Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình, địa mạo

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 106º25’ đến 106º59’ kinh độ Đông và16º55’ đến 17º22’ vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) - Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Huyện Lệ Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 140.180,45 ha (theo số liệu thống kê đất đai 2015), với 28 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn (Kiến Giang và Nông trường Lệ Ninh) và 26 xã (An Thủy, Dương Thủy, Cam Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy).

Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái địa hình, huyện Lệ Thủy được chia làm ba lớp: núi thấp, đồi và đồng bằng. Địa hình nghiêng trung bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam, đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên .

- Địa hình núi thấp: Vùng núi thấp chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện,

có độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc 20 - 250 được hình thành sau vận động Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, tập trung ở phía Tây đường Hồ Chí Minh đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy.

- Địa hình gò đồi: Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi thấp ở phía

Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, độ cao trung bình từ 30 - 100 m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các xã: Thái Thủy, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ...

- Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng phù sa nội đồng và đồng bằng cát

ven biển.

+ Đối với vùng đồng phù sa nội đồng: Có địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông - Tây) bình quân 5 - 7 km, độ cao từ (-2,00) đến (+2,50 m). Giữa đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn,...

+ Đồng bằng cát ven biển chủ yếu gồm các đồn cát, đụn cát, đồi cát có độ cao dưới 10m, tuy nhiên cũng có những cồn cát cao đến 30 m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn

Huyện Lệ Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ: có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào... Tuy nhiên, Lệ Thủy cũng nằm trong vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, mỗi năm hình thành 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh thường gây nên hạn hán; mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thường xảy ra mưa lớn gây ra lũ lụt.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm của huyện 24,200C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 17,30 0C (tháng 12). Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ cao (trung bình 28 - 30 0C), tháng nóng nhất là tháng 5, 6, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 370C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C. Tổng tích ôn trong năm trong khoảng 8600 o

C - 9000oC. Biên độ ngày và đêm trung bình 5oC - 8oC.

- Chế độ mưa: Huyện Lệ Thủy có lượng mưa bình quân hàng năm tương đối

cao khoảng từ 1.900- 2.100 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10 (chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 1 đến tháng 5 lượng mưa chỉ chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn.... Tổng số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Lệ Thủy vào khoảng 84,90%. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực đại vào tháng 7 (xuống 65 - 70%). Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình thường cao, trên 85% có khi lên đến 90%.

- Nắng: Huyện Lệ Thủy có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày. Các

tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, đạt trên 150 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình khoảng 1400 giờ/năm.

- Gió: Huyện Lệ Thủy chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Tây

Nam thổi vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8), mang theo luồng khí nóng do đó vào những tháng này thường xảy ra khô hạn, trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Gió mùa Đông Bắc thổi mạnh vào mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) mang theo hơi nước và không khí lạnh.

- Bão và lũ lụt: Huyện Lệ Thủy nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của

bão. Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-10). Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ lụt, lũ quét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

Huyện Lệ Thuỷ có con sông chính là Kiến Giang và các sông suối nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức. Trên sông Kiến Giang do xây dựng đập ngăn mặn An Lạc để lấy nước tưới và sinh hoạt nên đã phần nào điều hòa dòng chảy và lưu lượng nước sông đổ về hạ lưu.

Chế độ thuỷ văn huyện lệ thủy chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sông Kiến Giang. Ở thượng lưu sông chịu ảnh hưởng chủ yếu là mưa và lượng nước ngầm thường xuyên cung cấp cho sông. Mùa mưa vùng hạ lưu sông từ tháng 9 đến tháng 11, chậm hơn

thượng nguồn một tháng nhưng vì cùng một con sông nên chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng thượng lưu, do đó mùa lũ cũng tương tự như vùng thượng lưu. Trên sông Kiến Giang mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)