Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 51)

THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ỊNH

2.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Hàng năm, trên cơ sở Đề án xây dựng NTM của các xã được phê duyệt, UBND thị xã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn thị xã để đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, hạn chế và tồn tại, đề ra phương hướng, chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch cụ thể để thực hiện năm tiếp theo. Trong đó, tập trung công tác chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều xã, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế…

2.2.1.1. Về giao thông

Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn thị xã được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Từ năm 2011 đến cuối năm 2018, vận dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng của tỉnh, thị xã An Nhơn đã tổ chức triển khai thực hiện đã đầu tư xây dựng bê tông xi măng và cứng hóa đạt chuẩn ở 10 xã xây dựng NTM là 510,966 km/592,668 km (số liệu sau khi điều chỉnh đề án cục bộ xây dựng NTM), đạt tỷ lệ 86,22%, tăng 367,378 km so với năm 2011.

Cũng trong thời gian này, bên cạnh việc đầu tư bê tông hóa các tuyến đường, nhân dân đã tự nguyện hiến đất 92.137 m2

; hàng chục ngàn cây cối, vật kiến trúc các loại, góp 28,383 tỷ đồng tiền mặt; đóng góp 96.510 ngày công để mở rộng, nâng cấp và cứng hóa các tuyến đường thôn, xóm theo quy hoạch, đảm bảo kết nối giao thông tương đối thông suốt, tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa và phục vụ sản xuất trên địa bàn ngày càng tốt hơn. Kinh phí thực hiện 323.873,431 triệu đồng. Kết quả như sau:

- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, đã thực hiện 103,808 km/103,808 km, đạt 100%, tăng 21,953 km so với năm 2011.

- Đường trục thôn và đường liên thôn đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đã thực hiện bê tông 128,007 km/128,007 km, đạt 100%, tăng 90,960 km so với năm 2011.

- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 230,129 km/230,129 km, đạt tỷ lệ 100%; trong đó, đã thực hiện bê tông 179,783 km/230,129 km, đạt tỷ lệ 78,12%, tăng 212,614 km so với năm 2011.

- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm thực hiện bê tông và cứng hóa 99,368 km/130,724 km, đạt 76,01%, tăng 92,193 km so với năm 2011.

Bên cạnh đó, thị xã đã tiến hành nâng cấp, mở rộng, duy tu bảo dưỡng 08 tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài 45,39km; trong đó: Đường ĐH.34 (Đập Đá - Tây Vinh): dài 7,8km, mặt đường rộng từ 5,0 - 9,0m; Đường ĐH.35 (Tân Dân - Bình Thạnh): dài 14,5km, mặt đường rộng từ 3,50m; Đường ĐH.36 (An Trường - Núi Một): dài 6,7km, mặt đường rộng 5,0m; Đường ĐH.37 (Cầu Chữ Y - Cầu ông Xếp): dài 3,3km, mặt đường rộng từ 3,5m; Đường ĐH.38 (Tượng đài Công Viên, xã Nhơn Hạnh - xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát): dài 2,6km, mặt đường rộng từ 3,5m; Đường ĐH.39 (Nhơn Thọ - Nhơn Khánh): dài 5,96km, mặt đường rộng từ 5,5m; Đường ĐH.40 (Chợ Quán Mới - Cầu ông Gành): dài 1,33km, mặt đường rộng từ 3,5m; Đường ĐH.41 (Cảnh Hàng - Phú Đa): dài 3,2km, mặt đường rộng từ 3,5m.

Về nâng cao tiêu chí giao thông, thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã đã chỉ đạo 6 xã nằm trong kế hoạch là Nhơn Lộc, Nhơn Hậu, Nhơn An, Nhơn Phúc, Nhơn Thọ, Nhơn Phong và 4 xã tập trung tiến hành đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Sáng - xanh - sạch - đẹp qua trung tâm các xã, các trục đường chính và ở thôn đăng ký thôn kiểu mẫu với tổng chiều dài 12,696 km, loại đường 6-12m, kinh phí xây dựng 47,321 tỷ đồng. Cụ thể:

Xã Nhơn Lộc: nâng cấp, mở rộng đường ĐT638; các tuyến đường An Thành 3, An Thành 2 và thảm nhựa tuyến đường trung tâm xã với tổng chiều

dài 2,45km, kinh phí 5,8 tỷ đồng; Xã Nhơn Hậu: mở rộng đường từ cổng làng nghề đến đường Tân Dân, Bình Thạnh; các tuyến đường làng nghề gỗ mỹ nghệ, chiều dài 2,4km, kinh phí 8,2 tỷ đồng; Xã Nhơn An: mở rộng tuyến đường từ tuyến tránh QL1 - UBND xã; tuyến đường từ tuyến tránh QL1 - cổng làng nghề Háo Đức (DDT631), chiều dài 1,2km, kinh phí 9,8 tỷ đồng; Xã Nhơn Phúc: mở rộng đường ĐT636; đường từ cầu Phụ Ngọc đến cầu Bà Có; thảm nhựa các tuyến đường trung tâm xã, chiều dài 2,95km, kinh phí 11,4 tỷ đồng; Xã Nhơn Thọ: thi công xây dựng tuyến đường mẫu từ QL19 đi cầu Bến Trảy, mở rộng từ 3m lên thành 6m, chiều dài 1,852km, kinh phí 3,236 tỷ đồng; Xã Nhơn Phong: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT631, đoạn qua trung tâm xã, dài 480m, mở rộng mặt đường từ 5,5m lên 9-12m, kinh phí 3,4 tỷ đồng (bao gồm làm hệ thống thoát nước, di dời đường dây điện và hệ thống nước sinh hoạt); Xã Nhơn Tân: Tuyến đường ĐH36, đoạn qua trung tâm xã Nhơn Tân, dài 832m, nâng cấp mở rộng mặt đường từ 5,5m thành 8m, kinh phí 2,8 tỷ đồng; Xã Nhơn Mỹ: tuyến đường qua trung tâm xã Nhơn Mỹ từ 3,5m lên 11m, dài 700m, kinh phí 2 tỷ đồng; 02 xã Nhơn Khánh và Nhơn Hạnh đều có tuyến đường tỉnh đi qua thôn trung tâm là ĐT636 và ĐT631, hiện nay đang tiến hành xây dựng phương án để lắp đặt một số mô hình đèn trang trí, hoa 2 bên đường và các mô hình bảo quản môi trường. Ngoài ra, xã Nhơn Khánh và Nhơn Mỹ đã bê tông hóa đường loại A, đường dẫn 2 đầu cầu Hòa Phong với chiều dài 352m, kinh phí 685 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí giao thông: 371.194,4 triệu đồng. Tính đến năm 2018, trên địa bàn thị xã đã có 10/10 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.

2.2.1.2. Về thủy lợi

Là thị xã đồng bằng có nền nông nghiệp phát triển mạnh so với toàn tỉnh cùng với hệ thống hạ lưu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái và Bắc phái, tiếp với sông An Tượng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã. Trên địa bàn có Hồ Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển phát triển nông

nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Thị xã rất quan tâm và chú trọng thực hiện tốt công tác thủy lợi, góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa lũ, giảm nhẹ thiên tai. Trên toàn địa bàn thị xã có 21 hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi, trong đó có 14 hợp tác xã nông nghiệp quản lý 60 trạm bơm điện và 45 trạm/máy bơm dầu; 6 hợp tác xã nông nghiệp quản lý đập dâng.

Kênh mương cấp 3 trục chính do xã quản lý đã kiên cố hóa được 208km/216,58km (số liệu sau khi điều chỉnh cục bộ Đề án xây dựng NTM ở các xã), chiếm tỷ lệ 96,03% tổng số kênh mương cần kiên cố, tổng số km bê tông kênh mương đã đầu tư từ sau khi triển khai Đề án NTM đến hết năm 2018 theo chính sách bê tông kênh mương là 172,11 km. Kinh phí thực hiện do các xã làm chủ đầu tư 180.523,4 triệu đồng.

Đồng thời, thị xã đã tranh thủ nguồn vốn từ các dự án và kinh phí hỗ trợ của tỉnh để xây dựng kiên cố và gia cố sửa chữa lớn trên 40 công trình đê, kè dài hơn 30km ở các xã, kinh phí 315 tỷ đồng, cơ bản đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; các công trình do UBND tỉnh và Công ty Thủy lợi Bình Định làm chủ đầu tư như kênh cấp 1, cấp 2 và công trình Hồ Núi Một được đầu tư bài bản, kinh phí thực hiện là 136,5 tỷ đồng. Các trạm bơm, đập dâng và cống điều tiết nước được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và kinh phí hỗ trợ của cấp trên (67,907 tỷ đồng) đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu. Tổng kinh phí thực hiện gần 700 tỷ đồng.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của UBND thị xã, UBND các xã đã thực hiện đầy đủ những nội dung về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ. Cụ thể: thành lập và kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ. Đồng thời, triển khai công tác và phân công cụ thể

trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng thôn. Thường xuyên củng cố và duy trì hoạt động các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dân quân tại chỗ đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra.

Từng năm, các xã đều lập kế hoạch phòng chống thiên tai, quyết định phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Định kỳ và đột xuất có tổ chức cuộc họp, Hội nghị sơ kết đánh giá công tác phòng chống thiên tai và triển khai nhiệm vụ theo đúng quy định.

Công tác truyên truyền kế hoạch phòng chống thiên tai đã được UBND các xã tổ chức lồng ghép các cuộc họp dân của các thôn triển khai phổ biến và nhất là tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của xã. Qua 5 năm tham gia dự án, UBND các xã đã tổ chức hơn 30 đợt diễn tập phòng chống rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng với lực lượng tham gia diễn tập là 5.000 người và nhiều đợt tập huấn cho tuyên truyền viên, nhóm hỗ trợ kỹ thuật và các đối tượng có liên quan đến công tác phòng chống rủi ro thiên tai ở địa phương tham gia, có 100% cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác phòng chống thiên tai được tập huấn, nâng cao trình độ, từ đó công tác phòng chống thiên tai ở địa phương được nhân dân nắm bắt và biết cách ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

Từ nguồn phân bổ UBND tỉnh, UBND thị xã, Ban Quản lý Dự án WB5 và từ kinh phí dự phòng của UBND xã đã chủ động chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt để phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và đầu tư xây dựng nhà văn hóa kết hợp với nhiệm vụ di dời dân đến để tránh trú bão; hàng năm theo định kỳ đều tiến hành kiểm kê trang thiết bị. Thị xã đã thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có.

Hệ thống đài truyền thanh của các xã đầy đủ và hoạt động tương đối tốt trong việc tiếp nhận và thông tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm ở các thôn, xóm. Tất cả những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai như đường, bờ tràn, đê kè, đập, được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo. Hàng năm, UBND thị xã đều bố trí kinh phí khoảng 1 tỷ đồng/năm từ nguồn kinh phí Sự nghiệp Thủy lợi, Giao thông để tiến hành khơi thông dòng chảy, tu bổ, sửa chữa đê, kè, bờ ngự thủy xung yếu hoặc lắp đặt mới các biển báo trên địa bàn thị xã.

UBND thị xã và UBND xã thường xuyên tuyên truyền pháp luật về việc quản lý, khai thác bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; thường xuyên tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân, doanh nghiệp không lấn chiếm dòng sông, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và phá hoại công trình phòng chống thiên tai. Đến năm 2018, toàn thị xã có 10/10 xã đạt chuẩn tiêu chí Thủy lợi.

2.2.1.3. Về điện nông thôn

Sau khi chuyển giao các hợp tác xã dịch vụ điện cho ngành điện quản lý, ngành điện đã đầu tư nâng cấp sửa chữa từ các dự án RD, RE 2, RE 2 mở rộng, KFW đã xây dựng và lắp đặt mới gần 500 km đường dây trung, hạ áp và 157 trạm biến áp để ổn định lưới điện, thay mới trụ điện, hệ thống đo đếm điện cho các hộ dân sử dụng điện (xóa cụm), nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và đời sống cư dân nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới điện nông thôn trên địa bàn thị xã nói chung và các xã nói riêng đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện.

Mạng lưới điện phủ đều khắp trên địa bàn xã; đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống, cấp bán điện trực tiếp tới các hộ dân. Đồng thời trong thời gian qua, mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Thắp sáng đường quê” đã được nhân rộng, ngành điện, UBND các xã cùng với nhân dân đã đóng góp kinh phí thực hiện đầu tư 180,47 km đường dây điện chiếu sáng tại các tuyến đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Hiện nay, 100% số

thôn có điện chiếu sáng trên các trục đường phục vụ cho việc đi lại và bảo đảm an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn thường xuyên từ các nguồn là 28.584 hộ/28.584 hộ đạt tỷ lệ 100%. Tổng kinh phí thực hiện 149.108,1 triệu đồng. Tính đến năm 2018, toàn thị xã có 10/10 xã đạt chuẩn tiêu chí Điện nông thôn.

2.2.1.4. Về trường học

Hệ thống trường học của 10 xã gồm có tổng số 37 trường học, tổng diện tích đất: 403.556 m2 (10 trường Mầm non - Mẫu giáo, tổng diện tích đất: 69.655 m2; 17 trường Tiểu học, tổng diện tích đất: 193.383 m2; 10 trường Trung học cơ sở, tổng diện tích đất: 140.518 m2). Tại các xã đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Sau 8 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn lồng ghép từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục, ngân sách các cấp hỗ trợ, đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các hạng mục, công trình giáo dục phục vụ làm việc, tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy ở các bậc học. thực hiện mô hình Camera trường học (thị xã An Nhơn có 60/60 trường học có trang bị Cammera an ninh - được trang bị các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở). Tỷ lệ phòng học, phòng học chức năng, phòng bộ môn kiên cố 529/635 phòng, đạt 83,3%. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, số trường đạt chuẩn quốc gia là 25 trường. Các hạng mục đầu tư xây dựng mới cụ thể như sau:

Bậc học mầm non: đã xây dựng bổ sung 57 phòng học và phòng chức năng cho 10 xã. Tỷ lệ phòng học và chức năng kiên cố 84/109 phòng, đạt 77,06%. 10/10 xã có các trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định. Tổng kinh phí đầu tư 59,518 tỷ đồng.

Bậc học Tiểu học: đã xây dựng bổ sung 23 phòng học và phòng chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)