CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Vũ Thành Quynh (2010), đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” và đã có kết luận: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Ninh Hải đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ninh Hải theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 từng bước tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất, phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục đích sử dụng một các hợp lý và hiệu quả trên quan điểm bảo vệ đất bảo vệ môi trường sinh thái. Tác giả cũng đã nêu ra những bất cập trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 như: có nhiều công trình dự án không triển khai thực hiện theo tiến độ đã đề ra, một số công trình dự án phát sinh ngoài quy hoạch, một số chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện không được hợp lý dẫn đến việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn để thực hiện các công trình dự án, quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa bám sát với thực tế, vẫn mang nặng tính chủ quan của người lãnh đạo và tư tưởng nhiệm kỳ. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, tác giả đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong thực hiện, đề tài cũng đã nêu ra 4 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện….[17].

Thân Thị Nguyệt Nga (2011), cũng đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 – 2010 của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và đã rút ra một số kết luận: Thực hiện phương án Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 – 2010 của huyện Đức Thọ đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt giữa trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; xây dựng các cụm công nghiệp, khu thương mại dịch vụ…đồng thời không ngừng

phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng an ninh được giữ vững. Ngoài ra tác giả cũng đã nêu được những tồn tại trong quá trình thực hiện thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 – 2010 của huyện Đức Thọ là: Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chưa đồng bộ; giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập và chưa có sự gắn kết với nhau; hiều công trình dự án phát sinh ngoài quy hoạch được duyệt; Quy hoạch sử dụng đất chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; quy hoạch vẫn thiếu tính khả thi, tính dự báo, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí lớn về đất đai; Quy hoạch cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa định hướng dài hạn về ngành nghề, công nghệ và tiến độ triển khai chưa cụ thể, đầu tư không đồng bộ, gây lãng phí đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; một số cụm công nghiệp quy hoạch theo phong trào; Việc công bố quy hoạch sau khi được duyệt chưa được quan tâm đúng mức; việc tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện còn nhiều hạn chế, nhiều công trình dự án qua 3 năm nhưng vẫn chưa thực hiện dẫn đến quy hoạch treo; Trên cơ sở nêu ra những bất cập, tác giả cũng nêu ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới là: nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện. [7]

Đỗ Thị Loan (2012), khi đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cũngđã rút ra một số kết luận: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần huy động được mọi tiềm năng về đất đai và tài nguyên sẵn có để phát triển nền kinh tế toàn diện, với nhịp độ tăng trưởng kinh tê ngày càng cao, phát triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khai thác tối đa lợi thế vùng bãi bồi để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, hệ thống thuỷ lợi, đê điều được tu bổ thường xuyên đảm bảo nhu cầu tưới tiêu trong toàn huyện, hệ số sử dụng đất được nâng lên. Tác giả đã chỉ ra những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 là: Việc lập quy hoạch sử dụng đất của các xã là không đồng đều, không thống nhất về giai đoạn, khả năng định hướng sử dụng đất của một số xã không đúng theo thực tế phát triển, do đó dẫn đến tình trạng bổ sung quy hoạch ở nhiều xã trong giai đoạn cuối kỳ quy hoạch; Hệ thống xử lý rác thải chưa được chú trọng, toàn bộ quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và quy hoạch huyện chưa có quy hoạch vị trí để làm bãi rác; Tỷ lệ lao động được đào tạo ở huyện chưa cao, nhất là các xã bãi ngang, phương thức nuôi thuỷ sản chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh tự nhiên, do đó làm giảm năng suất và gây ô nhiễm môi trường sinh thái; Trên cơ sở những tồn tại trên, đề tài cũng chỉ ra những nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế ở những khâu: quy trình lập

quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập; chỉ tiêu phân bổ đất cho các ngành còn trồng chéo, diện tích phân bổ cho mục đích phi nông nghiệp thường lớn hơn thực tế, khả năng dự báo có mức độ an toàn không cao..); thiếu vốn thực hiện quy hoạch, rất nhiều công trình đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất nhưng không bố trí được nguồn vốn để thực hiện; việc bố trí sử dụng đất còn thiếu cơ sở khoa học, mang tính phiến diện, chưa sát với thực tế, tính lô gich còn thấp, các giải pháp thực hiện còn chung chung, thiếu các giải pháp cụ thể... Từ những hạn chế bất cập nêu trên, đề tài nêu ra 6 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch cho thời kỳ tiếp theo gồm: giải pháp về cơ chế chính sách pháp luật, giải pháp về quản lý hành chính, giải pháp về kinh tế, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về bảo vệ môi trường, giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

Cao Thị Bích Hạnh (2013), đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 và đề xuất phương án đến năm 2020 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

* Nhận xét chung: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

của 4 huyện thuộc 4 tỉnh khác nhau (tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Quảng Bình), nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều đưa ra được những kết luận chung nhất là thực hiện quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của người dân. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở bảo vệ đất, bảo vệ môi trường… Các công trình nghiên cứu cũng đã nêu được những tồn tại chung nhất của quy hoạch sử dụng đất là thiếu vốn để thực hiện quy hoạch, tính khả thi còn thấp, có nhiều công trình dự án phát sinh ngoài quy hoạch…Đối với đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch thì cả 3 đề tài đều đưa ra 4 nhóm giải pháp chung là: nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện (đối với mỗi địa phương thì từng giải pháp cụ thể trong nhóm giải pháp trên khác nhau). Riêng đề tài đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2000 – 2010 của huyện Yên Lạc nêu thêm 2 nhóm giải pháp khác là: giải pháp về quản lý hành chính và giải pháp về bảo vệ môi trường.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)