Công tác tiếp nhận, chăm sóc ban đầu của điều dưỡng đối với ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 37 - 40)

đột quỵ não

Sử dụng thang đánh giá tình người bệnh: Đối với tất cá các người bệnh khi

vào viện việc tiếp nhận, nhận định đánh giá sàng lọc ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là lúc đầu tiên nhân viên y tế (thường là điều dưỡng) tiếp nhận, đánh giá tình trạng người bệnh để từ đó đưa ra các xử trí kịp thời phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh. Đối với những người bệnh đột quỵ vào viện trong trường hợp cấp cứu thì việc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Hiện nay nhằm giúp cho nhân viên y tế có thể đánh giá nhanh chóng tình trạng người bệnh ngi ngờ đột quỵ vào viện tổ chức đột quỵ của các nước đã đưa ra nhiều thang điểm đánh giá người bệnh đột quỵ. Tại Bệnh viện E những năm gần đây cũng đã bắt đầu đưa các thang đánh giá người bệnh nghi ngờ đột quỵ vào áp dụng trong khâu tiếp nhận ban đầu. Trong khảo sát của chúng tôi tỷ lệ áp dụng bảng kiểm đánh giá người bệnh đột quỵ khi vào viện của điều dưỡng là 64,3% người bệnh. Kết quả cho thấy trong 70 người bệnh tai biến mạch não vào viện có 23 người bệnh có biểu hiện liệt, xẹ mặ; 57 người bệnh có yếu, rối chân tay; 34 người bệnh có rối loạn ngôn ngữ,

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, ý thức: Đối với điều dưỡng việc đầu tiên khi tiếp

nhận người bệnh là quan sát, đánh giá toàn trạng của người bệnh sau đó là đo dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Trong khảo sát này của chúng tôi thì 100% Người bệnh nghi ngờ đột quỵ não vào viện được các điều dưỡng đo dấu hiệu sinh tồn, Kết quả cho thấy có 92,9% người bệnh có bất thường về huyết áp ở đây là tăng huyết áp, có người bệnh huyết áp tâm thu tăng tới 235mmHg. Điều này phù hợp với sinh lý bệnh của bệnh đột quỵ cụ thể là đột quỵ thường xuất hiện sau những cơn tăng huyết áp. Có

7 người bệnh xuất hiện bất thường về mạch, 5 người bệnh tăng thân nhiệt tuy nhiên nhiệt độ cao nhất là 37,6 C, có 8 người bệnh bất thường về hô hấp trong đó có người bệnh nhịp thở lên đến 28 lần/ phút.

Thang điểm Glassgow ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi cho hôn mê do các nguyên nhân khác, đặc biệt trong bệnh đột quỵ. Mức độ rối loạn ý thức và thang điểm Glasgow có liên quan với nhau, điểm Glasgow càng thấp thì rối loạn ý thức càng nặng. Trong khảo sát này chúng tôi nhận thấy có 51,4% đánh giá điểm Glassgow của người bệnh, hay nói cách khác là có gần 50% người bệnh không được đánh giá glassgow. Qua tìm hiểu sâu hơn chúng tôi nhận thấy đa số người bệnh không được đánh giá glassgow thường là những người bệnh nhẹ, đồng thời một số điều dưỡng cho biết họ có đánh giá tri giác của người bệnh bằng thang điểm Glassgow tuy nhiên không ghi vào hồ sơ chăm sóc người bệnh. Trong số các người bệnh được đánh giá điểm Glassgow thì điểm trung bình là 12,97±1,93 điểm, thấp nhất là 8 điểm, đa số người bệnh có điểm Glassgow trên 12 điểm (63,9%). Kết quả của chúng tôi điểm Glasgow trung bình tương đương của Vũ Dương Bích Phượng 13,8, Vũ Xuân Tân là 13,2 [14, 15].

Các chăm sóc của điều dưỡng khi tiếp nhận ban đầu: Việc đeo vòng cảnh

báo người bệnh đột quỵ giúp cho những nhân viên y tế khác biết được đây là người bệnh cấp cứu cần được ưu tiên thực hiện các thủ thuật, xét nghiệm cũng như cần phải theo dõi sát sao hơn tuy nhiên chúng tôi ghi nhận chỉ có 5,7% người bệnh đột quỵ não được đeo vòng cảnh báo. Đối với người bệnh đột quỵ não trong giai đoạn cấp thì đảm bảo hô hấp là một việc rất quan trọng, nó giúp cho việc cung cấp oxy cho não được duy trì. Đánh giá nhanh để loại trừ các bệnh lý không phải đột quỵ. Theo quy trình điều trị cho người bệnh đột quỵ não thì khi người bệnh vào viện yêu cầu: kiểm tra đường mao mạch, cho người bệnh thở oxy duy trì SpO2 > 95%, đặt đường truyền cỡ 18 gauge và lấy 3 ống xét nghiệm…[9]. Trong khảo sát này của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy có 29 người bệnh được cho thở oxy mũi 2-4 lít/ phút, 34,4% người bệnh được nâng cao đầu giường 30˚. Có 32,9% người bệnh đột quỵ não được đặt 2 đường truyền kim lớn theo chúng tôi quan sát được thì thường là kim số 18G hoặc kim số 20G; đây thường là những người bệnh nặng có điểm glassgow thấp. Việc đặt 2 đường

truyền tĩnh mạch ngoại biên kim lớn có vai trò quan trọng trong việc cấp cứu người bệnh nói chung và người bệnh đột quỵ nói riêng. Nó giúp việc đưa thuốc, dịch vào cơ thể người bệnh được đảm bảo. Thêm nữa trong khi cấp cứu tình trạng người bệnh có thể diễn biến nhanh chóng dẫn đến trụy tim mạch, khi đó rất khó lập đường truyền tĩnh mạch nên trong các hướng dẫn điều trị đột quỵ thường đưa ra yêu cầu đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ngay khi người bệnh vào viện[9].

Như đã trình bày ở trên đối với người bệnh đột quỵ não thì thời gian được coi là vàng nếu để càng lâu thì tổn thương, chết các noron thần kinh càng nhiều nên một trong những yêu cầu gần như bắt buộc là phải thực hiện biện pháp nhằm đưa ra được chẩn đoán chính xác càng nhanh càng tốt. Trung bình mỗi người bệnh sau khi vào viện 22,53±15,65 phút được lấy máu để làm các xét nghiệm cơ bản, người bệnh nhanh nhất là 5 phút và lâu nhất là 71 phút, Sau khi lấy máu thì mẫu được vận chuyển đến các khoa xét nghiệm để thực hiện, thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người bệnh, tình trạng của người bệnh mà được vận chuyển nhanh hay chậm trung bình 45,56± 25 mẫu máu của người bệnh được vận chuyển đến khoa cận lâm sàng, Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán đột quỵ não là hình ảnh chụp căt lớp vi tính sọ não, do đó hầu hết các người bệnh đều được cho chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được đưa đi chụp cắt lớp vi tính nhanh nhất là 5 phút sau khi vào viện và người bệnh lâu nhất là 110 phút, trung bình là 26,1 ±19,7 phút.

Đối với các mẫu xét nghiệm tùy thuộc vào các chỉ số cần thực hiện, và một số yếu tố khác mà thời gian có kết quả xét nghiệm khác nhau, có những xét nghiệm đòi hỏi thời gian lâu tuy nhiên có những xét nghiệm thời gian nhanh, Tại các khoa xét nghiệm sẽ ưu tiên thực hiện mẫu xét nghiệm của người bệnh mà bác sĩ lâm sàng có ghi cấp cứu, những xét nghiệm không ghi cấp cứu thì sẽ xếp hàng làm theo xét nghiệm thường quy, Đối với xét nghiệm huyết học thì trung bình là 79,54 phút sẽ có, nhanh nhất là 31 phút và lâu nhất là 149 phút, Thời gian để có kết quả xét nghiệm sinh hóa thì lâu hơn với trung bình là 92,26 phút, Kết quả chụp cắt lớp vi tính của người bệnh trung bình là 73,36 phút sẽ có, người bệnh nhanh nhất là 11 phút sau khi vào viện và người bệnh lâu nhất là 290 phút sau khi vào viện, Điều này có thể giải thích như sau người bệnh sau khi được đưa đi chụp cắt lớp vi tính đối với những người bệnh nặng,

sẽ có bác sĩ khoa cấp cứu đi cùng hội chẩn với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại phòng chụp, sau đó in kết quả trả luôn để có cơ sở thực hiện các thủ thuật khác như tiêu sợi huyết trong nhồi máu não hoặc phẫu thuật trong trường hợp xuất huyết não, Đối với những người bệnh nhẹ hơn thì bản thân thời gian để người bệnh được đưa đi chụp cắt lớp đã dài hơn nên kết quả chụp có lâu hơn. Đồng thời tại bệnh viện hiện nay chỉ có một máy chụp cắt lớp vi tính nên khi chụp sẽ phải ưu tiên những bện nhân nặng nguy hiểm đến tính mạng, điều này cũng giải thích cho việc có những người bệnh có kết quả lâu hơn.

Việc đưa ra được chẩn đoán chính xác rất có ý nghĩa đối với việc đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, phù hợp cho người bệnh. Càng rút ngắn được bao nhiêu thời gian thì càng tốt cho người bệnh. Thời gian trung bình để có được chẩn đoán chính xác cho người bệnh đột quỵ não vào viện tại khoa cấp cứu Bệnh viện E là 80,41 phút trong đó người bệnh nhanh nhất là 11 phút tính từ lúc vào viện và người bệnh lâu nhất là 290 phút. Đây là một trong những nỗ lực của Bệnh viện E trong việc cấp cứu cho người bệnh đột quỵ, nhằm giúp họ giảm bớt các di chứng sau điều trị. Tuy nhiên thời gian như phân tích ở trên thời gian người bệnh từ lúc khởi phát đến lúc người bệnh được đưa vào viện còn lâu. Thời gian để tính thời gian áp dụng các biện pháp điều trị cho người bệnh đột quỵ não là thời gian từ lúc khởi phát đến lúc người bệnh được đưa ra các chẩn đoán chính xác. Đối với bệnh nhân đột quỵ thể nhồi máu não thì thời gian trước 4,5 giờ rất quan trọng đây được coi là cửa sổ vàng để áp dụng các biện pháp điều trị bằng cách tiêu sợi huyết. Trong khảo sát này thời gian trung bình tính từ lúc khởi phát đến khi được có được chẩn đoán chính xác là 259, 64 phút, hoàn toàn đủ điều kiện áp dụng biện pháp điều trị tiêu sợi huyết nếu có chỉ định. Trong đó có 42,8% có thời gian dưới 3 giờ đồng hồ. Có 32,9% người bệnh có thời gian tính từ lúc khởi phát đến lúc có chẩn đoán chính xác trên 4,5 giờ đây là những người bệnh đa phần được người nhà đưa vào bệnh viện muộn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 37 - 40)