Ở Việt Nam, trước những năm 1980 hầu như không có công trình nghiên cứu nào về co giật do sốt. Từ hai thập kỷ trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu vềđặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình mắc CGDS.
Theo Nguyễn Thanh Hải và công sự nhận thấy tỷ lệ CGDS của trẻ dưới 7 tuổi vào cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương (1984 – 1990) trong quần thể trẻ em cùng nhập viện là 2,12% [8].
Nguyễn Đình Thoại (2000) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố
nguy cơ của CGDS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy:
CGDS thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, tuổi trung bình lúc khởi phát là 18,43 tháng. Tỷ lệ tái phát cao, phần lớn sau đợt đầu tiên 24 tháng chiếm 97,70% [15].
Lê Thiện Thuyết (2003) nghiên cứu trong 2 năm (2002 – 2003) tại Bệnh viện Trung ương Huế báo cáo có 206 bệnh nhi bị CGDS trên 6513 trẻ nhập viện dưới 15 tuổi và tác giả xác định được tỷ lệ bị CGDS nhập viện là 3,16% [16].
Nghiên cứu của Phạm Thị Lệ Quyên (2005), trong 3 năm từ 2002 – 2004 trung bình mỗi năm có khoảng 500/ 29743 bệnh nhi vào Bệnh viện Nhi Trung ương
điều trị vì CGDS dưới 5 tuổi nhập viện là 1,93% [12].
Kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Đĩnh (2007) tại Bệnh viện Nhi Trung
ương cho biết: tuổi mắc co giật do sốt trung bình là 16,6 tháng, CGDS tái phát chiếm 63,41% [6].
Bùi Bình Bảo Sơn (2009) đã đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc đối với trẻ bị CGDS, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các bà mẹ không biết cách xử trí đúng khi trẻ bị CGDS: 7% bà mẹ đứng sững, không xử trí gì, 45%
đưa trẻđến cơ sở y tế, 27% lay và đánh thức trẻ, 25% kích thích trẻđau, 55% ôm ghì chặt trẻ, 33% nắn bóp tay chân, mặc thêm quần áo, 21% cạo gió, 29% chích lễ [13].