- Tất cả những bà mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán và
điều trị CGDS tại khoa Cấp cứu – Sơ sinh Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định từ
01/06/2020 đến 20/07/2020. - Tiêu chuẩn lựa chọn: ● Các bà mẹđủ 18 tuổi. ● Các bà mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc CGDS tại khoa Cấp cứu – Sơ sinh. ● Có đủ khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. ● Các bà mẹđồng ý tham gia trả lời phỏng vấn. ● Các bà mẹ có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời các câu hỏi. ● Các bà mẹ không có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm. - Tiêu chuẩn loại trừ:
● Bà mẹ không đồng ý tham gia phỏng vấn.
● Bà mẹ không trả lời hoàn chỉnh bộ câu hỏi.
● Các bà mẹ không trực tiếp nuôi hoặc chăm con.
2.2. Thời gian và địa điểm:
● Thời gian: Từ 01/06/2020 đến 20/07/2020.
●Địa điểm: Khoa Cấp cứu – Sơ sinh Bệnh viên Nhi tỉnh Nam Định.
●Địa chỉ: Đường Hà Huy Tập, thành phố Nam Định.
2.3. Thiết kế bài tiểu luận:
● Mô tả cắt ngang
2.4. Số lượng đối tượng phỏng vấn: 30 bà mẹ
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ co giật do sốt của Bộ Y tế ban hành.
Phiếu khảo sát gồm 3 phần với 20 câu hỏi:
+ Phần 1: Thông tin chung của đối tượng được phỏng vấn bao gồm các thông tin về đặc điểm xã hội học (tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư
trú,…)
+ Phần 2: Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt từ câu 8 đến câu 15.
+ Phần 3: Hành vi của bà mẹ với thực tế trẻ dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt từ
câu 16 đến câu 20.
Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để bà mẹ tự điền tại buồng bệnh với nội dung đã được in sẵn trong phiếu.
2.6. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi phỏng vấn 30 bà mẹ có con bị CGDS đã được chẩn đoán và điều trị tại khoa Cấp cứu – Sơ sinh Bệnh viện Nhi Nam Định trong thời gian từ
01/06/2020 đến 20/07/2020, tôi thu được kết quả sau: 2.6.1. Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn
Bảng 2.1: Phân bốđối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và theo cư trú.
Nội dung Số lượng
(n=30) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi ≤ 30 tuổi 19 63,33 >30 tuổi 11 36,67 Nơi sống Nông thôn 22 73,33 Thành thị 8 26,67 Nhận xét: Kết quả bảng 2.1 cho thấy: ● Tại thời điểm phỏng vấn có 30 bà mẹ đồng ý tham gia, đa phần các bà mẹ
trong lần khảo sát đánh giá này ởđộ tuổi ≤ 30 tuổi chiếm 63,33% (19 bà mẹ), các bà mẹ > 30 tuổi chiếm 36,67 % trong tổng số bà mẹ (11 bà mẹ).
●Về nơi cư trú, hầu hết các bà mẹđều sống tại các vùng nông thôn (22 người) chiếm tỷ lệ cao 73,33 % trong tổng số các bà mẹ khảo sát, tỷ lệ bà mẹ sống tại thành thị chiếm 26,67%.
Bảng 2.2: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ.
Trình độ văn hoá Số lượng (n= 30) Tỷ lệ (%)
Không biết chữ 0 0 Tiểu học 2 6,7 THCS 4 13,33 THPT 14 46,67 Trung cấp/ Cao đẳng 6 19,97 Đại học/ sau Đại học 4 13,33 Tổng 30 100
Nhận xét: Ở bảng 2.2 cho thấy, không có bà mẹ nào không biết chữ, các bà mẹ có trình độ văn hoá chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm THPT (46,67%), sau đó là nhóm có trình độ văn hóa Trung cấp/Cao đẳng (19,97%), nhóm có trình độ hoc vấn
Đại học/ Sau Đại học và THCS cùng chiếm tỷ lệ là 13,33%.
Bảng 2.3: Phân bố bà mẹ theo nghề nghiệp.
Nghề nghiệp Số lượng (n= 30) Tỷ lệ (%)
Nội trợ 1 3,33
Nông dân 8 26,67
Buôn bán/ kinh doanh 3 10
Công nhân 13 43,33
Viên chức nhà nước 5 16,67
Tổng 30 100
Nhận xét: Kết quả bảng 2.3 cho thấy, phần lớn nghề nghiệp của các bà mẹ là công nhân (có 13 trong tổng số 30 người khảo sát), người nông dân chiếm 26,67% (có 8 người), tỷ lệ bà mẹ là viên chức nhà nước là 16,67%. Bà mẹ có nghề làm buôn bán/ kinh doanh chiếm 10% và chỉ có 3,33% bà mẹ làm nội trợ.
Biểu đồ 2.1: Phân bố kinh tế gia đình của bà mẹ
Nhận xét: Qua biểu đồ 2.1 ta thấy: Đa số các bà mẹ có kinh tế gia đình khá giả chiếm 50%, các bà mẹ có kinh tế gia đình trung bình chiếm 37% và có 13% các bà mẹ có kinh tế nghèo và cận nghèo.
2.6.2. Kiến thức về co giật do sốt của bà mẹ.
Biểu đồ 2.2: Phân bố nguồn thông tin về co giật do sốt
Nhận xét: Đa số các bà mẹ tiếp thu nguồn thông tin về co giật do sốt từ nhân viên y tế chiếm 78 %, từ tivi chiếm 67%, còn lại bà mẹ nhận thông tin trẻ co giật do sốt từ Internet (chiếm tỷ lệ 50%) và báo chí (chiếm tỷ lệ 29%), họ ít tiếp cận thông tin truyền miệng, chỉ chiếm 13%.
13%
37%
50%
Nghèo,cận nghèo Trung bình Khá
67 29 78 13 50 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Ti vi Báo chí Nhân viên y
tế Truymiệngền
Biểu đồ 2.3: Nhận biết của bà mẹ khi con bị sốt
Nhận xét: Trong 30 bà mẹ đồng ý tham gia phỏng vấn, có 65% bà mẹ hiểu
đúng về sốt của trẻ, 35% bà mẹ hiểu sai về sốt của trẻ.
Biểu đồ 2.4: Kiến thức về cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Nhận xét: Trong 30 bà mẹ đồng ý tham gia phỏng vấn, có 83% bà mẹ có kiến thức đúng về cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, còn lại 17% bà mẹ chưa có kiến thức đúng về cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Đúng 65% Sai 35% Đúng 83% Sai 17%
Biểu đồ 2.5: Kiến thức về loại thuốc hạ sốt đang dùng cho trẻ
Nhận xét: Qua biểu đồ 2.5 ta nhận thấy đại đa số các bà mẹ có hiểu biết về
loại thuốc hạ sốt đang dùng cho trẻ (chiếm tỷ lê 91%), chỉ còn 9% các bà mẹ không hiểu biết về loại thuốc hạ sốt đang dùng cho trẻ.
Biểu đồ 2.6: Kiến thức về thuốc chống co giật cho trẻ
Nhận xét: Trong 30 bà mẹ đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn, đa số các bà mẹ không biết loại thuốc nào để chống co giật cho trẻ (chiếm tỷ lệ 87%), chỉ có 13% các bà mẹ biết loại thuốc để chống co giật cho trẻ. 91% 9% Biết Không biết Biết 13% Không biết 87%
Biểu đồ 2.7: Kiến thức về nhận biết khi trẻ bị CGDS
Nhận xét: Kết quả của biểu đồ 2.7 cho thấy phần lớn các bà mẹ chưa biết chính xác về co giật của trẻ. Đại đa số các bà mẹ nhận biết trẻ CGDS với biểu hiện tay chân co giật, co cứng (chiếm 90%), mắt trợn nhìn một phía chiếm tỷ lệ 70%. Một phần nhỏ các bà mẹ nhận biết trẻ CGDS có biểu hiện sùi bọt mép chiếm tỷ lệ
13,33% , run tay chân chiếm tỷ lệ 10% . Nhận biết biểu hiện mặt, môi tím và nghiến răng chiếm tỷ lệ 36,67% và 40%.
Bảng 2.4: Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân co giật:
Nguyên nhân Số lượng
(n= 30) Tỷ lệ (%) Sốt 15 50 Tổn thương não 3 10 Yếu tố di truyền 2 6,67 Thần kinh 0 0 Không biết 10 33,33
Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy số bà mẹ biết nguyên nhân gây co giật do sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), số bà mẹ không biết nguyên nhân gây co giật chiếm tỷ
lệ 33,33%, còn lại số bà mẹ cho rằng co giật do tổn thương não chiếm tỷ lệ 10% và
Tay chân co giật, co cứng Mắt trợn, nhìn một phíá Mặt, môi
tím Sùi bmépọt Nghirăngến chân, vRun tay ật vã
90 70 36.67 13.33 40 10
do yếu tố thần kinh chiếm tỷ lệ 6,67%, không có bà mẹ nào cho rằng co giật do yếu tố thần kinh. 2.6.3. Hành vi của mẹ với thực tế trẻ bị co giật do sốt. Bảng 2.5: Nhận thức của bà mẹ về cách sử dụng thuốc hạ sốt Cách sử dụng thuốc hạ sốt Số lượng (n= 30) Tỷ lệ (%) Biết 19 63,33 Không biết 11 36,67
Nhận xét: theo kết quả của bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị co giật do sốt chiếm tỷ lệ tương đối cao (63,33%), vẫn còn 36,67% bà mẹ không biết sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị co giật do sốt.
Bảng 2.6: Nhận thức của bà mẹ về theo dõi nhiệt độ trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt
Theo dõi thân nhiệt trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt Số lượng (n=19) Tỷ lệ (%) Có 15 78,95 Không 4 21,05
Nhận xét: Qua nghiên cứu trên 19 bà mẹ biết cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị CGDS, trong số đó có 78,95% bà mẹ theo dõi thân nhiệt trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt, còn lại 21,05% bà mẹ không theo dõi thân nhiệt cho trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt.
Biểu đồ 2.8: Nhận thức của bà mẹ về sử dụng biện pháp hạ sốt khác
Nhận xét: Kết quả khảo sát trên 30 bà mẹđồng ý khảo sát cho kết quảở biểu
đồ 2.8 cho thấy đa số các bà mẹ biết các biện pháp hạ nhiệt cho trẻ ngoài sử dụng thuốc hạ sốt như cởi bớt quần áo (chiếm tỷ lệ 83,33%), chườm ấm (chiếm tỷ lệ
70%), uống thêm nước sữa (chiếm tỷ lệ 43,33%). Một phần nhỏ các bà mẹ xử trí sai cho trẻ là hạ sốt bằng cách chườm lạnh (chiếm tỷ lệ 13,33%). Không có bà mẹ nào dùng các biện pháp không nên như cạo bắt gió, mặc thêm quần áo.
Bảng 2.7: Đánh giá nhận thức về xử trí của bà mẹ khi trẻ co giật do sốt tại nhà Biện pháp Số lượng (n=30) Tỷ lệ (%) Xử trí được khuyến nghị Nới rộng quần áo trẻ 25 83,33 Cho trẻ nằm nơi an toàn 8 26,67 Chườm ấm 21 70 Đưa trẻđến ngay cơ sở y tế 16 53,33 Dùng thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn 5 16,67
Xử trí không được khuyến nghị
Đứng sững, không biết xử trí gì 2 6,67 Ôm trẻ thật chặt, nắm tay chân trẻ 10 33,33 Lay và đánh thức trẻ 8 26,67 Kích thích trẻđau 3 10 Ngáng miệng trẻ bằng vật dụng
(tay, đè lưỡi, khăn, thìa,…)
6 20 Chườm lạnh 4 13,33 Dùng thuốc hạ sốt bằng đường uống 14 46,67 0 25 50 75 100 Cởi bớt quần áo thêm Mặc quần áo Chườm ấm Chlạườnhm Uthêm ống nước, sữa Cạo bắt gió 83.33 0 70 13.33 43.33 0 T ỷ l ệ ( % )
Nhận xét: Khi trẻ bị CGDS, phần lớn các bà mẹ xử trí sai: 46,67% bà mẹ
dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng đường uống; 33,33% bà mẹ ôm trẻ thật chặt, nắm tay chân trẻ; 26,67% bà mẹ lay đánh thức trẻ; 20% bà mẹ ngáng miệng trẻ bằng một số vật dụng; 13,33% bà mẹ chườm lạnh cho trẻ và 10% bà mẹ kích thích trẻđau.
Có 6,67% bà mẹđứng sững không biết xử trí gì cho trẻ.
Có 83,33% bà mẹ xử trí đúng khi nới rộng quần áo cho trẻ; 26,67% bà mẹ cho trẻ nằm nơi an toàn; 70% bà mẹ chườm ấm cho trẻ; 16,67% bà mẹ dùng thuốc hạ
sốt cho trẻ bằng đường hậu môn .Số bà mẹđưa trẻđến ngay cơ sở y tế khi trẻ bị co giật chiếm tỷ lệ tương đối cao (53,33%) .
Biểu đồ 2.9: Đánh giá nhận thức về cách xử trí của bà mẹ sau cơn giật của trẻ
Nhận xét: Sau cơn giật, có tới 90% bà mẹ đưa trẻ đến bệnh viện, có 3 bà mẹ
(10%) không đưa trẻđến cơ sở y tế mà để trẻ tại nhà theo dõi.
2.7. Nguyên nhân của những việc đã làm và chưa làm được.
Có nhận thức về co giật do sốt là điều vô cùng quan trọng là cơ sở để thực hiện tốt việc chăm sóc và xử trí khi con bịốm. Tôi đánh giá nhận thức về kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt dựa trên những hiểu biết của họ về
kiến thức chăm sóc, nhận biết nguyên nhân co giật, triệu chứng co giật do sốt, cách theo dõi tại
nhà 10%
đưa trẻđến viện 90%
phòng bệnh, cách xử trí ban đầu cho trẻ bị co giật tại nhà. Trong đó, tôi cho rằng những hiểu biết của bà mẹ về triệu chứng của co giật do sốt và dấu hiệu cần đưa con
đến khám đểđiều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
2.7.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.7.1.1. Phân bố theo tuổi và theo cư trú
Theo bảng 2.1, tuổi của bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu dưới 30 tuổi, chiếm 63,33%, độ tuổi trên 30 tuổi chiếm 33,67%; lớn nhất là 37 tuổi.
Độ tuổi của các bà mẹ trong nghiên cứu của tôi cho kết quả tương tự như
Ali- Asghar Kolahi và Shahrokh T ở Tehran, Iran (2009) là 27 tuổi, người ít tuổi nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 38 tuổi [18]. Đây là nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ do vậy có sự tương đồng về phân bố tuổi của các bà mẹ giữa 2 nghiên cứu.
Cũng theo bảng 2.1, đa số các bà mẹ cư trú tại vùng nông thôn (chiếm 73,33%) ,vùng thành thị chiếm 26,67%.
2.7.1.2. Trình độ học vấn của bà mẹ
Trình độ học vấn của bà mẹ luôn là yếu tố cần phải được xem xét khi nghiên cứu về mắc co giật do sốt của trẻ.
Theo bảng 2.2, trình độ học vấn của các bà mẹ: có 46,67% bà mẹđạt trình độ
THPT; 19,97% bà mẹđạt trình độ Trung cấp/ Cao đẳng. Hai nhóm đối tượng này có tỷ lệ cao hơn các nhóm còn lại: Đại học/ Sau Đại học và THCS, Tiểu học.
2.7.1.3. Nghề nghiệp của bà mẹ
Theo bảng 2.3, nghề nghiệp của bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu là công nhân (chiếm 43,33%) và nông dân chiếm tỷ lệ 26,67%. Tỷ lệ bà mẹ là viên chức nhà nước thấp (chiếm 16,67%) . Trong nghiên cứu của tôi, các bà mẹ có con CGDS tại bệnh viện Nhi Nam Định có trình độ học vấn chủ yếu là THPT, phần lớn họ làm công nhân, do vậy điều kiện tiếp nhận với các phương tiện truyền thông như
internet, báo chí, sách vở,….còn hạn chế. Họ chủ yếu tiếp nhận thông tin từ nhân viên y tế, tivi.
2.7.2. Kiến thức của bà mẹ khi trẻ bị CGDS
2.7.2.1. Nguồn cung cấp kiến thức cho bà mẹ
Theo biểu đồ 2.2, có 78% các bà mẹđược hỏi cho rằng những kiến thức họ
có được do nhân viên y tế cung cấp, từ tivi chiếm 67%, 50% cho rằng họ tìm hiểu trên Interrnet, 29% có được do đọc báo chí và số còn lại họ tiếp cận thông tin truyền miệng, bạn bè chỉ chiếm 13%. Điều này cho thấy rằng vai trò của các nhân viên y tế
là rất lớn trong việc cung cấp kiến thức đúng cho các bà mẹ về CGDS. Cần phải nâng cao vai trò của các kênh thông tin y học trên báo chí để việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho các bà mẹđạt hiệu quả.
2.7.2.2. Nhận biết của bà mẹ khi trẻ bị sốt
Dựa vào kết quả ở biểu đồ 2.3, có 65% bà mẹ trả lời đúng về sốt là nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,5ºC hoặc ≥ 38ºC ở hậu môn. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn tại Bệnh viện Trung Ương Huế (2009) là 96% [14]. Sự
khác biệt này là do trong nghiên cứu của tôi, chỉ có những bà mẹ trả lời sốt là nhiệt
độ tại nách ≥ 37,5 ºC hoặc ở hậu môn ≥ 38 ºC mới được coi là trả lời đúng, còn nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn bà mẹ trả lời sờ con thấy nóng cũng thuộc nhóm trả lời đúng.
2.7.2.3. Nhận biết của bà mẹ khi trẻ bị CGDS
Theo biểu đồ 2.7, 90% bà mẹ cho rằng co giật là tay chân trẻ co giật hoặc co cứng. Tỷ lệ này cũng tương tự như nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 87% [14].
Tuy nhiên, có 10% bà mẹ nói sai về biểu hiện co giật, cho rằng trẻ run tay chân, có thể vì không biết về các biểu hiện của co giật. Kết quả nghiên cứu tương tự
với kết quả nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 16% các bà mẹ nói sai về biểu hiện