Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí ban đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi co giật do sốt tại khoa cấp cứu sơ sinh bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2020 (Trang 39 - 40)

2.7.1.1. Phân bố theo tuổi và theo cư trú

Theo bảng 2.1, tuổi của bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu dưới 30 tuổi, chiếm 63,33%, độ tuổi trên 30 tuổi chiếm 33,67%; lớn nhất là 37 tuổi.

Độ tuổi của các bà mẹ trong nghiên cứu của tôi cho kết quả tương tự như

Ali- Asghar Kolahi và Shahrokh T ở Tehran, Iran (2009) là 27 tuổi, người ít tuổi nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 38 tuổi [18]. Đây là nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ do vậy có sự tương đồng về phân bố tuổi của các bà mẹ giữa 2 nghiên cứu.

Cũng theo bảng 2.1, đa số các bà mẹ cư trú tại vùng nông thôn (chiếm 73,33%) ,vùng thành thị chiếm 26,67%.

2.7.1.2. Trình độ học vấn của bà mẹ

Trình độ học vấn của bà mẹ luôn là yếu tố cần phải được xem xét khi nghiên cứu về mắc co giật do sốt của trẻ.

Theo bảng 2.2, trình độ học vấn của các bà mẹ: có 46,67% bà mẹđạt trình độ

THPT; 19,97% bà mẹđạt trình độ Trung cấp/ Cao đẳng. Hai nhóm đối tượng này có tỷ lệ cao hơn các nhóm còn lại: Đại học/ Sau Đại học và THCS, Tiểu học.

2.7.1.3. Nghề nghiệp của bà mẹ

Theo bảng 2.3, nghề nghiệp của bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu là công nhân (chiếm 43,33%) và nông dân chiếm tỷ lệ 26,67%. Tỷ lệ bà mẹ là viên chức nhà nước thấp (chiếm 16,67%) . Trong nghiên cứu của tôi, các bà mẹ có con CGDS tại bệnh viện Nhi Nam Định có trình độ học vấn chủ yếu là THPT, phần lớn họ làm công nhân, do vậy điều kiện tiếp nhận với các phương tiện truyền thông như

internet, báo chí, sách vở,….còn hạn chế. Họ chủ yếu tiếp nhận thông tin từ nhân viên y tế, tivi.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí ban đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi co giật do sốt tại khoa cấp cứu sơ sinh bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2020 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)