Đặc điểm chung của người bệnh đột quỵ cấp cứu tại Bệnh việ nE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 36 - 37)

Tuổi là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ nói chung. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến kết luận TBMMN tăng dần theo lứa tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở lên. Tuổi càng lớn thì bệnh mạch máu càng nhiều mà trước hết là xơ vữa động mạch, do đó nguy cơ đối xảy ra đột quỵ não càng cao. Độ tuổi trung bình của người bệnh là 69,21 ± 11,99 tuổi, 84,3% người bệnh trên 60 tuổi, người bệnh cao tuổi nhất là 92 tuổi, người bệnh thấp tuổi nhất là 39 tuổi. Tuổi trung bình trong nhóm người bệnh chúng tôi ghi nhận được cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện 103 (2002-200), tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 65,17 ± 9,81, tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi bị đột quỵ não là 43,8%[5] .

Giới tính: Trong số 70 người bệnh trong khóa luận có 70% là nam giới tỷ lệ nam/ nữ: 2,33/1 cao hơn so vớ nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương (nam/nữ: 1,86/1) [5].

Tiền sử của người bệnh: Có 60% người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, 22,86% người bệnh có tiền sử đái tháo đường, 11,4% bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, 34,29% có các bênh lý khác kèm theo. Trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Ngọc tại Phú Thọ từ 200-2010 cho thấy tỷ lệ người bệnh đột quỵ có tiền sử tăng huyết áp là 70,1%; đái tháo đường là13,3%; bệnh lý tim mạch là 23,4% [11].

Thời gian đối với người bệnh đột quỵ là vàng người bệnh càng được đưa đến bệnh viện sớm bao nhiêu thì cơ hội phục hồi cho người bệnh lớn bấy nhiêu. Theo nghiên cứu của Lê Văn Thính và cộng sự trong thời gian một tháng (1/4/2008 đến 1/5/2008), dùng bộ câu hỏi điều tra của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) để nghiên cứu hồi cứu tình hình và thực trạng chẩn đoán, chất lượng điều trị 4120 người bệnh đột quỵ nội trú ở 78 bệnh viên từ tuyến tỉnh trở lên trong 64 tỉnh, thành trên cả nước cho thấy thời gian trung bình tính từ lúc người bệnh khởi phát đến lúc đưa vào viện là 41,4 ± 102,1 giờ [17]. Ngày nay với sự phát triển của giao thông, các phương tiện vận chuyển người bệnh cấp cứu cũng như với sự hiểu biết ngày càng tăng của người

dân thì thời gian tính từ lúc khởi phát đến lúc được đưa vào bệnh viện đã được rút ngắn đi rất nhiều, trong khảo sát này của chúng tôi thời gian tính từ lúc khởi phát đến khi đưa vào viện là 176,17±162,86 phút tương đương với khoảng 3 giờ. Kết quả người bệnh được vận chuyển đến bệnh viện này của chúng tôi cũng cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Minh tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang. Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Minh thời gian từ lúc khởi phát đến khi vào viện là 9,99±11,73 giờ [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)