Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Qua nghiên cứu điều tra phân loại đất ở huyện Lệ Thuỷ cho thấy toàn huyện có 20 loại đất thuộc 10 nhóm đất với 33 đơn vị đất. Trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất huyện Lệ Thuỷ với khoảng 101.169,38 ha chiếm 72,17% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, phân bố ở các xã phía Tây và phía Nam của huyện. Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá cát, đá phiến sa, đá granit. Kế đến là nhóm đất cát có diện tích khá lơn gồm 2 đơn vị đất là: Cồn cát trắng vàng (Cc) và đất cát biển trung tính ít chua (C), tập trung chủ yếu ở các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy. Chiếm diện tích nhỏ nhất là nhóm đất mặn với khoảng 545,59 ha, được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, lắng đọng trong môi trường nước mặn, phân bố ở vùng hạ lưu sông Kiến Giang (Hồng Thủy, An Thủy...)

Bảng 3.1. Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy

STT Các nhóm đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 140.180,45 100,00 1 Nhóm đất cát C (Arenosols) 16.168,2 11,53

2 Nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols) 545,59 0,39

3 Nhóm đất phèn S (Thionic Fluvisols) 2.752,67 1,96

4 Nhóm đất phù sa P (Fluvisols) 6.035,81 4,31

5 Nhóm đất gley GL (Gleysols) 1.327,73 0,95

6 Nhóm đất mới biến đổi CM (Cambisols) 1.008,24 0,72 7 Nhóm đất có tầng loang lỗ L (Plin thosols) 716,64 0,51

8 Nhóm đất xám X (Acrisols) 10.1169,38 72,17

9 Nhóm đất đỏ F (Ferralsols) 842,34 0,60

10 Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols) 6327,5 4,51

11 Sông suối và đất khác 3.286,35 2,34

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu tài nguyên đất huyện Lệ Thủy

Qua bảng trên ta thấy tài nguyên đất của huyện Lệ Thủy có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng...Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện có những hạn chế nhất định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm, trong đó có sông Kiến Giang và một số sông suối nhỏ khác, thuận lợi cho việc vận tải thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản.

Toàn huyện có nhiều công trình đại thủy nông, trung thủy nông như: hồ An Mã, Phú Hòa,…và một loạt hồ chứa nhỏ khác với dung tích hàng trăm triệu m3 nước, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngăn lũ, phân lũ phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và cho công nghiệp trong tương lai. Lượng nước sông Kiến Giang tuy khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô hạn và bốc mặn ở hạ lưu vào mùa khô và bị ngập lụt vào mùa mưa.

Nước ngầm ở huyện Lệ Thuỷ khá phong phú nhưng phân bố không đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nông và dồi dào, vùng đồi núi mực nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Toàn huyện hiện có 25 hồ chứa nước nhân tạo lớn nhỏ với dung tích hơn 235 triệu m3 nước và gần 7,8 km2 sông ngòi và đầm phá tự nhiên, nguồn nước

ngầm trong cát vùng ven biển có thể phục vụ tưới từ 550 - 600 ha lúa và cấp nước cho hàng trăm ha nuôi thủy sản mặn lợ.

Chất lượng nước ở huyện Lệ Thuỷ nhìn chung khá tốt thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt của nhân dân. Riêng với các xã ở hạ lưu sông Kiến Giang do bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô còn khó khăn.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra hiện có, trên địa bàn huyện tập trung một số loại khoáng sản có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế như sau:

* Nhóm kim loại gồm:

- Vàng, bạc: Được phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện Lệ Thuỷ, hiện nay đang

thăm dò, khả năng có trử lượng công nghiệp.

- Sắt: Điểm có giá trị và quy mô lớn hơn các mỏ sắt khác tại Quảng Bình phát hiện ở xã Sen Thuỷ và Hoàng Viễn (Sơn Thuỷ), các điểm quặng chỉ mới ở giai đoạn khảo sát tổng quát.

- Inmenít (Titan): phân bố ven biển xã Sen Thủy, Ngư Thuỷ Nam. Hàm lượng quặng trong cát trung bình 90,43 kg Inmenít/m3, 12,06 zircon/m3. Điểm ở Ngư Thuỷ Nam có trữ lượng khá, còn lại các điểm khác có trữ lượng nhỏ, ít có triển vọng công nghiệp. Việc khai thác quặng titan ở khu vực ven biển sẽ gây tác hại đến môi trường sinh thái. Vì vậy cần phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác loại quặng này.

- Chì kẽm: Tại vùng núi xã Sơn Thủy có mỏ chì kẽm Mỹ Đức, Trước năm 1930 thực dân pháp đã có khai thác hiện nay còn lại một số hầm lò. Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất Bắc miền Trung thì mỏ chì kẻm Mỹ Đức ít khả năng có trữ lượng công nghiệp.

* Nhóm phi kim loại:

- Đá vôi: Tập trung vùng phía tây huyện ở các xã Sơn Thuỷ, Ngân Thuỷ và Lâm Thuỷ, Kim Thuỷ có diện tích trên 700 ha. Hiện nay nhiều mỏ đã được thăm dò và cấp phép khai thác là đá xây dựng. Nguồn đá vôi của Lệ Thuỷ khá phong phú đáp ứng cho nhu cầu đá xây dựng các loại vùng phía nam tỉnh và phía Bắc Quảng Trị. Tuy nhiên chủ yếu phân bố ở vùng các xã miền núi nên hạn chế về giá trị kinh tế.

- Sét gạch ngói: Có ở Đại Giang với trữ lượng khoảng 0,58 triệu m3, Phú Kỳ khoảng 1,8 triệu m3... Các nguồn nguyên liệu sét có chất lượng tốt. Hiện nay đang được khai thác để sản xuất gạch ngói.

người dân đã khai thác trái phép một số nơi làm ô nhiểm môi trường và gây xói lở ở 2 bờ sông Kiến Giang. Ngoài ra, huyện còn có mỏ cát trắng ở Hưng Thủy trữ lượng lớn, tỷ lệ SiO2 > 97% có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung (Blook), sản xuất màng mỏng silit trong công nghệ tin học, quang học, pin mặt trời và sản xuất thuỷ tinh cao cấp.

- Nước khoáng nóng Bang: Được khai thác để sản xuất nước khoáng đóng chai, nguồn nước khoáng Bang được phân bố thành vùng nhỏ với 30 điểm phun, nhiệt độ sôi tại lỗ phun trên 1050C, có áp lực và lưu lượng khá lớn (3,54 lít/giây), chất lượng nước khá tốt. Ngành y tế xác nhận nguồn nước khoáng này không chỉ có giá trị về sản xuất nước giải khát mà còn có tác dụng chữa bệnh. Do nguồn nước khoáng có nhiệt độ cao và nằm khá sâu nên các nhà khoa học dự đón ở đây có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt công suất 30 - 40MW mà không ảnh hưởng đến chất lượng, trử lượng mỏ nước khoáng cũng như môi trường .

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

Theo báo cáo thống kê đất đai đến ngày 31/12/2015 và rà soát quy hoạch 3 loại rừng toàn huyện Lệ Thuỷ có 104.617,00 ha rừng. (Trong đó bao gồm: Rừng sản xuất có 82.147,41 ha và rừng phòng hộ có 22.469,69 ha), chiếm 74,63% diện tích tự nhiên, trong đó rừng giàu chiếm khoảng 10%, rừng trung bình 36%, rừng nghèo 54%.

3.1.2.5. Tài nguyên biển

Huyện Lệ Thuỷ có đường bờ biển dài 30 km từ Ngư Thủy Bắc đến Ngư Thủy Nam. Với ngư trường rộng hàng trăm hải lý, có nguồn lợi hải sản phong phú và có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu và tiêu dùng như tôm hùm, mực, cá thu, cá chim... Do nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nên nhiệt độ nước biển cao, lượng bốc hơi lớn kéo theo độ mặn cao. Việc khai thác đánh bắt hải sản của người dân còn nhỏ mang tính tự cung tự cấp nhiều. Các thuyền lớn đánh bắt xa bờ ít nên sản lượng đánh bắt hàng năm thấp chưa tương xứng với tiềm năng với nguồn tài nguyên.

Vùng đất cát ven biển của huyện với diện tích tự nhiên khoảng 10,90 nghìn ha, nơi rộng nhất 7 km, có độ cao trung bình 10 - 20m. Cát trong khu vực này có khả năng dùng làm nguyên liệu thuỷ tinh và làm gạch silicat, đồng thời đây là vùng có điều kiện mở rộng, phát triển du lịch biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp.

3.1.2.6. Tài nguyên nhân văn, du lịch

* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu niên giám của phòng Thống kê huyện Lệ

Thuỷ, tính đến ngày 31/12/2015 huyện Lệ Thủy có 38.605 hộ, dân số toàn huyện là 142.718 người, trong đó nữ chiếm 71.533 người, nam có 71.185 người, tổng dân số

thành thị là 11.515 người chiếm 8,07 % tổng số dân toàn huyện. Tổng dân số nông thôn là 131.203 người chiếm 91,93 % tổng số dân toàn huyện.

Phần lớn bộ phận dân cư huyện Lệ Thuỷ là người Kinh đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế, văn hoá của huyện. Có 4 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Khơ me (Vân Kiều, Ma Coong, Khua) và nhóm ngôn ngữ Việt Mường (A rem).

Dân cư huyện Lệ Thuỷ phân bố không đều giữa các xã, thị trấn. Theo số liệu điều tra niên giám thống kê huyện năm 2015, mật độ dân số ở thị trấn Kiến Giang là 1992,08 người/km2, ở thị trấn Lệ Ninh là 436,92 người/km2, trong khi ở xã Lâm Thuỷ là 5,94 người/km2, Ngân Thủy là 11,04 người/km2.

Nguồn nhân lực: tính đến năm 2015, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 84.189 người, trong đó có 83.342 người tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân.

* Tài nguyên du lịch: Huyện Lệ Thủy có bờ biển dài, nhiều bãi cát rộng, thoải,

sạch, được bao bọc bởi hệ thống rừng phòng hộ ven biển đẹp và mát, đồng thời với tổng lượng bức xạ lớn (khoảng 1750 - 1900 giờ nắng trong năm) là điều kiện thuận lợi cho nghỉ dưỡng và du lịch biển. Bên cạnh đó hệ thống các đầm phá, sông suối như Bàu Dum, Bàu Sen (Sen Thủy), suối Bang (Kim Thủy), phá Hạc Hải, Hồ An Mã vừa có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản vừa có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra huyện còn có nhiều di tích lịch sử và nhân vật lịch sử khá nổi tiếng như thành nhà Ngô (Liên Thủy), chùa Hoằng Phúc (Mỹ Thủy), nhà thờ danh tướng Hoàng Hối Khanh, lăng mộ Lễ thành hầu Thượng đẳng công thần và khai quốc công thần Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)