Các phương pháp trùng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp vật liệu polyme dạng hydrogel nhạy nhiệt (Trang 60 - 61)

I. TỔNG QUAN

1.4.2.1. Các phương pháp trùng hợp

Trùng hợp khối : Phản ứng trùng hợp khối được tiến hành không có sự pha loãng bởi các loại dung môi khác nhau. Polyme nhận được bằng phương pháp này có độ tinh khiết cao, không bị nhiễm bẩn bởi các cấu tử khác [99].

Tuy vậy, trùng hợp khối khó thoát nhiệt phản ứng, do vậy khó điều chỉnh vận tốc của quá trình và sự phân bố trọng lượng phân tử của polyme.

Trùng hợp nhũ tương: Đây là phương pháp công nghệ dùng trùng hợp gốc trong chất nhũ hoá. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ thấp, tốc độ quá trình lớn, polyme có trọng lượng phân tử lớn và tính đồng đều về trọng lượng phân tử cao. Nhưng nó thường được áp dụng cho trùng hợp các loại monome tan trong nước.

Trùng hợp huyền phù: Phản ứng trùng hợp giống như trùng hợp nhũ tương, nhưng monome huyền phù hoá trong nước được ổn định bằng những loại polyme tan trong nước, hoặc một số chất hoạt động bề mặt.

Trùng hợp dung dịch tránh được hiện tượng quá nhiệt cục bộ nhưng polyme thu được thường bị nhiễm bẩn bởi các chất ổn định do đó phải tiến hành thêm công đoạn rửa và sấy.

Trùng hợp dung dịch: Phản ứng trùng hợp xảy ra trong dung môi, trong đó monome tan còn polyme có thể tan hay không tan.

Trùng hợp dung dịch khắc phục được nhược điểm chủ yếu của trùng hợp khối là quá nhiệt cục bộ. Độ nhớt của môi trường nhỏ hơn nên sự khuấy trộn tốt hơn. So với trùng hợp khối, trùng hợp dung dịch ít được sử dụng trong công nghiệp hơn vì cần phải có dung môi có độ tinh khiết cao và thêm công đoạn tách dung môi ra khỏi polyme. Trùng hợp dung dịch được sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu những quy luật của trùng hợp gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp vật liệu polyme dạng hydrogel nhạy nhiệt (Trang 60 - 61)