Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đạt ổn định, chất lượng tăng trưởng của một số ngành, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản đạt ở mức khá. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người hàng năm tiếp tục được cải thiện.

Giai đoạn 2010 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,05%/năm. Trong năm 2015 giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng 10,19%, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,83%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,91%; dịch vụ tăng 15,10%.

Cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh, các phân ngành công nghiệp có lợi thế của huyện (chế biến nông - lâm - thủy sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu tư và chiếm tỷ trọng ngày càng

lớn. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản giảm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các phân ngành dịch vụ, thương mại tăng trong những năm qua. Trong năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện có tỷ trọng như sau: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 36%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 27%; Thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 37%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 26,5 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 898.142 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 94.984 tấn.

3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành

a) Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của huyện trong năm qua tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, bước đầu gắn với công nghiệp và chế biến. Kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng khu. Nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

* Nông nghiệp

Theo số liệu hiện trạng năm 2015 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 127.516,90 ha. Chủ yếu trồng lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Trong huyện gieo trồng hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, một số nơi có trồng thêm vụ Đông nhưng với diện tích không đáng kể và chủ yếu là cây màu ngắn ngày như khoai, các loại rau.

Mặc dù trong năm 2015 khí hậu có nhiều thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhưng UBND huyện đã tập trung chỉ đạo nhân dân chủ động, tích cực phát triển sản xuất; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất (tỷ lệ sử dụng giống lúa kỹ thuật đạt trên 80%, tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao chiếm trên 35%); mở rộng diện tích cánh đồng lớn trên một số loại cây trồng; tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để phù hợp với điều kiện từng vùng, từng mùa vụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

- Về trồng trọt:

Một số kết quả đạt được năm 2015 trong lĩnh vực trồng trọt như sau:

Cây hàng năm diện tích gieo trồng năm 2015 là 24.360,2 ha, trong đó: Cây lương thực là 19.965,9 ha, tổng sản lượng là 10.743.2 tấn (trong đó: cây lúa gieo trồng cả năm là 19.693,9 ha; cây ngô là 272 ha). Cây chất bột có củ là 1.953 ha (trong đó: cây khoai lang là 804 ha; cây sắn là 1.559 ha; cây chất bột khác là 245 ha). Cây thực

phẩm là 1.674,5 ha (trong đó: rau các loại là 1.340.5 ha). Cây công nghiệp là 474,8 ha (trong đó: vụ mùa lạc Đông Xuân là 325 ha).

Năng suất lúa bình quân năm 2015 đạt 47,81 tạ/ ha đạt 100,93 % so với năm 2011 (trong đó, năng suất vụ Đông Xuân là 65,33 tạ/ha; vụ Hè Thu là 42,2 tạ/ha; vụ tái sinh 27,64 tạ/ha). Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 94.984 tấn đạt 103,19 % so với năm 2011.

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2011 là 1.504.512 triệu đồng đến năm 2015 là 1.864.761 triệu đồng, tăng 360.249 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh) năm 2011 là 1.100.884 triệu đồng đến năm 2015 là 1.260.382 triệu đồng, tăng 159.498 triệu đồng.

Năm 2015 giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt (giá hàng hóa) đạt 816.205 triệu đồng, tăng 1,55 % so với năm 2011, chiếm 43,77% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó: cây lương thực đạt 557.080 triệu đồng; cây chất bột có củ 67.060 triệu đồng; cây thực phẩm 66.995 triệu đồng, cây công nghiệp hàng năm 20.476 triệu đồng; cây hàng năm khác 2.742 triệu đồng, cây lâu năm 101.829 triệu đồng.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp phân theo ngành kinh tế qua các năm (giá hàng hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng giá trị trồng trọt 803.729 773.353 741.421 835.679 816.205 Cây lương thực 550.937 524.685 484.251 571.527 557.080 Cây chất bột cũ 49.722 62.999 64.779 66.910 67.060 Cây thực phẩm 54.205 57.491 64.321 64.435 66.995 Cây CN hàng năm 15.132 16.693 18.538 19.558 20.476 Cây hàng năm khác 1.408 2.840 2.598 2.451 2.742

Cây lâu năm 132.325 108.628 106.915 110.777 101.829

- Về chăn nuôi:

Song song với phát triển trồng trọt, chăn nuôi trong vùng cũng phát triển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại được chú trọng đầu tư. Cơ cấu trong chăn nuôi đã có thay đổi giữa tỷ lệ các nhóm vật nuôi, chuyển đổi mạnh về hình thức nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phú, chất lượng nuôi được cải tạo và nâng cao rõ rệt.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch gắn với an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, chú trọng cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng chất lượng. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm ngành nông nghiệp qua các năm

Đơn vị tính: Con

Số lượng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đàn trâu 7.053 7.060 6.595 7.566 7.629

Đàn bò 11.955 11.960 10.501 12.070 14.430

Đàn lợn 58.129 58.233 59.980 63.074 66.738

Đàn dê 1.900 1.910 2.000 2.020 2.015

Đàn gia cầm 687.693 675.400 719.047 743.181 790.340

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thuỷ năm 2015)

Tính đến cuối năm 2015 tổng đàn trâu có khoảng 7.629 con tăng 8,17% so với năm 2011; đàn bò có khoảng 14.430 con tăng 20,70% so với năm 2011; đàn lợn có 66.738 con tăng 14,81% so với năm trước; đàn dê có khoảng 2.015 con tăng 6,05% so với năm 2011; đàn gia cầm có 790.340 con tăng 14,93% so với năm 2011.

* Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 của huyện là 104.851,85 ha. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ chủ yếu là cây nguyên liệu như bạch đàn, keo, cây thông nhựa... Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đang được đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng dặm, tu bổ tái sinh và trồng mới. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và trồng rừng được chú trọng.

Đến cuối năm 2015 diện tích rừng trồng mới đạt 750 ha, cây trồng phân tán đạt 35 ha; diện tích rừng được chăm sóc là 10.020 ha; rừng khoanh nuôi, bảo vệ 33.000

ha. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 55.060m3 đạt 98,98% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nhựa thông đạt 1.186 tấn. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá hàng hóa) là 233.712 triệu đồng, đạt 97,94 % so với năm 2011. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng rừng và nuôi rừng (giá hàng hóa) đạt 22.623 triệu đồng, tăng 92,11 % so với năm 2011, chiếm 9,68 % tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp .

Giá trị sản xuất trong lĩnh vực khai thác gỗ và lâm sản năm 2015 (giá hàng hóa) đạt 204.150 triệu đồng, tăng 102,08 % so với năm 2011, chiếm 87,35 % tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên rừng trên địa bàn huyện đang có nguy cơ suy giảm về diện tích do quá trình đô thị hóa nhanh, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp qua các năm (Giá hàng hóa) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị sản xuất lâm nghiệp

theo giá HH 118.073 183.800 232.807 204.488 233.712

- Trồng rừng và nuôi rừng 11.776 17.585 10.950 19.688 22.623 - Khai thác gỗ và lâm sản 101.023 160.703 218.418 178.027 204.150

- Thu nhặt rừng 2.082 2.150 1.067 1.205 1.319

- Dịch vụ 3.192 3.362 2.372 5.568 5.620

Giá trị sản xuất lâm nghiệp

theo giá so sánh 98.949 140.539 166.444 141.383 148.329

- Trồng rừng và nuôi rừng 9.940 13.189 8.446 14.685 16.466 - Khai thác gỗ và lâm sản 84.777 122.617 155.316 121.448 126.551

- Thu nhặt rừng 1.587 1.869 800 855 893

- Dịch vụ 2.645 2.864 1.882 4.395 4.419

* Thủy sản

Những năm gần đây ngành thủy hải sản được khuyến khích phát triển cả khai thác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Trong hoạt động của ngành thì nuôi trồng phát triển khá mạnh mẽ, nhất là phong trào nuôi tôm thủy sản trên vùng cát ven biển, ven sông...Địa phương cũng khuyến khích ngư dân đầu tư phương tiện, cải tiến ngư lưới cụ để dễ dàng hơn trong việc đánh bắt. Huyện cũng tập trung chỉ đạo chuyển đổi nghề cho ngư dân từng bước thay đổi tậo quán đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ.

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất (giá hàng hóa) đạt 403.437 triệu đồng. Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 7.929 tấn, trong đó sản lượng khai thác 4.840 tấn (bao gồm: Sản lượng hải sản là 3.629 tấn; Sản lượng thủy sản nước ngọt là 1.211 tấn ) tăng 36,45 % so với năm 2011 và sản lượng thủy sản nuôi trồng là 3.089 tấn tăng 72,96 % so với năm 2011.

Bảng 3.5. Sản lượng ngành thủy sản qua các năm

Đơn vị tính: Tấn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Sản lượng khai thác 3.547 4.161 4.482 4.677 4.840 - Sản lượng hải sản 2.750 3.207 3.415 3.545 3.629 - Sản lượng TS nước ngọt 797 954 1.067 1.132 1.211

2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.786 2.023 2.216 2.776 3.089

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thuỷ năm 2015) b) Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Trong năm 2015, huyện đã tích cực chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất; các cơ sở đã huy động nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, đa dạng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, do vậy giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện trong năm qua tăng khá. Hiện nay, toàn huyện có 7.987 cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, thu hút hơn 18.060 lao động tham gia.

Trong năm qua, huyện cũng đã tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vào các khu công nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, tập đoàn Dệt may Việt Nam đã vào đầu tư và khởi công xây dựng nhà máy May công

nghiệp tại Khu công nghiệp Cam Liên với quy mô trên 2.000 công nhân.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh, năm 2011 đạt 243.596 triệu đồng đến năm 2015 đạt 293.199 triệu đồng, tăng 49.603 triệu đồng. Theo giá hiện hành, năm 2011 đạt 279.089 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 419.391 triệu đồng, tăng 140.302 triệu đồng.

Giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 354.648 triệu đồng, tăng 93.206 triệu đồng so với năm 2011.

Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị sản xuất công nghiệp

( theo giá ss)

243.596 265.763 277.988 279.934 293.199

- Công nghiệp khai thác 15.858 30.459 35.402 46.484 38.946 - Công nghiệp chế biến 227.738 235.304 242.586 233.449 254.253

Giá trị sản xuất công nghiệp ( theo giá hàng hóa)

279.089 329.236 353.854 370.820 419.391

- Công nghiệp khai thác 17.647 46.825 53.525 59.692 64.743 - Công nghiệp chế biến 261.442 282.411 300.329 311.128 354.648

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thuỷ năm 2015) c)Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm qua phát triển khá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Các phương thức kinh doanh đa dạng, bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự liên kết giữa sản xuất và thương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của huyện.

Năm 2015, toàn huyện có khoảng 5.402 cơ sở kinh doanh, dịch vụ ngoài nhà nước, tổng số lao động kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn và nhà hàng trên địa bàn có 9.557người tham gia. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn doanh thu năm 2015 là 1.665.597 tỷ đồng tăng 51,20 % so với năm 2011. Tập

trung chỉ đạo đưa chợ Tréo vào hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm, giao lưu trao đổi hang hóa trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 29 chợ, trong đó: có 3 chợ thị trấn, 26 chợ xã và có 8.980 cơ sở cá thể hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Ngoài ra hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin, nhà hàng, vui chơi giải trí... ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như điện tử, internet, bảo hiểm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt dân cư.

Công tác kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thường xuyên được triển khai chặt chẽ và xử lý nghiêm minh, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

3.1.3.3. Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư

Theo số liệu điều tra sơ bộ đến năm 2015, dân số toàn huyện là 142.718 người (trong đó nữ giới có 71.533 người chiếm 50,12% dân số và nam giới có 71.185 người chiếm 49,88% dân số).

Mật độ dân số bình quân của huyện là 101,81 người/km2 (của toàn tỉnh là 108 người/km2; khu vực Bắc Trung bộ 195 người/km2), dân số của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thị trấn Kiến Giang với 1.992,08 người/km2

, trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là xã Lâm Thuỷ với 5,94 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 9,91%0. Tỷ suất sinh năm 2015 là 15,23%0, trong đó sinh con thứ 3 trở lên chiếm 17,2%, tăng 0,4% so với năm 2014, tỷ lệ chết 5,33 %0

Bảng 3.7. Tình hình dân số huyện Lệ Thủy qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dân số trung bình Người 140.943 141.380 141.787 142.232 142.718

Số hộ Hộ 36.031 36.545 36.868 37.660 38.605

Tỷ lệ sinh %0 14,85 15,39 14,90 14,36 14,19

Tỷ lệ chết %0 4,85 5,13 4,95 5,27 5,33

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %0 10,00 10,26 9,95 9,10 9,91

b) Lao động và việc làm

* Lao động: Theo thống kê, đến cuối năm 2015 huyện Lệ Thuỷ có 84.189

người trong độ tuổi lao động (chiếm 58,99% dân số). Cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch khá tích cực với xu thế giảm dần lao động nông, lâm nghiệp sang các ngành thương mai, dịch vụ, công nghiệp. Năm 2015 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 83.342 người. Trong đó: Số lao động, phân bố trong các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 56.417 người chiếm 67,69%; công nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)