Giáo dục sức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật n`ội soi tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y hà nội năm 2020 (Trang 37 - 41)

2. CƠ SƠ THỰC TIỄN

2.9. Giáo dục sức khoẻ

Hình 2.9. Hình ảnh truyền thông, giáo dục sức khỏe cho NB

- Sỏi túi mật là một bệnh dễ tái phát vì vậy việc tƣ vấn cho NB về cách phát hiện bệnh, nhận thức đúng trong ăn uống, sinh hoạt, chế độ dùng thuốc, tái khám đúng hẹn là hết sức có ý nghĩa.

- Kết quả thu đƣợc của chúng tôi về giáo dục sức khoẻ của ngƣời điều dƣỡng cho thấy: ngƣời điều dƣỡng đã tiến hành giáo dục sức khoẻ cho NB. Tuy nhiên ngƣời điều dƣỡng chƣa thực sự chú trọng đi sâu vào tâm tƣ nguyện vọng của nên chƣa đáp ứng hết các nhu cầu của NB do NB đông giƣờng bệnh ít.

- Thực hiện tƣ vấn, giáo dục sức khỏe cho NB chƣa đƣợc đầy đủ và thƣờng xuyên, có 67,07% NB đƣợc tƣ vấn giáo dục sức khỏe về bệnh sỏi túi mật, tuy nhiên phần lớn còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện. Một số NB còn lúng túng trong việc tự chăm sóc bản thân và lo lắng về bệnh.

Chƣơng 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng của chăm sóc NB cắt túi mật nội soi tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

3.1.1. Kết quả chăm sóc NB cắt túi mật nội soi:

Trong 32 NB đƣợc phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Hầu hết NB đƣợc rút sonde dạ dày ngay ngày đầu sau phẫu thuật. NB chủ yếu trung tiện vào ngày đầu sau phẫu thuật, chiếm 70,7%. Ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 4 ngày sau phẫu thuật. Trung bình trung tiện sau 1,51 ± 0,69 ngày. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn nghiên cứu của Lê Văn Duy thời gian trung tiện trung bình của tác giả là 1,84± 0,89 ngày, chủ yếu là trong 2 ngày đầu (chiếm 79,31%), lâu nhất là 5 ngày [10]. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do điều dƣỡng đã giúp NB vận động sớm, thay đổi tƣ thế, hƣớng dẫn tƣ thế nằm, vận động ngay những giờ đầu sau phẫu thuật, và 100% điều dƣỡng đã lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc NB theo 05 bƣớc của kế hoạch chăm sóc, đƣợc điều dƣỡng chăm sóc, theo dõi sát ngay từ những giờ đầu sau phẫu thuật.

Hầu hết các NB sau phẫu thuật đều dƣợc theo dõi dấu hiệu sinh tồn đầy đủ theo quy định tuy nhiên có 26,83% NB đƣợc theo dõi ngày 1 lần và chỉ đƣợc chú trọng đến các chỉ số về huyết áp và nhiệt độ, còn chỉ số mạch và nhịp thở không đƣợc chú trọng. 100% NB không đƣợc điều dƣỡng hƣớng dẫn nghỉ ngơi trƣớc khi đo dấu hiệu sinh tồn nên kết quả có thể sẽ bị sai lệch. Những trƣờng hợp này thƣờng rơi vào NB có sức khỏe đã ổn định sau phẫu thuật và vào giờ trực, nhân lực điều dƣỡng mỏng, số lƣợng NB đông.

Việc vệ sinh thân thể thƣờng do ngƣời nhà NB hỗ trợ, chỉ có 28,5 % NB nặng, ngƣời cao tuổi đƣợc điều dƣỡng trực tiếp vệ sinh răng miệng, thân thể cho NB. Điều này có thể lý giải do phân cấp chăm sóc, do những NB phẫu thuật nội soi cắt túi mật thƣờng trung tiện sớm, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật NB có thể vận động đi lại nhẹ nhàng, tự vệ sinh cá nhân hơn nữa mỗi NB lại có 01 ngƣời nhà hỗ trợ chăm sóc. NB cũng mong muốn đƣợc ngƣời nhà ngồi

bên cạnh hỗ trợ chăm sóc trong thời gian nằm viện. NB đông, áp lực công việc nên điều dƣỡng chƣa thực sự sát sao trong việc chăm sóc vệ sinh cho NB, chỉ những NB nặng điều dƣỡng mới trực tiếp chăm sóc.

Tất cả NB sau phẫu thuật đều dƣợc hƣớng dẫn chế độ ăn sau phẫu thuật và hƣớng dẫn ăn theo chế độ ăn bệnh lý do bệnh viện cung cấp. Tuy nhiên chỉ có 48,78 % NB ăn theo chế độ ăn bệnh lý đã hƣớng dẫn chủ yếu là NB ở các tỉnh còn lại NB tự phục phụ theo nhu cầu sở thích cá nhân. Có thể điều dƣỡng chƣa thực sự sát sao, chƣa giải thích kỹ cho NB vai trò của ăn chế độ ăn bệnh lý sỏi túi mật và đặc biệt tâm lý chung là NB muốn đƣợc ăn thức ăn do gia đình tự nấu, ngƣời nhà thì mong muốn tự nấu các suát ăn đem từ nhà đến cho NB.

Trong thực hành chăm sóc, việc vệ sinh bàn tay rất quan trọng đặc biệt tuân thủ thời điểm vệ sinh bàn tay. Trong chuyên đề này có 32,92% điều dƣỡng tuân thủ triệt để 5 thời điểm vệ sinh bàn tay. Điều này có thể do thói quen, áp lực công việc không có thời gian vệ sinh tay hoặc bệnh viện chƣa trang bị đủ phƣơng tiện vệ sinh tay.

Vận động sau phẫu thuật là một công việc rất quan trọng, vận động nhƣ thế nào cho đúng lại phụ thuộc vào sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của điều dƣỡng. Tất cả NB sau phẫu thuật đều đƣợc điều dƣỡng hƣớng dẫn vận động, tuy nhiên có 46,85% NB tập vận động không có sự hỗ trợ trực tiếp của điều dƣỡng mà chủ yếu là do NB tự tập vận động hoặc có sự hỗ trợ của ngƣời nhà. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết NB sau phẫu thuật nội soi thƣờng nhanh chóng hồi phục sức khẻ, tự ăn, tự vận động đƣợc nên không cần sự hỗ trợ của điều dƣỡng, chỉ những NB nặng, ngƣời cao tuổi mới đƣợc sự hỗ trợ của điều dƣỡng.

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật của chúng tôi là 3,1 % do nhiễm trùng vết mổ ở NB cao tuổi có bệnh lý nền kèm theo, NB vào viện trong tình trạng túi mật viêm dính/ NB đái tháo đƣờng tuýp II đƣợc phẫu thuật cấp cứu có đặt dẫn lƣu ổ bụng. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu của Lê Văn Duy (8,03%), của Hoàng Việt Dũng (7,6%). Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do ngƣời điều dƣỡng đã chăm sóc NB đúng quy trình nhƣ kỹ thuật nhƣ thay

băng vết mổ, quy trình tiêm an toàn...v.v.v. Các điều dƣỡng đã áp dụng đƣợc quy trình thay băng theo chuẩn năng lực trong quá trình chăm sóc NB, thực hiện chăm sóc vết mổ một cách hiệu quả đƣợc đánh giá cao.

Hàng tuần, khoa đã tổ chức buổi họp hội đồng NB và lồng ghép chƣơng trình giáo dục sức khỏe tuy nhiên mỗi một tuần sẽ có 01 chủ đề riêng về giáo dực sức khỏe nên một số NB sẽ không kịp thời nắm bắt đƣợc thông tin. Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe cho NB cụ thể với mặt bệnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc hƣớng dẫn, giáo dục sức khỏe của điều dƣỡng chăm sóc. Trong chuyên đề này chúng tôi nhận thấy kỹ năng tƣ vấn, giáo dục sức khỏe của ngƣời điều dƣỡng cho NB còn hạn chế có 67,07% NB đƣợc tƣ vấn giáo dục sức khỏe về bệnh sỏi túi mật NB. Cách chăm sóc và phát hiện biến chứng trong thời gian nằm viện và khi ra viện. Có thể do một số điều dƣỡng trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm nên việc truyền đạt thông tin đến NB còn hạn chế, hƣớng dẫn NB chƣa rõ ràng.

3.1.2. Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được

- Trình độ ĐD trong khoa còn chƣa đồng đều chủ yếu là trình độ điều dƣỡng trung cấp, nhân lực điều dƣỡng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của từng vị trị đƣợc giao.

- Số lƣợng NB đông, NB chƣa đƣợc tƣ vấn đầy đủ, chƣa có phòng tuyên truyền riêng để NB tiếp cận với nhân viên y tế để hiểu về bệnh và chia sẻ những thắc mắc của mình.

- Sự hiểu biết của NB và ngƣời nhà về chăm sóc NB sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi còn hạn chế, do vậy NB cần đƣợc cung cấp kiến thức về tự chăm sóc sau phẫu thuật đề phòng các biến chứng.

- Đội ngũ điều dƣỡng chăm sóc NB còn trẻ nên kinh nghiệm tƣ vấn, giáo dục sức khỏe còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng chật hẹp, giƣờng bệnh còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật n`ội soi tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y hà nội năm 2020 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)