Kiến thức của bà mẹ khi trẻ bị CGDS

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí ban đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi co giật do sốt tại khoa cấp cứu sơ sinh bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2020 (Trang 40 - 42)

2.7.2.1. Nguồn cung cấp kiến thức cho bà mẹ

Theo biểu đồ 2.2, có 78% các bà mẹđược hỏi cho rằng những kiến thức họ

có được do nhân viên y tế cung cấp, từ tivi chiếm 67%, 50% cho rằng họ tìm hiểu trên Interrnet, 29% có được do đọc báo chí và số còn lại họ tiếp cận thông tin truyền miệng, bạn bè chỉ chiếm 13%. Điều này cho thấy rằng vai trò của các nhân viên y tế

là rất lớn trong việc cung cấp kiến thức đúng cho các bà mẹ về CGDS. Cần phải nâng cao vai trò của các kênh thông tin y học trên báo chí để việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho các bà mẹđạt hiệu quả.

2.7.2.2. Nhận biết của bà mẹ khi trẻ bị sốt

Dựa vào kết quả ở biểu đồ 2.3, có 65% bà mẹ trả lời đúng về sốt là nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,5ºC hoặc ≥ 38ºC ở hậu môn. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn tại Bệnh viện Trung Ương Huế (2009) là 96% [14]. Sự

khác biệt này là do trong nghiên cứu của tôi, chỉ có những bà mẹ trả lời sốt là nhiệt

độ tại nách ≥ 37,5 ºC hoặc ở hậu môn ≥ 38 ºC mới được coi là trả lời đúng, còn nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn bà mẹ trả lời sờ con thấy nóng cũng thuộc nhóm trả lời đúng.

2.7.2.3. Nhận biết của bà mẹ khi trẻ bị CGDS

Theo biểu đồ 2.7, 90% bà mẹ cho rằng co giật là tay chân trẻ co giật hoặc co cứng. Tỷ lệ này cũng tương tự như nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 87% [14].

Tuy nhiên, có 10% bà mẹ nói sai về biểu hiện co giật, cho rằng trẻ run tay chân, có thể vì không biết về các biểu hiện của co giật. Kết quả nghiên cứu tương tự

với kết quả nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 16% các bà mẹ nói sai về biểu hiện co giật [14]. Qua đây, ta cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cho các bà mẹ nhận biết

được co giật hay chỉ là run rẩy để tránh hiểu lầm vì lo lắng quá mức.

2.7.2.4. Nhận biết của bà mẹ về nguyên nhân của cơn co giật

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 50% các bà mẹ cho rằng cơn co giật xảy ra là do sốt cao; có 33,33% bà mẹ không biết nguyên nhân gây co giật ở trẻ là gì (bảng 2.4).

Cùng với đó, tỷ lệ các bà mẹ có nhận thức đúng về nguyên nhân gây co giật ở

trình độ Đại học/ sau Đại học và Trung cấp/ Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất (có 10 trong 15 người); tiếp theo là nhóm có trình độ học vấn THPT. Điều nay cho thấy các bà mẹ đa số đã biết được nguyên nhân chính của CGDS. Giúp bà mẹ hiểu được nguyên nhân gây ra cơn co giật của trẻ giúp cho mẹ bình tĩnh để có cách xử trí tốt nhất khi con bị CGDS. Cũng cho thấy, nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn càng cao và công việc ổn định có nhận thức tốt hơn, có điều kiện, thường xuyên cập nhật và có khả năng tiếp nhận được những kiến thức về nguyên nhân mắc bệnh nhiều hơn nhóm bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Các bà mẹ có trình độ thấp hơn khả năng tiếp cận thông tin từ báo chí, internet,… còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn hơn khi tiếp nhận thông tin tư vấn – giáo dục sức khoẻ từ phía cán bộ nhân viên y tế. Kết quả trên là một đặc điểm lưu ý khi muốn can thiệp với những đối tượng này cần tư vấn và hướng dẫn cặn kẽ hơn với những từ ngữ truyền thông dễ hiểu đểđạt hiệu quả cao.

2.7.2.5. Nhận biết về thuốc hạ sốt cho trẻ

Theo biểu đồ 2.4, có 83% bà mẹ biết cách dùng thuốc hạ sốt đúng lúc cho trẻ, tức là khi nhiệt độ cặp ở nách ≥ 38,5℃. Tỷ lệ này nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là 4% [14]. Kết quả của nghiên cứu của tôi cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn là do các bà mẹ tôi phỏng vấn có trình độ học vấn tương đối cao và đồng

đều ( trình độ THPT chiếm 46,67%; trình độ Trung cấp/Cao đẳng chiếm 19,97%; trình độ Đại học/ Sau Đại học chiếm 13,33%). Bên cạnh đó, tỷ lệ bà mẹ được tiếp nhận thông tin về trẻ co giật do sốt từ các nhân viên y tế là khá cao chiếm 78% (biểu

đồ 2.2) nên đa phần các bà mẹ biết rõ về thời điểm cần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Theo biểu đồ 2.5, có 91% bà mẹđược hỏi biết tên thuốc hạ sốt đang dùng cho trẻ.Chỉ có 9% bà mẹ không biết tên thuốc hạ sốt mà mình đang dùng, tỷ lệ này ở

nhóm đối tượng các bà mẹ có trình độ học vấn tiểu học và là đối tượng nông dân,

điều này phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn thông tin của các bà mẹ còn bị hạn chế.

2.7.2.6. Nhận biết về thuốc chống co giật

Theo kết quả nghiên cứu trên 30 bà mẹ đồng ý tham gia phỏng vấn, chỉ có 13% các bà mẹ biết tên thuốc chống co giật cho trẻ (biểu đồ 2.6). Đa số các bà mẹ

không biết thuốc dự phòng co giật khi trẻ bị sốt cao. Việc biết và sử dụng đúng các thuốc phòng co giật khi trẻ sốt hoặc khi trẻ bắt đầu co giật có tác dụng tốt ngăn ngừa cơn giật xảy ra ở những trẻđã bị CGDS trước đó.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí ban đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi co giật do sốt tại khoa cấp cứu sơ sinh bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)