2. CƠ SƠ THỰC TIỄN
2.1. Quy trình chăm sóc NB sau cắt túi mật nội soi
2.1.1. Nhận định tình trạng NB
- Nhận định toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn.
- Vết mổ có chảy máu không? Có dịch thấm băng không? - Theo dõi tình trạng bụng: chƣớng, đau, nhu động ruột. - Theo dõi và xác định vùng đau trên bụng NB sau phẫu thuật.
- Tình trạng da niêm, vàng da, so sánh với trƣớc phẫu thuật, dấu hiệu mất nƣớc, vàng da.
- Theo dõi nƣớc tiểu: so sánh màu vàng của nƣớc tiểu, nhất là số lƣợng nƣớc tiểu.
- Tình trạng ống sonde dạ dày, ống dẫn lƣu ổ bụng: màu sắc, số lƣợng, thời gian, tình trạng bụng. Đánh giá vàng da, xét nghiệm, Creatinine, Bilirubin.
- Dấu hiệu mất nƣớc, rối loạn điện giải.
- Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
2.1.2. Chăm sóc tư thế nằm ngay sau phẫu thuật
- Khi NB chƣa tỉnh: cho nằm đầu ngửa tối đa
- Khi NB tỉnh cho nằm tƣ thế Fowler, nghiêng về phía có ống dẫn lƣu.
2.1.3. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
- Hô hấp: NB phải thở tốt, nhịp thở đều, êm, không có biểu hiện tím tái, nếu NB thở nhanh nông, tím tái phải cấp cứu hút đờm dãi cho thở oxy và báo bác sĩ ngay để cấp cứu suy hô hấp.
- Tuần hoàn: Phải đo mạch, huyết áp 15- 30 phút/lần. Nếu mạch nhanh, huyết áp tụt có thể sốc hoặc chảy máu sau phẫu thuật.
- Nhiệt độ: Đôi khi sau phẫu thuật NB bị tụt nhiệt độ, phải cho ủ ấm, hoặc sƣởi ấm cho NB, nếu sốt cao phải cho hạ nhiệt.
2.1.4. Chăm sóc vận động
- Cho vận động sớm: NB ổn định cho ngồi dậy sớm, vỗ lƣng, tập thở sâu, tập ho để phòng ngừa viêm phổi.
2.1.5. Chăm sóc ống dẫn lưu, Sonde dạ dày
- Ống dẫn lƣu dƣới gan: Thƣờng đƣợc rút sớm sau 2-3 ngày nếu ống khô. Theo dõi số lƣợng dịch, màu sắc dịch
- Dẫn lƣu túi mật (nếu có): ống dẫn lƣu bằng ống Malecot hoặc ống Pezzer. Theo dõi nhƣ ống dẫn lƣu Kehr
- Nếu NB còn đặt ống hút dạ dày: Phải theo dõi tình trạng ổ bụng, ghi số lƣợng màu sắc dịch chảy qua sonde dạ dày để báo bác sĩ bồi phụ nƣớc và điện giải cho đủ. Rút ống sonde dạ dày khi NB có trung tiện.
2.1.6. Chăm sóc vết mổ
- Vết mổ không nhiễm trùng thì 7 ngày sau cắt chỉ. - Vết mổ ƣớt thay băng, phù nề cắt chỉ thƣa.
- Vết mổ chảy máu, băng ép cầm máu, không cầm máu đƣợc báo bác sĩ xử lý
2.1.7. Chăm sóc dinh dưỡng
+ Truyền dịch, đạm hoặc truyền máu khi NB chƣa có trung tiện.
+ Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Hạn chế ăn mỡ nếu NB có kèm theo cắt túi mật
2.1.8. Theo dõi và phát hiện một số biến chứng sớm
- Suy hô hấp: NB khó thở, tím tái, khò khè, nhịp thở nhanh, nông, cánh mũi phập phồng, phải báo ngay bác sĩ. Ngƣời điều dƣỡng phải xem có hiện tƣợng trào ngƣợc không, có tắc đƣờng thở do tụt lƣỡi hay ứ đọng đờm dãi. Xử lý bằng cách hút đờm, thở oxy, bóp bóng...
- Chảy máu sau phẫu thuật: NB nhợt nhạt, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt báo bác sĩ ngay để có y lệnh xử trí kịp thời.
- Chảy máu đƣờng mật: NB biểu hiện hội chứng mất máu, dẫn lƣu Kehr chảy nƣớc mật lẫn máu tƣơi, báo bác sĩ ngay và chuẩn bị các phƣơng tiện hồi sức tuần hoàn và dụng cụ bơm thông ống dẫn lƣu Kehr
- Rò mật vào ổ bụng: Biểu hiện hội chứng viêm phúc mạc mật.
2.1.9. Giáo dục sức khoẻ
- Giữ vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kỳ. - Vệ sinh môi trƣờng.
- Giáo dục cho NB các triệu chứng phát hiện sớm, đi khám ngay khi có dấu hiệu sỏi tái phát.