Hoa, quả

non

Tháng 2-4 +

Nhìn chung giống nhãn muộn T6 ít bị các bệnh gây hại và thường ở mức độ thấp, không có loại sâu hại nào làm thiệt hại lớn đến năng suất của nhãn. Đa số sâu bệnh hại trên lá non, hoa và quả.

41

* Hình thái gây hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại - Sâu hại

+ Sâu đục gân lá (Acrocercops hierocosma Meyr)

Hình thái và cách gây hại: Thành trùng màu xám nâu, kích thước sải cánh khoảng 4 mm, cánh trước dài và hẹp, trên cánh có những vân màu trắng bạc, cánh sau hình dùi có nhiều lông tơ mịn dài. Ấu trùng dài khoảng 5mm có màu xanh nhạt. Sâu chui ra khỏi gân lá để hoá nhộng, nhộng dài khoảng 5 mm được che phủ bên ngoài bằng một màng mỏng đính trên mặt lá nhãn.

Sâu gây hại trên nhãn, vải. Bướm cái thường đẻ trứng trên các cành, lá nhãn non. Sâu nở ra ăn phá bằng cách đục vào gân chính của lá, làm đứt nghẻn mạch nhựa của lá, lá không phát triển được hoặc bị méo mó. Triệu chứng lá bị cháy khô đầu trông rất giống lá bị bệnh. Khi các đợt lộc bị gây hại nặng ảnh hưởng đến sự phát triển bộ lá, làm giảm khả năng ra hoa hoặc trái bị rụng.

Phòng trị: Tỉa cành để các đợt ra lộc tập trung dễ kiểm soát.

Phun thuốc trong giai đoạn cây ra đợt non bằng các loại thuốc như:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 58)