2.7.3.1. Nhận thức của bà mẹ về cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị CGDS
Theo kết quả của bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ
bị co giật do sốt chiếm tỷ lệ tương đối cao (63,33%), vẫn còn 36,67% bà mẹ không biết sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị co giật do sốt. Trong số 19 bà mẹ biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bị CGDS (63,33%), chỉ có 78,95% bà mẹ theo dõi thân nhiệt sau khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, còn lại 21,05% bà mẹ không theo dõi thân nhiệt cho trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt (theo bảng 2.6). Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn (21%) [14]. Việc theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ khi sốt là rất quan trọng. Nó đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc hạ sốt cũng như các biện pháp hạ sốt khác của trẻ. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt mà nhiệt độ của trẻ hạ xuống thì khả năng xảy ra co giật sẽ giảm đi rất nhiều, còn nếu trẻ không đáp ứng với các phương pháp hạ sốt thì khả năng xảy ra co giật sẽ tăng lên, có thể do bà mẹ dùng chưa
đủ liều thuốc hạ sốt hay cách bà mẹ chườm chưa đúng cách.
2.7.3.2. Nhận thức của bà mẹ về sử dụng biện pháp hạ sốt khác ngoài sử dụng thuốc khi trẻ bị CGDS
Kết quả khảo sát trên 30 bà mẹđồng ý khảo sát cho kết quảở biểu đồ 3.8 cho thấy đa số các bà mẹ biết các biện pháp hạ nhiệt cho trẻ ngoài sử dụng thuốc hạ sốt như cởi bớt quần áo (chiếm tỷ lệ 83,33%), chườm ấm (chiếm tỷ lệ 70%), uống thêm nước sữa ( chiếm tỷ lệ 43,33%). Một phần nhỏ các bà mẹ xử trí sai cho trẻ là hạ sốt bằng cách chườm lạnh (chiếm tỷ lệ 13,33%). Không có bà mẹ nào dùng các biện pháp không nên như cạo bắt gió, mặc thêm quần áo. Đa số các bà mẹđược hỏi biết cách xử trí đúng các biện pháp hạ sốt ngoài sử dụng thuốc. Nhưng để thực hiện
2.7.3.3. Cách xử trí của bà mẹ khi trẻ bị CGDS
Theo kết quả nghiên cứu, khi trẻ bị CGDS, đa số các bà mẹ xử trí sai (bảng 2.7): 46,67% bà mẹ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng đường uống; 33,33% bà mẹ ôm trẻ thật chặt, nắm tay chân trẻ; 26,67% bà mẹ lay đánh thức trẻ; 20% bà mẹ ngáng miệng trẻ bằng một số vật dụng; 13,33% bà mẹ chườm lạnh cho trẻ và 10% bà mẹ
kích thích trẻđau. Có 6,67% bà mẹ đứng sững không biết xử trí gì cho trẻ. Số bà mẹ đưa trẻđến ngay cơ sở y tế khi trẻ bị co giật chiếm tỷ lệ tương đối cao (53,33%).
Các biện pháp như đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, lay và đánh thức trẻ, kích thích trẻđau, ôm ghì chặt trẻ, nắm bóp tay chân đều không được khuyến cáo.
Có 83,33% bà mẹ xử trí đúng khi nới rộng quần áo cho trẻ; 26,67% bà mẹ
cho trẻ nằm nơi an toàn; 70% bà mẹ chườm ấm cho trẻ; 16,67% bà mẹ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng đường hậu môn . Các tỷ lệ này cũng tương tự như nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn [14].
Không có bà mẹ nào được hỏi mặc thêm quần áo cho trẻ, cạo gió khi trẻ sốt. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 10% mặc thêm quần áo, chườm bằng nước lạnh là 6% và cạo gió là 10% [14]. Điều này cho thấy trình độ hiểu biết về cách xử trí trẻ CGDS của các bà mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Nam Định tương đối cao.
2.7.3.4. Cách xử trí khi trẻ hết co giật
Đa số các bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế ( 90%) sau khi cơn giật kết thúc và 10% để trẻ theo dõi tại nhà (biểu đồ 2.9). Đưa trẻđến viện khám giúp tìm ra nguyên nhân gây sốt cho trẻ, điều trị sốt và ngăn chặn các cơn co giật tiếp theo có thể xảy ra cũng như các nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.
KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ kết quả khảo sát, tìm hiểu và điều tra 30 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt tại khoa Cấp cứu – Sơ sinh Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định em có đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cộng đồng để cung cấp đầy đủ hơn những kiến thức và kỹ năng thực hành chăm phòng ngừa và chăm sóc cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt. Đặc biệt cần chú ý đến những bà mẹ có trình độ học vấn còn thấp, khả năng tìm hiểu thông tin chưa cao và những bà mẹ làm nghề nông không có điều kiện tiếp xúc nhiều với thông tin truyền thông đại chúng … để giúp nâng cao trình độ nhận thức của các bà mẹ trong việc phòng ngừa và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt.
2.Luôn chú trọng, nâng cao vai trò của của người cán bộ y tế - những người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với các bà mẹ và bệnh nhi. Phải thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, giải thích rõ cho bà mẹ về định nghĩa, nguyên nhân, cách nhận biết, hậu quả của co giật do sốt cũng như cách xử trí đúng, cách chăm sóc phòng bệnh cho trẻ. Hướng dẫn cụ thể cho bà mẹ biết khi nào cần
đưa trẻ đến cơ sở y tế nhằm ngăn chặn trường hợp xấu nhất có thể ra cũng như hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện. Giải đáp mọi thắc mắc, câu hỏi của bà mẹ đúng
đắn và phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
3. Mỗi cán bộ y tế cũng phải luôn học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề và nâng cao trình độ chuyên môn đểđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của người dân. Các cơ sở y tế cần phải thường xuyên huấn luyện chương trình quốc gia về cấp cứu xử trí ban đầu trẻ co giật do sốt đến từng nhân viên y tếđể họ trở thành nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy giúp cho các bà mẹđược tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất.
4. Cần tiến hành nhiều hơn những nghiên cứu đánh giá về thực trạng nhận thức của bà mẹ về đề tài co giật do sốt cũng như những nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi để thay đổi nhận thức của họ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc cho các bà mẹ.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận ở trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Thực trạng nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí ban đầu cho trẻ dưới 5 tuổi mắc co giật do sốt tại Khoa Cấp cứu - Sơ sinh Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2020:
1. Đa phần các bà mẹ trong lần khảo sát đánh giá này ởđộ tuổi ≤ 30 tuổi chiếm 63,33%. Các bà mẹ làm nghề công nhân chiếm tỷ lệ cao 43,33%. Tất cả các bà mẹ đều là người dân tộc kinh.
2. Các bà mẹ đa số hiểu đúng về sốt của trẻ (65%) và 83% bà mẹ biết cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Phần lớn các bà mẹ biết loại thuốc hạ sốt đang dùng cho trẻ và chỉ có một số ít mẹ hiểu sai về cách dùng thuốc cho trẻ.
3. Các bà mẹ không biết rõ về co giật cho trẻ, khi được hỏi có 90% bà mẹ cho rằng co giật là tay chân trẻ co giật hoặc co cứng, không có ai cho rằng họ không biết dấu hiệu nhận biết trẻ co giật. Tuy nhiên, có 10% bà mẹ nói sai về biểu hiện co giật, cho rằng trẻ run tay chân, có thể vì không biết cụ thể về các biểu hiện của co giật hoặc do phỏng đoán.
4. Khi trẻ sốt, phần lớn các bà mẹ xử trí đúng khi trẻ bị sốt, đa số các bà mẹ
theo dõi nhiệt độ của trẻ khi bị sốt. Tuy nhiên, khi trẻ bị CGDS, phần lớn các bà mẹ
xử trí sai khi trẻ bị CGDS. Sau khi hết cơn giật, một phần nhỏ các bà mẹ không đưa trẻđến bệnh viện để khám mà để theo dõi tại nhà (10%), còn lại 90% đưa trẻđến cơ
sở y tế gần nhất. Đa số các bà mẹ được hỏi không biết thuốc dự phòng co giật cho trẻ khi sốt cao, có ít bà mẹ biết được tên thuốc chống co giật khi trẻ bị sốt.
5. Đa số các kiến thức của bà mẹ có được từ các nhân viên y tế (chiếm 78%), còn lại là tivi chiếm 67%, thông tin từ internet chiếm 50%, từ báo chí chiếm 29% và chỉ có 13% từ truyền miệng, bạn bè.
Đề xuất các giải pháp nhằm năng cao nhận thức cho bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc co giật do sốt :
1. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng để cung cấp đầy đủ hơn những kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc xử trí cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi co giật do sốt.
2. Luôn chú trọng, nâng cao vai trò của của người cán bộ y tế - Đặc biệt là
Điều Dưỡng viên những người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với các bà mẹ và bệnh nhi (tuyên truyền giáo dục sức khỏe, cung cấp những kiến thức đúng và đầy đủ cho bà mẹ). 3. Mỗi cán bộ y tế cũng phải luôn học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề và nâng cao trình độ chuyên môn đểđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ toàn diện của người dân.
4. Cần tiến hành nhiều hơn những nghiên cứu đánh giá về thực trạng nhận thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi cũng như những nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khoẻ để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi để giảm tỷ lệ mắc và nâng cao khoẻ trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Piene Landrieu, Mac Tardieu – bản dịch tiếng Việt của Phạm Thị VânAnh
(2000), Động kinh và co giật, Vắn tắt thần kinh học trẻ em, NXB YH, Hà Nội, tr 175 – 178.
2. Vũ Quang Bích (1994). Chẩn đoán và điều trị các loại động kinh và co giật. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội; (2013). Bài giảng Nhi khoa tập 2. Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; ( 2006). Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học.
5. Nguyễn Chương, Lê Đức Hinh (1994), Các hội chứng động kinh, Thần kinh học trẻ em, NXBYH, Hà Nội.
6. Lê Đức Hinh (1994), Co giật do sốt cao, Thần kinh học trẻ em, NXBYH, Hà Nội.
7. Cao Xuân Đĩnh (2007). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả dự phòng co giật do sốt ở trẻ em, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II,
Đại học Y Hà Nội.
8. Phạm Thị Minh Hạnh và cộng sự (2016). Giáo trình chăm sóc sức khỏe trẻ
em, Trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, Nam Định.
9. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (1990), Tình hình bệnh tật trong 7 năm (1984 – 1990) tại khoa cấp cứu lưu, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm (1981 – 1990), Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, Hà Nội.
10. Đặng Phương Kiệt (1998), Động kinh liên tục, Hồi sức cấp cứu và gây mê trẻ em, NXB Y học, Hà Nội, tr 120 – 131.
11. Nguyễn Gia Khánh (2009), Bài giảng Nhi khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Len (2005), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hải Phòng.
13. Phạm Thị Lệ Quyên (2006). Đánh giá một số đặc điểm dịch tễ của co giật do sốt ở trẻ em từ 2002 - 2006 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu Y học, Bộ Y tế - Trường Đại học Y Hà Nội, 43 (6), tr 38-43 14. Bùi Bình Bảo Sơn (2009), Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của
15. Hoàng Cẩm Tú (1996). Bệnh động kinh trẻ em dưới 6 tuổi tại Viện Bảovệ sức khỏe trẻ em, Luận văn Phó tiến sỹ Y học dược, Đại học Y Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Thoại (2000). Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Viện Nhi khoa, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Lê Thiện Thuyết (2003), Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt cao ở trẻ em, Y học thực hành, số 447, tr 47 – 59.
TIẾNG ANH
18. Ali-Asghar Kolahi, Shahrokh Tahmooreszadeh (2009). First febrile convulsions: inquiry about the knowledge, attitudes and concerns of the patient’s mothers.Ẻuopean Jounal Pediatrics, 168, pp 167-171.
19. Berg A.T, Shinnar S (1996). Complex febrile seizures. Epilepsia, 37, pp 126- 133.
20. EL - Radhi AS, Withana K, Banajeh S (1986). Recurrent rate of febrileconvulsion related to the degree of pyrexia during the fist attack.
ClinicalPediatrics, pp 311.
21. Schiottz-Christensen E, Bruhn P (1973). Intelligence, behavior and scholastic achievement subsequent to febrile convulsions: An analysis of discordant twin pairs. Dev. Med. Child Neurol, pp 565.
22. Kaputu Kalala Malu C, Mafuta Musalu E et al (2013), Epidemiology and characteristics of febrile seizures in children .
23. Knudsen E.U, Paerregaard A, Andersen R et al (1996). Long term outcome of prophylaxis for febrile convulsions. Arch Dis Child, 74, pp13-18.
24. Lennox-Buchtal M.A (1973). Febrile convulsion: A reappraisal Electroencephalogy. Clinical Neurophysiol, 1, pp132.
25. Milen Pavlovic, Mijana Jareblinski, Tatjana Pkmozovic et al (1988). Seizure disorders in preschool children in a Serbian district.
Neroepidemiology, Serbia.
26. Millichap J.G (1968). Drug in the management of hyperactive children.Journal of American Medical Association, pp 1527-1530.
27. Nelson K. B. The natural history of febrile seizures (1990). The joint convention of the 5th International Child Neurology Congress and the 3nd Asian and Oceanian Congresss of child Neurolog.
28. Offringa M, Hazebroek-Kampschreur A.A, Derksen-Lubsen G
(1991).Prevalence of febrile seizures in Dutch schoolchildren. Paediatric andPerinatal Epidemiology, pp 68-85.
29. Tallie Z.B, Shlomo Shinnar (2001). Febrile Seizures,. Academic Press,USA. 30. Bassan H, Barzilay M, Shinnar S et al (2013), Prolonged febrile seizures,
clinical characteristics, and acute management, Epilepsia.
31. Ertan Kayserili et al (2008), Parental knowledge and practices regarding febrile convulsions in Turkish Children, Turk J Med Sci, pp 343-350.
32. Martinos MM, Yoong M, Patil S, Chin RF (2012), Recognition memory is impaired in children after prolonged febrile seizures, Brain.
33. Rekha Mittal (2014). Recent Advances in Febrile Seizures. Indian J Pediatr (September 2014), pp 909-916.
34. Susan S. Chiu, Catherine Y.C, Yu Lung Lau (2001). Influenza a infection is an important causes of febrile seizures.
35. Tonia Jones, Steven J. Jacobsen (2007). Childhood Febrile Seizures: Overview and Implications International Journal of Medical Sciences. Int. J. Med. Sci.
36. Tsuboi T. (1984). Epidemiology of febrile and febrile convulsions in children in Japan. Neurology, pp 34.
37. Tsuboi T. (1982). Febrile convulsion: Genetic Basic of the Epilepsie,. Raven Press, New York, pp 123-134.
38. T. F. Shi (1990). Aclinical analysis and follow - up of 236 cases of febrile convulsion. The joint convention of the 5th International Child neurology Congress and 3rd Asian and Oceanian Congress of Child Neurology, 11-1990, pp 79.
39. Van der Berg, B.J, Yerushalmi J. (1969). Studies on convulsive disorders in young children, Incidence of febrile and nonfebrile convulsions by age other factors. Pediatr. Res. 3, pp 298-304.
40. Verity C.M, Golding J. (1991). Risk of epilepsy after febrilenconvulsions: A national cohort study. BMJ 303, pp 1373-1376.
41. Wallace S.J (1995). Febrile convulsions, A texbook of epilepsy 3rd ed. Churchill Livingstone, pp 96-107.
42. WHO (1998), “Epilepsy : aetiology, epidemiology and prognosis”, Fact Sheet N165, http://www.who.ch
43. Wassmer E, Hanlon M (1999). Effects of information on parental knowledge of febrile convulsions. Seizure, 8, pp 421-423.
Phụ lục 1:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Địa chỉ: 257 Hàn Thuyên- Vị Xuyên- Nam Định.
PHIẾU ĐỒNG THUẬN
Co giật do sốt là một hội chứng thường gặp ở trẻ em. Đồng thời, CGDS là một cấp cứu khẩn cấp đòi hỏi phải được xử trí nhanh chóng và đúng cách, nếu không trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng sau này.