Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực hiện chính sách giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều ở thị xã đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực hiện chính sách giảm

hay kết quả cuối cùng của chính sách. Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chính sách công. Song việc đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cũng là khâu khó khăn nhất trong đánh giá chính sách, bởi lẽ các tác động này đôi khi rất khó đo lường. Để đánh giá chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã tác động đến đối tượng người nghèo như thế nào, cần xem xét việc người nghèo được hưởng những lợi ích gì từ chính sách của Chính phủ và các lợi ích đó đã giúp họ thoát nghèo đến đâu.

Mức độ giải quyết vấn đề chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Mỗi chính sách được xây dựng từ việc xác định vấn đề chính sách, đó là nhu cầu xã hội hay mâu thuẫn trong xã hội đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng quyền lực công để giải quyết nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội.

Để đánh giá mức độ giải quyết vấn đề giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, sẽ không thể chỉ đưa ra chỉ tiêu nghèo đã giảm xuống bao nhiêu phần trăm, mà còn phải xem xét các khía cạnh khác, như người nghèo được tiếp cận như thế nào đến các dịch vụ công thiết yếu, như y tế, giáo dục, nước sạch; việc tạo điều kiện cho người nghèo trong thực hiện các quyền lợi của công dân.

Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không.

1.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên

Huyện miền núi Sơn Hòa là địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở tỉnh Phú Yên. Kết quả sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm từ 27,38% cuối năm 2010 xuống còn 11% cuối năm 2015 (giảm bình quân hằng năm 3,28%, giảm vượt 0,74% theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015); hiện nay 2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm còn hơn 3% góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy KT - XH huyện ngày càng phát triển.

Tại đây, trong các chính sách hỗ trợ người nghèo, người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi ngày càng nhiều hơn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Trong 5 năm qua, tỉnh đã thực hiện cho vay hơn 256 nghìn lượt hộ, với tổng số tiền 3.261 tỷ đồng, hầu hết số hộ vay vốn đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, cách làm ăn; nhiều hộ nhờ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội đã sản xuất, kinh doanh hiệu quả, vươn lên làm ăn khá giả, góp phần giảm phần lớn số hộ nghèo.

Qua 5 năm triển khai thực hiện dự án giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương tập trung huy động nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo trên nhiều lĩnh vực. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đã triển khai cho vay, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; chính sách hỗ trợ giáo dục; người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. Huyện cũng triển khai các dự án giảm nghèo như: hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn; đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất; dạy nghề cho người nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững...

Từ công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Hai là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của

chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.

Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở.

Bốn là, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Năm là, đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo với

phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Hòa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số chính sách, dự án giảm nghèo chưa phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng đặc thù; mức hỗ trợ thấp, đầu tư còn dàn trải, đa phần mang tính hỗ trợ trực tiếp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo còn hạn chế, chủ yếu là vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách của tỉnh.

1.3.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở huyên Tây Giang tỉnh Quảng Nam

Tây Giang là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam. Trước đây, khi Tây Giang chưa tái lập thì hầu như 10 xã đều đạt "chuẩn 3

không": không đường, không điện, không thông tin liên lạc. Những năm trở lại đây, cùng với sự quan tâm đầu tư ngày càng nhiều hơn của Trung ương, của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn huyện tập trung chỉ đạo huy động và sử dụng mọi nguồn lực để phát triển, nâng cao đời sống của đồng bào C'tu. Nổi bật là sau gần chín năm thực hiện Chương trình 135, huyện đã hoàn thiện hệ thống giao thông về các xã vùng cao như Tr'hy, Axan, Gari và Ch'ơm... Kinh tế phát triển là động lực để Tây Giang tập trung đầu phát triển văn hóa, xã hội như thực hiện kiên cố hóa trường học ở các thôn; xây dựng hàng chục trạm y tế, trạm quân dân y, nhà văn hóa; các trạm truyền thanh không dây, lắp đặt hệ thống truyền hình tại các thôn phục vụ nhu cầu thông tin cho bà con nhân dân, khôi phục lại Gươl nhằm bào tồn và phát huy bản sắc văn hóa C'tu. Bên cạnh, điện lưới quốc gia cũng đã đến được 05trên 10 xã; 05 xã khó khăn nhất được huyện hỗ trợ máy thủy luân để phát điện.

Nhờ vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc, huyện ưu tiên tập trung cho công tác này, không chỉ dựa vào các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, mà huyện còn chủ động vận động mọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo, đi đôi với xóa đói giảm nghèo kết hợp xóa nhà tạm. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tây Giang vẫn còn khá cao và đáng nói là vẫn tiềm ẩn tình trạng tái nghèo trong kỳ giáp hạt, người dân vẫn còn tồn tại tư tưởng không muốn làm giàu, còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Từ các kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên và huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi như sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò của Nhà nước, vai trò của Hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội trong vấn đề quản lý, ban hành, thực hiện các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của người nghèo ở các địa phương.

Thứ hai, thực hiện chính sách giáo dục, phổ cập phổ thông, tạo mọi điều

kiện thuận lợi như trường lớp, giáo viên, sách vở và các điều kiện khác cho con em người nghèo được vào học, xây dựng quỹ phát triển giáo dục cho con em người nghèo vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề.

Thứ ba, thực hiện các chính sách về tài chính tín dụng ở các thôn, xóm

như ở huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên và huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã làm, đổi mới cách thức tổ chức cho vay vốn tín dụng một cách thông thoáng có hiệu quả nhằm vào đúng đối tượng nghèo để giải quyết đói nghèo.

Thứ tư, thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, BHYT cho người nghèo, giải

quyết công ăn việc làm giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong giảm nghèo.

Thứ năm, thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề hướng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của người nghèo, thay đổi phương thức làm ăn gắn liền với cơ chế thị trường, tăng thêm thu nhập cho người nghèo.

Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều tránh tình trạng nghèo trở lại của người đã thoát nghèo, kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân chủ và bình đẳng xã hội, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ bảy, tăng cường hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để

giải quyết vấn đề đi lại, mua bán, giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội của người nghèo, xây các công trình thủy lợi hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.

Kết luận chương 1

Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Việt Nam cam kết xóa bỏ tình trạng nghèo dưới mọi hình thức, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau. Để thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đổi mới phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

Chương 1 đã tập trung làm rõ hơn quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Trong đó thống nhất giảm nghèo là định hướng lớn trong chủ trương xây dựng, phát triển đất nước của Đảng ta. Luận văn đã làm rõ hơn những khía cạnh xung quanh khái niệm giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; những điểm mới, những vấn đề đặt ra trong khái niệm, trong thực hiện giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, trong đó nhất quán với luận điểm: giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dựa trên nền tảng phải bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu của người nghèo, không chỉ về thu nhập mà bao gồm cả đáp ứng được các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. Luận văn cũng đưa ra một số bài học kinh nghiệm của các địa phương khác trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều, đây là kinh nghiệm thực tiễn thị xã Đức Phổ có thể áp dụng trong việc thực hiện chính sách trên địa bàn.

Chương 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở THỊ XÃ ĐỨC

PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều ở thị xã đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)