Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của SrTiO3 trong lĩnh vực xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và biến tính vật liệu perovskit srtio3 bởi g c3n4 ứng dụng làm chất xúc tác quang (Trang 31 - 32)

tác quang

Do có các đặc điểm, tính chất nổi bật nên vật liệu perovskit SrTiO3 đƣợc nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, với tính chất dẫn của mình vật liệu này đƣợc sử dụng trong pin nhiên liệu oxit rắn, pin mặt trời, chế tạo các linh kiện, các cảm biến từ siêu nhạy, tụ điện đa lớp, điện cực quang hóa, thiết bị điện quang,.. SrTiO3 còn là vật liệu điển hình trong các lĩnh vực môi trƣờng nhƣ xử lí chất hữu cơ, ion kim loại độc hại bởi khả năng xúc tác quang của nó. Nhìn chung, vật liệu perovskit cũng nhƣ là SrTiO3 có rất nhiều ứng dụng cho nên ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tăng hoạt tính của SrTiO3.

Tinh thể đơn SrTiO3 lần đầu tiên tổng hợp đƣợc nhờ Merker vào năm 1953 [41]. Nhiều năm sau đó các nhà khoa học không ngừng tìm ra các phƣơng pháp tổng hợp SrTiO3.

Vào năm 2006, Haiyan Xu và cộng sự đã áp dụng phƣơng pháp thủy nhiệt để tổng hợp cũng nhƣ là kiểm soát hình dạng tinh thể SrTiO3. Kết quả TEM và SEM cho thấy từ dạng kết tụ thì cấu trúc tinh thể đã đổi thành hình sao tám lớp. Trong mạng tinh thể, mặt phẳng (111) biến mất, còn mặt (100) vẫn đƣợc tạo thành, kết quả trên cho thấy có thể tạo ra vật liệu với cấu trúc mong muốn một cách chọn lọc [66].

SrTiO3 cũng đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp pha rắn và phƣơng pháp sol-gel bởi A.M. Youssef. Trong phƣơng pháp pha rắn, SrO và TiO2 đƣợc trộn với nhau sau đó đem nghiền và ép thành đĩa, cuối cùng nung ở 1300o

C trong 10 giờ. Còn ở phƣơng pháp sol-gel, Youssef dùng SrCl2 và TiCl4 làm nguyên liệu đầu. Kết quả so sánh cho thấy các hạt ở phƣơng pháp pha rắn khá thô, còn ở phƣơng pháp sol-gel thu đƣợc những hạt mịn, hình cầu [68].

pháp thủy nhiệt với TiO2 và Sr(OH)2.8H2O ở các nhiệt độ phản ứng, nồng độ NaOH và thời gian khác nhau. Trộn 0,1 gam TiO2 vào 10 mL dung dịch NaOH (1, 3, 5 và 10M) lần lƣợt với 0,35 gam Sr(OH)2.8H2O. Các mẫu sẽ đƣợc nung ở nhiệt độ khác nhau 130 o

C, 150 oC, 180 oC trong 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. Các mẫu thu đƣợc đem đặc trƣng, kết quả khi thay đổi nhiệt độ nung thì hình thái, cấu trúc, kích thƣớc thay đổi. Kết hợp với khảo sát hoạt tính xúc tác quang của mẫu thông qua phản ứng phân hủy thuốc tím gentian, thì tác giả kết luận ở điều kiện tổng hợp NaOH 3M trong 72 giờ ở 180 o

C vật liệu cho kết quả xúc tác quang tốt nhất [18].

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hình thái bề mặt, kích thƣớc hạt của vật liệu SrTiO3 phụ thuộc nhiều vào phƣơng pháp tổng hợp. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã không ngừng tìm ra các phƣơng pháp hiệu quả hơn để tổng hợp vật liệu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và biến tính vật liệu perovskit srtio3 bởi g c3n4 ứng dụng làm chất xúc tác quang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)