Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sự hài lòng của sản phụ sinh dịch vụ tại khoa đẻ dịch vụ d3 bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 39 - 40)

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là món quà đầy ý nghĩa của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới tặng phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1979 của UBND Thành phố Hà Nội [4]. Qua 30 năm phấn đấu không ngừng, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nay là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa và Kế hoạch hóa gia đình. Với hơn 597 giường thực kê và hơn 1.024 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 4 Tiến sỹ, 43 Thạc sỹ y khoa, 21 Bác sỹ chuyên khoa II, 22 Bác sỹ chuyên khoa I và 496 Hộ sinh và điều dưỡng.

Các đơn vị và khoa phòng quan trọng đều được mở rộng bao gồm Phòng khám, Phòng đẻ, Phòng mổ, khu vực dịch vụ và nhiều khoa phòng khác. Phương tiện chẩn đoán và điều trị bao gồm các kỹ thuật mới đều được áp dụng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm các máy siêu âm thế hệ mới, nội soi, các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Hình 2.1. Hình ảnh bệnh viện Phụ Sản Hà

Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội tăng dần theo từng năm. Các hình thức khám chữa bệnh tự nguyện và ngoài giờ

đã được áp dụng và phát triển liên tục. Năm 2012, tổng số lượt khám bệnh là 637.192, bao gồm cả trong và ngoài giờ. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 80.541. Tổng số đẻ tại bệnh viện là 45.905, trong đó mổ đẻ là 23.051. Tổng số bệnh nhân mổ phụ khoa là 4.378, trong đó có 2.792 trường hợp mổ nội soi. Tổng số bệnh nhân được thực hiện trợ giúp kỹ thuật sinh sản có kết quả mang thai là 218.

Các nhiệm vụ khác của bệnh viện: nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, đào tạo, quan hệ quốc tế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mỗi năm, khoảng 10 nghiên cứu được hỗ trợ và thực hiện từ nguồn ngân sách của bệnh viện. Bên cạnh đó, các chương trình nghiên cứu và can thiệp cộng đồng có liên kết với các tổ chức khác và các đơn vị ngoài nước như Tổ chức Y tế thế giới, Global Fund, Family Health International, Ipas, UNFPA, hay Pathfinder tiếp tục được triển khai. Các chương trình đào tạo trong bệnh viện và đào tạo cho các cơ sở khác về làm mẹ an toàn hay phá thai an toàn được thực hiện thường xuyên. Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức giám sát các tuyến, tìm hiểu nhu cầu của các tuyến và trợ giúp khi cần thiết [46].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sự hài lòng của sản phụ sinh dịch vụ tại khoa đẻ dịch vụ d3 bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)