Giải pháp nâng cao thực hiện chương trình xây dựng NTMở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 104)

THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ỊNH

3.2. Giải pháp nâng cao thực hiện chương trình xây dựng NTMở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thị xã đến cấp xã, thôn trên địa bàn trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM

Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, lồng ghép nhiều chương trình, huy động nhiều nguồn lực, trong quá trình thực hiện phải hệ thống, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đảm bảo tính hiệu quả đối với Chương trình. Các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước - Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTG, hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây dựng NTM, trong đó: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ hợp tác xã. Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất, dịch vụ; nhà văn hóa thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Thực hiện cơ chế đầu tư theo Quyết định 800: quy định về chủ đầu tư; cấp quyết định đầu tư; lựa chọn nhà thầu; giám sát cộng đồng.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM theo hướng tiếp tục sáp nhập các chương trình, dự án có cùng nội dung đầu tư, nội dung hỗ trợ trên địa bàn nông thôn với

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Rà soát, cập nhật và ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM (cấp thôn, bản, xã, huyện) phù hợp với từng giai đoạn. Ban hành hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và linh hoạt ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn bản) và phù hợp với từng nhóm địa phương (phấn đấu đạt chuẩn, đã đạt chuẩn, phấn đấu đạt kiểu mẫu); ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở khung cơ chế, chính sách của Trung ương và điều kiện thực tế, các địa phương cần chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng NTM: NTM ven đô gắn với đô thị hóa; NTM gắn với du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái; NTM gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; NTM vùng khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, NTM thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn nông thôn như: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS; chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục và đào tạo; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh

mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề... Bổ sung chính sách quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM và một số chính sách khác.

Chính sách hỗ trợ tín dụng: vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng, nuôi trồng thủy sản, làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng được hưởng bao gồm: hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; vay đầu tư xây dựng hạ tầng tại nông thôn; vay để kinh doanh sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn nông thôn; vay để sản xuất công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; vay theo các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ.

Cơ chế đảm bảo tiền vay: các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại được các tổ chức tín dụng (ngân hàng, hợp tác xã tín dụng...) xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với mức:

Tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp. Tối đa đến 500 triệu đồng đối với chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã. Tuy nhiên, người vay phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nếu chưa có thì phải có xác nhận của UBND xã đảm bảo đất không có tranh chấp và có tín chấp của đoàn thể chính trị - xã hội của xã; các đối tượng chỉ được vay không thế chấp tài sản tại 1 tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn. Các tổ chức tín dụng cũng cần nghiên cứu bổ sung hình thức thế chấp bằng chính nông sản của nông dân để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn.

Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư: tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Chuyển một bộ phận dự án sang hình thức đầu tư xây dựng, chuyển giao (BT); hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT) và hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm giảm đầu tư công, tăng đầu tư bằng nguồn vốn xã hội. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như: chợ, điện, công trình cấp nước sinh hoạt, thu gom, xử lý rác thải,... Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hoặc tỉnh, được ngân sách hỗ trợ sau đầu tư, được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện Chương trình từ thị xã đến cơ sở (thôn): Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, tích hợp rất nhiều nội dung, các chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu phải tập trung đầu mối điều phối chung. Ở thị xã, thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của thị xã. Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND thị xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND thị xã là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của thị xã. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực

điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.

Ở cấp xã, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã. Trường hợp thành lập, thành phần Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã do UBND cấp tỉnh quyết định. Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã (gọi tắt là Ban quản lý xã) do UBND xã quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và trưởng thôn. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban quản lý xã trực thuộc UBND xã, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xã không đủ năng lực và không nhận là chủ đầu tư, UBND xã có thể thuê một đơn vị hoặc tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ hoặc chuyển cho UBND thị xã là chủ đầu tư, có sự tham gia của lãnh đạo Ban quản lý xã. Việc thuê đơn vị hoặc tổ chức có đủ năng lực thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Ở cấp thôn, thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm, năng lực tổ chức triển khai, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).

Quan trọng hơn, thành viên Ban chỉ đạo, các phòng, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Thị xã phân công, tăng cương bám sát cơ sở để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo kịp thời việc thực hiện xây dựng NTM bền vững ở các địa phương, nhất là đối

với các xã được lựa chọn xã xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, huy động và bố trí nguồn lực trong xây dựng NTM

Chương trình xây dựng NTM cần một lượng vốn rất lớn, do vậy phải huy động được nguồn lực của toàn xã hội. Trong điều kiện ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh còn hạn chế, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư còn thấp. Để có thể huy động được nguồn vốn cho xây dựng NTM cần phải:

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác với nguồn vốn thuộc Chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM cần ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện các tiêu chí có thể tạo nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan tỏa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hàng năm; đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo lộ trình đã đề ra trong Đề án xây dựng NTM.

Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Thực hiện xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước sạch, chợ nông thôn, công trình thu gom, xử lý rác thải, một số công trình công ích khác, nhất là đối với các cồng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã NTM theo quy định. Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây dựng NTM tại cơ sở.

Cần chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, hiện vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất... để góp phần cùng với ngân sách nhà nước thực hiện có hiệu quả

các nội dung chương trình. Huy động sức dân xây dựng NTM là hướng đi cơ bản, lâu dài. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM chính là phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn để nông dân có điều kiện đóng góp xây dựng NTM.

Thứ ba, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất của người dân

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, trong đó, chú ý phát triển mở rộng các mô hình kinh tế tiên tiến hiệu quả, nhằm ổn định thị trường, phát triển sản xuất bền vững, coi đây là cái gốc để đầu tư xây dựng NTM, cụ thể:

Triển khai thực hiện tốt đề án “Tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, hình thành các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, với cơ cấu sản xuất hiệu quả, đáp ứng yêu cầu 4 có “Có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả cao”. Chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã, khuyến khích phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô và công nghệ tiên tiến hiện đại. Hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, gắn với liên kết nông dân với nông dân (liên kết ngang), và liên kết nông dân - doanh nghiệp theo chuỗi giá trị (liên kết dọc, liên kết 4 nhà), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng, có quy mô sản phẩm lớn, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với hợp tác xã nông nghiệp, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại,

mở rộng thị trường, chính sách khuyến nông, khuyến công, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ thành lập mới và củng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)