Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều ở thị xã đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo theo

theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tại thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên

Địa hình thị xã Đức Phổ khá phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển. Có 3 dạng địa hình: vùng bắc sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa; vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ Tây sang Đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa; vùng nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.

Trên địa bàn thị xã Đức Phổ rải rác có các đồi núi như: núi Dâu, núi Cửa, một phần núi Lớn (núi Dầu Rái), núi Giàng,... Sông lớn nhất là sông Trà Câu, số còn lại chỉ là sông suối nhỏ bắt nguồn từ huyện Ba Tơ chảy về với đặc điểm chung là diện tích lưu vực hẹp, sông nhỏ, lòng dốc. Vùng dốc dọc sông Trà Câu, trên địa phận các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ An, Phổ Quang có đồng bằng tương đối rộng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Đức Phổ. Vùng đất nam sông Trà Câu đến núi Dâu và từ núi Dâu đến đèo Bình Đê chỉ có đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Đức Phổ có bờ biển dài trên 40 km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Ở dọc ven biển phía đông nam Đức Phổ có hai đầm lớn là đầm Lâm Bình và đầm An Khê. Thị xã Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,

có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8.

Thị xã Đức Phổ có những thắng cảnh đẹp như: Bãi biển Sa Huỳnh (cũng chính là nơi đầu tiên tìm ra các dấu tích mộ chum của nền văn hóa Sa Huỳnh), bia đá khắc chữ Phạn (làng Thạch Bi) và nơi được biết đến nhiều hơn cả là thắng cảnh Châu Me với những ghềnh đá và bờ biển thoai thoải, nước trong xanh, với nhiều cảnh đẹp...

Thị xã Đức Phổ có đường Thiên Lý Bắc - Nam, sau này là Quốc lộ 1 chạy qua, dọc theo chiều dài của thị xã; có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1 lên tỉnh Kon Tum chạy qua thị xã ở khu vực xã Phổ Phong; đường sắt Bắc - Nam song song với Quốc lộ 1.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng quyết định công nhận toàn huyện Đức Phổ (gồm thị trấn Đức Phổ và 14 xã thuộc huyện Đức Phổ) là đô thị loại IV. Cuối năm 2019, huyện Đức Phổ có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Đức Phổ (huyện lỵ) và 14 xã: Phổ An, Phổ Châu, Phổ Cường, Phổ Hòa, Phổ Khánh, Phổ Minh, Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Phong, Phổ Quang, Phổ Thạnh, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ Vinh.

Đức Phổ xuất phát từ kinh tế nông ngư lạc hậu, song có điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, nhưng nông, lâm, ngư nghiệp (chủ yếu là nông nghiệp) vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Các ngành kinh tế cơ bản như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế thị xã Đức Phổ dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - ngư - lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ 58,3% năm 2000, năm đến 2020 giảm còn 6,6%. Ngành thương mại - dịch vụ từ 20,7% năm 2000 lên 42,2% năm 2020.

Ngành công nghiệp - xây dựng từ 20,8% năm 2000 tăng lên 52,2% 2020.

Trong những năm qua thị xã Đức Phổ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tổng giá trị sản xuất của thị xã Đức Phổ ước đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Cân đối thu chi ngân sách luôn luôn đạt dư, đảm bảo nguồn tài chính cho đô thị phát triển ổn định, chủ động thực hiện các chương trình kế hoạch của địa phương, đặc biệt là chương trình phát triển thị xã Đức Phổ đến năm 2020. Chi ngân sách của toàn huyện năm 2018 là 668,125 tỷ đồng.

Trong những năm qua, kinh tế thị xã Đức Phổ và các xã, phường tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thương mại tăng nhanh, chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Cân đối thu chi ngân sách được bảo đảm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân 03 năm 2016 - 2018 của thị trấn và 07 xã đạt từ 3,34% đến 7,54% , năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo của thị xã Đức Phổ là 3,69%.

Với tiềm năng và sự liên kết giữa các cụm công nghiệp trên địa bàn và hệ thống khu dân cư, mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo nên động lực phát triển công nghiệp. Đến nay trên địa bàn thị xã các cụm công nghiệp đã phê duyệt cơ bản được lấp đầy diện tích, cụ thể: cụm công nghiệp Sa Huỳnh; cụm công nghiệp Phổ Phong; cụm công nghiệp Phổ Hòa; cụm công nghiệp Đồng Làng; riêng khu Công nghiệp Phổ Phong có diện tích 1,43 km2 đang được các nhà đầu tư quan tâm, khảo sát lựa chọn điểm đầu tư. Bên cạnh đó thị xã cũng đã tập trung phát triển các làng nghề, như: làng nghề chổi đót ở Phổ Phong, Phổ Thuận; làng nghề chế biến thủy, hải sản ở Phổ Thạnh, Phổ Quang.

Trong vòng 8 năm qua, thị xã Đức Phổ đã tập trung định hướng, dành nhiều thời gian, kinh phí đầu tư phát triển hệ thống cơ sở thương mại và dịch vụ. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển cả về khối lượng và giá trị hàng hoá

lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Mạng lưới chợ được đầu tư mở rộng phù hợp với sự phát triển của đô thị. Toàn khu vực thị trấn mở rộng hiện có 7 chợ và 1 siêu thị đang hoạt động đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của doanh nghiệp và nhân dân. Các cơ sở nhà hàng, khách sạn số lượng ngày càng tăng phục vụ tốt cho hoạt động phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tuyến vận tải hàng hóa và hành khách Bắc - Nam qua địa bàn khu vực thị xã Đức Phổ mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân đến các vùng lân cận và các trung tâm KT - XH quan trọng của đất nước. Hiện nay, trên địa bàn đã có một bến xe diện tích 0,002 km2; trạm dừng chân và bến xe Nam Quảng Ngãi tại xã Phổ Châu và đang định hướng quy hoạch bến xe Đức Phổ với diện tích 0,03 km2 tại xã Phổ Ninh thị xã Đức Phổ.

Cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ... ngành du lịch cũng phát triển với tốc độ nhanh nhằm khai thác các tiềm năng về du lịch của thị xã. Trên địa bàn thị xã đã có quy hoạch 6 khu du lịch với quy mô lên đến 1,685 km2.

Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng kinh tế thị xã Đức Phổ chưa tương xứng với tiềm năng, chưa chuyển dịch tốt cơ cấu kinh tế vẫn còn tập trung vào các ngành nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kém phát triển, thiếu nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có nơi cơ sở hạ tầng còn tụt hậu xa so với các địa phương khác.

Địa bàn thị xã Đức Phổ từng có lớp cư dân cổ là chủ nhân của nền Văn hóa Sa Huỳnh (niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm). Lớp cư dân này sống ở ven biển bằng nghề chài lưới và một số ít làm ruộng. Tiếp theo cư dân Văn hóa Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ còn có cư dân Chămpa, lớp cư dân này tiếp tục sống ở ven biển và cụm lại theo từng xóm nhỏ.

Thị xã Đức Phổ có dân số, mật độ dân số trung bình so với các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tính đến năm 2020, số dân, mật độ dân số các xã, phường như sau: trung bình so với các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi.

Thị xã Đức Phổ là một vùng duyên hải miền trung có lực lượng lao động chiếm đông, nhưng phần lớn dân số trong độ tuổi lao động rời bỏ quê hương đến các thành phố lớn lập nghiệp gây khó khăn về nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song công tác giải quyết việc làm ở thị xã Đức Phổ cũng còn một số khó khăn. Công tác chỉ đạo, điều hành tại một số cơ sở còn thiếu tích cực, sự phối kết hợp giữa các địa phương, cơ sở với các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng lao động chưa chặt chẽ, lực lượng lao động không có việc làm còn khá lớn, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và những ngành khác về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế. Tỷ lệ người nghèo, thiếu việc làm và chưa được đào tạo còn là vấn đề nóng bỏng nhưng chưa được giải quyết tốt.

2.1.2. Các quy định quản lý nhà nước

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, để triển khai giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của các cơ quan nhà nước cấp trên, trên cơ sở hướng dẫn của trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, thị xã Đức Phổ đã xác định và ban hành các khung khổ pháp luật quản lý, điều hành và văn bản hướng dẫn thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, cụ thể như:

- Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị trung ương lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.

- Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

- Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. - Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường

- Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai

đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

- Trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 5592/KH-UBND ngày 05/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi năm 2020.

- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 trên địa bàn thị xã của UBND thị xã Đức Phổ.

- Quyết định số 1254/QĐ-UBND của UBND huyện Đức Phổ ngày 03 tháng 5 năm 2018 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018.

- Quyết định số 1543/QĐ-UBND ngày 24/4/2019 của UBND thị xã về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019.

- Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 28/02/2020 của UBND thị xã về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất giai đoạn 2021 - 2025.

Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là một chính sách lớn bao gồm nhiều hợp phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính sách lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy để tổ chức triển khai thực hiện cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa phương.

nghèo tiếp cận đa chiều được giao cho nhiều bộ, ngành khác nhau, thậm chí là cùng một chính sách nhưng cũng có sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Ở tỉnh Quảng Ngãi, việc phân công, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cũng được giao tương ứng cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và cấp huyện.

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Việc ban hành kế hoạch, nhằm xác định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, làm cơ sở xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn tỉnh và các chính sách phát triển KT - XH của tỉnh, từng địa phương, từng vùng, từng lĩnh vực.

Ở thị xã Đức Phổ, UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 trên địa bàn thị xã. Nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2020, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 trên địa bàn thị xã Đức Phổ có nội dung và kinh phí thực hiện cụ thế như sau:

Về nội dung thực hiện

Một là, ban hành các chính sách, dự án, hoạt động thực hiện Chương trình

mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thứ nhất, thực hiện dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó

khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Từ năm 2016 thị xã Đức Phổ thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng

bãi ngang ven biển cho 04 xã trên địa bàn gồm các xã: Phổ An, Phổ Quang, Phổ Khánh và Phổ Châu.

Năm 2018, thị xã Đức Phổ đầu tư xây dựng tuyến đường Bà Bộ đi sông Thoa tại xã Phổ An ; tuyến đường từ Trường 2/9 đi bãi biển tại xã Phổ Quang; tuyến đường Quốc lộ 1A đi xóm 4 Diên Trường - Giai đoạn 2 tại xã Phổ Khánh; Kênh N6 Hồ Cây Sanh - Giai đoạn 4 tại xã Phổ Châu. Năm 2019, đã xây dựng kênh tiêu Cống Gò Mướp đi Cầu Cháy tại Phổ Châu; tuyến kênh Đồng đội 1 thôn Du Quang tại Phổ Quang; đường giao thông nông thôn xóm 5 Diên Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều ở thị xã đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)