Đối với các yếu tố liên quan đến thời gian người bệnh được thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 40 - 42)

Thời gian lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm: qua phân tích chúng tôi nhận thấy những người bệnh được điều dưỡng sử dụng bảng kiểm đánh giá khi tiếp nhân người bệnh nghi ngờ đột quỵ ó thời gian trung bình được lấy mẫu máu làm xét nghiệm là 13,08 phút thấp hơn so với nhóm không được sử dụng bảng kiểm là 28,02 phút sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,001. Thời gian điều dưỡng gửi xét nghiệm của người bệnh được đánh giá bằng bảng kiểm khi tiếp nhận cũng thấp hơn so với những người bệnh không được sử dụng bảng kiểm (35 phút so với 51,84); sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p=0,006. Như vậy có thể nói việc điều dưỡng sử dụng bảng kiểm đánh giá khi tiếp nhận người bệnh nghi ngờ đột quỵ não sẽ giúp cho quá trình lấy mẫu và gửi mẫu xét nghiệm được nhanh chóng hơn. Đối với những người bệnh được đeo vòng cảnh báo người bệnh đột quỵ thì thời gian được lấy máu là 10 phút sau khi người bệnh vào viện và nhóm còn lại là 23,31 phút, sự chênh lệch về thời gian giữa 2 nhóm là 13,31phút. Việc người bệnh được đeo vòng cảnh bảo cũng giúp thời gian gửi mẫu xét nghiệm của người bệnh được nhanh chóng hơn cụ thể trung bình 27,75 phút tính từ lúc vào viện mẫu máu của nhóm người bệnh được đeo vòng cảnh báo sẽ được gửi đến khoa xét nghiệm và nhóm không được đeo vòng cảnh báo thì thời giant rung bình là 46,77 phút. Điều này có thể lý giải như sau hiện nay bệnh viện E đã ban hành Protocol hướng dẫn tiếp nhận xử trí ban đầu người bệnh đột quỵ cho cả bác sĩ và điều dưỡng. Khi người bệnh vào viện nếu có nghi ngờ đột quỵ não điều dưỡng sẽ chủ động thực hiện đồng thời các bước trong Protocol và báo bác sĩ trong đó có việc thực hiện đặt các đường truyền ngoại biên bằng kim lớn và lấy máu cho vào 3 ống nghiệm để thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu và đông máu cơ bản.

Thời gian người bệnh được đưa đi chụp cắt lớp vi tính và thời gian có chẩn

đoán xác định: Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người bệnh có đột quỵ não hay không

và đột quỵ ở thể nào đó là kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não [2]. Bệnh viện E là bệnh tuyến trung ương nên được trang bị cả máy chụp cộng hưởng từ và máy chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên trong nghiên cứu 100% người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Thời gian trung bình tính từ lúc người bệnh vào viện đến lúc người bệnh vào viện đến lúc người bệnh được đưa đi chụp cắt

lớp vi tính là 22,04 phút ở nhóm điều dưỡng có sử dụng bảng kiểm đánh giá khi tiếp nhận người bệnh thấp hơn so với nhóm còn lại là 28,41 phút. Đối với nhóm người bệnh được điều dưỡng đeo vòng cảnh báo người bệnh đột quỵ thì thời gian được đưa đi chụp cắt lớp vi tính là 11,25 phút so với nhóm không đeo vòng cảnh báo là 27,02 phút. Điều này có thể giải thích như sau: Mặc dù Bệnh viện E đã ban hành hướng dẫn tiếp nhận xử trí người bệnh nghi ngờ đột quỵ khi người bệnh vào viện sau khi áp dụng bảng kiểm đánh giá nếu có nghi ngờ đột quỵ não điều dưỡng sẽ thực hiện ngay một số các hoạt động chăm sóc như chủ động đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, lấy máu làm xét nghiệm đồng thời với việc báo cáo cho bác sĩ và đeo vòng cảnh báo. Tuy nhiên việc có đưa người bệnh đi chụp cắt lớp vi tính hay không lại phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ. Trong khi đó khoa cấp cứu thường xuyên có nhiều người bệnh nặng cần xử trí chứ không đơn thuần là người bệnh đột quỵ do đó đối với những người bệnh được đeo vòng cảnh báo sẽ giúp cho bác sĩ nhận biết nhanh hơn và có những y lệnh kịp thời hơn.

Thời gian trung bình có được chẩn đoán chính xác của nhóm người bệnh nghi ngờ đột quỵ có đeo vòng cảnh báo là 39,75 phút bằng một nửa của nhóm không được đeo vòng cảnh báo (82,88 phút). Điều cho thấy việc đeo vòng cảnh báo nguy cơ đột quỵ sẽ giúp cho người bệnh có được chẩn đoán chính xác nhanh hơn, sẽ giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị, bình phục tốt hơn.

3.3.2. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác tiếp nhận, chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện E

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)