Kinh nghiệm xây dựng NTMở một số địa phương trong tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 34)

đạo tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn thị xã. Ngày 21/11/2011, Huyện ủy (nay là Thị ủy) đã ban hành Chương trình hành động số 08-Ctr/HU, về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2020; ngày 24/11/2011, Chỉ thị số 09-CT/HU của Huyện ủy An Nhơn (nay là Thị ủy) về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2020. Ngày 26/02/2016, để chỉ đạo, điều hành xuyên suốt Chương trình, Thị ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo và Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 448-QĐ/TU và ngày 20/3/2017, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Thị ủy về phát triển nông nghiệp - nông thôn và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng thị xã An Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1273-QĐ/TU.

Thị xã An Nhơn đã coi trọng Chương trình xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của thị xã trong giai đoạn 2011 - 2018. Thị xã đã chủ trương xây dựng NTM với phát triển toàn diện kinh tế xã hội của các xã, lấy xây dựng NTM làm trung tâm, làm cho các xã phát triển nhanh, bền vững, theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân được nâng cao. Chú trọng công tác tuyên truyền, huy động tất cả các nguồn lực của thị xã vào xây dựng NTM, làm cho nhân dân hiểu, tin tưởng và tham gia vào xây dựng NTM, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển nông thôn.

1.2.3. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địa phương trong tỉnh Bình Định Bình Định

1.2.3.1. Xây dựng NTM ở huyện Hoài Nhơn

Huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn) nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km, có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua, là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng phía bắc

của tỉnh Bình Định, điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) và thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Hoài Nhơn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, ngành nghề. Trong những năm 2015 - 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ huyện Hoài Nhơn đã tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, gắn với chương trình xây dựng NTM.

Với tư duy đổi mới, sáng tạo trong giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra tại địa phương, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Theo đó, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng. Đến năm 2020, năng suất lúa của thị xã đạt bình quân 65,1 tạ/ha. Giá trị sản phẩm thu hoạch từ 90 triệu đồng/ha năm 2015 tăng lên 130 triệu đồng/ha năm 2019; khuyến khích chăn nuôi trang trại kết hợp với việc làm tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, tạo sự phát triển ổn định, giá trị chăn nuôi tăng bình quân 5,74%/năm, chiếm 17,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2019.

Sau 5 năm thực hiệnChương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đô thị văn minh (giai đoạn 2016 - 2020) gắn với thực hiện Chương trình OCOP “mỗi xã một sản phẩm”, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Cùng với tập trung nhiều vào phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng thiết chế văn hóa, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Các trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn Quốc gia. Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm thực hiện xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Đảng bộ, chính quyền luôn quan tâm thực hiện xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện. Hiện Đảng bộ có 100% số cán bộ cấp thị xã có trình độ đại học, trên 80% cán bộ có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận

chính trị; cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã đạt chuẩn theo quy định. Đội ngũ cán bộ trên đảm đương thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, trong đó có phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn.

Nhờ nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, nhất là phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tranh thủ ngoại lực và huy động sức mạnh nội lực, lựa chọn tiêu chí trọng tâm để triển khai thực hiện một cách công khai, dân chủ, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện chương trình xây dựng NTM, Diện mạo nông thôn huyện Hoài Nhơn khởi sắc, khang trang; 15/15 xã được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn NTM, 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn NTM năm 2018, sớm hơn 2 năm so kế hoạch. Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ huyện Hoài Nhơn trong phong trào cả nước chung sức xây dựng NTM, giai đoạn 2016 - 2020.

1.2.3.2. Xây dựng NTM ở huyện Tuy Phước

Năm 2010, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Tuy Phước chỉ đạt bình quân 5 tiêu chí/xã. Nhận diện chính xác khó khăn, thuận lợi của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực không mệt mỏi. Đến năm 2015, con số này đã tăng lên khá ngoạn mục: 14 tiêu chí/xã. Trong đó, xã Phước An đạt chuẩn NTM từ năm 2014, năm 2015 có thêm 3 xã: Phước Hưng, Phước Nghĩa và Phước Thành đạt chuẩn NTM. Đây là nguồn động viên, tạo đà tăng tốc cho những xã còn lại và đến năm 2018 đã có 10/11 xã đạt chuẩn NTM và năm 2020 xã Phước Thắng cuối cùng cũng đạt chuẩn NTM, nâng lên 100% xã đạt chuẩn NTM.

Nằm ở vùng “rốn lũ” nên huyện xác định vai trò cốt lõi của hệ thống giao thông, ngay từ năm 2010, Tuy Phước tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn theo hướng đồng bộ, đồng thời gắn hệ thống này với các mục tiêu phát triển đô thị dọc theo các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19C, Quốc lộ 19 mới, các tuyến tỉnh lộ ĐT 640 - ĐT 636 - ĐT 631, ĐH 42 và các tuyến đường trung tâm xã. Điều này lý giải vì sao đến nay có trên 740/863,8 km đường giao thông được bê tông xi măng và thảm nhựa nóng,

100% xã của huyện đều đạt tiêu chí giao thông. Giao thông đã tạo tiền đề vững chắc để huyện Tuy Phước phát triển kinh tế - xã hội.

Trong phát triển kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng hệ thống thủy lợi bài bản với gần 175 km kênh mương nội đồng được kiên cố, đạt gần 100%. Huyện Tuy Phước còn tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương đã liên kết với doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 2.400 ha/ 26 cánh đồng/2 vụ (13 xã, thị trấn)/ năm. Xây dựng được 4 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã (Phước Hưng, Phước Quang, Phước Lộc, Phước Sơn), với diện tích 840ha/năm/xã; theo chuỗi giá trị đã tạo sự ổn định đầu ra sản phẩm cho nông dân yên tâm sản xuất, hàng năm tiêu thụ từ 5.000 - 6.000 tấn lúa giống giá trị tăng thêm trong liên kết sản xuất giống hàng năm từ 9 - 10 tỷ đồng; tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển bền vững. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, hơn nữa nhờ nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học nên dịch bệnh được hạn chế nhiều so với trước, thu nhập của người dân cũng tăng lên.

Kinh tế tăng trưởng khá, tạo điều kiện để huyện đầu tư xây mới nhiều trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hiện có 52/58 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 89,6%; thực hiện cải tạo và xây mới 11/11 nhà văn hóa cấp xã, 101 nhà văn hóa - khu thể thao thôn, nâng tỷ lệ nhà văn hóa xã - thôn đạt chuẩn 100%.

Từ năm 2016 cho đến năm 2020, cả huyện đã huy động trên 1.226 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn, trong đó: nguồn vốn Trung ương chiếm 2,66%, vốn ngân sách tỉnh chiếm 11,14%, vốn đầu tư ngân sách huyện chiếm 13,67%, vốn ngân sách xã chiếm 28,18%; vốn huy động các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và đặc biệt nhân dân chiếm 6,06% và hiến hơn 17.136 m2 đất. Nhiều nhóm tiêu chí NTM đạt kết quả cao, như tiêu chí giao thông; tiêu chí y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,5%; tỷ lệ hộ gia đình

nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo được đẩy mạnh, có trên 3.353 lao động nông thôn qua đào tạo nghề, đạt 53,2%, vượt 3,2% so với kế hoạch; trên 5.500 lao động được tạo việc làm mới; từ nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đã hỗ trợ xây dựng 103 nhà tình thương, đại đoàn kết và sửa chữa 53 nhà ở hộ nghèo, với số tiền gần 5 tỉ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6,2% năm 2015 xuống còn 1,92 % năm 2020...

Có thể nói, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt kết quả khá toàn diện. Tốc độ đạt tiêu chí của các xã qua từng năm tăng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập của cư dân nông thôn tăng nhanh hơn, đến nay đạt 45,8 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, các xã xây dựng NTM không bị nợ đọng do đầu tư xây dựng các công trình. Để đạt chuẩn huyện NTM, cần phải đạt 9 tiêu chí. Tuy Phước đề ra các nhóm giải pháp để phấn đấu nâng cao các tiêu chí đã đạt được, đến cuối năm 2020 có 2 xã đạt tiêu chí NTM nâng cao gồm: Phước Lộc, Phước Hưng. UBND huyện đã nộp hồ sơ đề nghị UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương thẩm định, công nhận Tuy Phước đạt chuẩn NTM trong năm 2020. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 8/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

1.2.3.3.Xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn

Theo Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn, năm 2010 các xã đăng ký xây dựng NTM chỉ đạt bình quân từ 4 - 5 tiêu chí NTM, nên việc thực hiện các tiêu chí còn lại có khó khăn nhất định. Nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra, các thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình đã bám sát địa bàn cùng với UBND các xã rà soát, đánh giá các tiêu chí NTM đạt và chưa đạt; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo lộ trình cụ thể trên từng lĩnh vực. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của thành phố trong quá trình thực hiện các đề án, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Người dân các xã trên địa bàn thành phố xác định mình là chủ thể của chương trình đã tự nguyện hiến 12.214 m2

đất, đóng góp 734 triệu đồng và phá bỏ cây cối, vật kiến trúc, giúp các địa phương hoàn thành 141,7 km đường giao thông bê tông xi măng. Hội viên của các Hội - đoàn thể cũng đã tham gia trồng cây xanh, cây cảnh dọc các tuyến đường, cùng dọn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Ví như: tại xã Phước Mỹ, ở các thôn xóm, áp dụng triệt để phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. Từ đó, các phong trào như “Hiến đất, góp công để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM, đô thị văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Nhà sạch, vườn đẹp”; “Tổ tự quản về bảo vệ môi trường”… đều đã phát triển sâu rộng. Nhờ vậy, đến năm 2015, xã Phước Mỹ đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí và đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

Các xã còn lại như Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu cũng phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM và đã đạt kết quả khả quan. Riêng xã Nhơn Hải đã huy động trên 85 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nỗ lực thực hiện các tiêu chí NTM. Đến tháng 11/2016, xã Nhơn Hải đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Qua xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của xã có nhiều khởi sắc, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7%, đồng nghĩa với đời sống vật chất và tinh thần của người dân tốt hơn. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến năm 2017, cả 4/4 xã: Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM. Đó là cơ sở để ngày 01/3/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 318/QĐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, Chương trình xây dựng NTM là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thông qua 19 tiêu chí bao quát hầu hết các lĩnh vực cả về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh,... sẽ dần hình thành diện mạo NTM có một nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, từng bước hiện đại, đời sống văn hóa phát triển theo hướng tiến bộ, hiện đại, dân chủ được phát huy tốt hơn, môi trường sinh thái được bảo vệ,... Xây dựng NTM là một chương trình lớn, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta như hiện nay.

Đối với thị xã An Nhơn, một địa phương có tiềm lực lớn về tự nhiên, tài nguyên, nhân lực, có những thuận lợi nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Cùng với cả nước, trong những năm 2010 đến 2018, toàn hệ thống chính trị của thị xã đã tập trung chỉ đạo và định hướng sát sao chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM sẽ khắc phục những khó khăn mà nông thôn ở thị xã An Nhơn gặp phải, đưa nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở An Nhơn thay đổi phát triển, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Công cuộc xây dựng NTM ở thị xã An Nhơn hoàn thành sẽ đưa người nông dân ở nông thôn được phát huy hết vai trò của mình, thật sự là người làm chủ ở nông thôn trong thời đại mới.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)