Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác tiếp nhận, chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 42 - 46)

Thông qua việc thảo luận với nhóm các điều dưỡng làm việc tại khoa cấp cứu cũng như phỏng vấn sâu đối với một số lãnh đạo của các khoa phòng trong bệnh viện chúng tôi nhận thấy việc tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não tại khoa cấp cứu Bệnh viện E hiện nay đang thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và cũng cho thấy các thuận lợi và khó khăn trong công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não tại khoa cấp cứu cụ thể

- Thuận lợi:

Cơ chế chính sách, văn bản pháp luật: Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành nhiều

quỵ não ở cả thể nhồi máu não và xuất huyết não. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ sở y tế đưa ra quy trình, hướng dẫn tiếp nhận xử trí, chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Dựa trên các quy định của bộ Y tế, các hướng dẫn của hội đột quỵ Việt Nam và Hội đột quỵ thế giới Bệnh viện E đã ban hành các Protocol, bảng kiểm đánh giá trong việc tiếp nhận xử trí, chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Trong hướng dẫn tiếp nhận người bệnh đột quỵ não áp dụng tại Bệnh viện E đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể các việc của điều dưỡng phải làm và được làm khi chưa có bác sĩ lúc tiếp nhận. Điều này giúp cho quá trình tiếp nhận, cấp cứu người bệnh được diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài việc Ban hành và áp dụng hướng dẫn xử trí người bệnh đột quỵ vào viện, Bệnh viện E còn thành lập nhóm Đột quỵ của bệnh viện, thành viên của nhóm này bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của các khoa cấp cứu, điều trị tích cực, ngoại thần kinh và chẩn đoán hình ảnh. Khi có người bệnh nghi ngờ đột quỵ vào viện các nhân viên y tế tại khoa cấp cứu sau khi tiếp nhận và thăm khám người bệnh sẽ thông báo tới các thành viên trong nhóm để biết và phối hợp thực hiện. Điều này làm giảm đáng kể thời gian phải chờ đợi của người bệnh khi vào viện.

Do thời gian đối với người bệnh đột quỵ não là vàng, nên bệnh viện E đã thông báo tới các bệnh viện tuyến dưới, các trung tâm vận chuyển người bệnh cấp cứu số đường dây nóng của bệnh viện và của khoa cấp cứu để khi có người bệnh nghi ngờ đột quỵ được chuyển đến bệnh viện E thì bệnh viện sẽ kích hoạt quy trình cấp cứu người bệnh đột quỵ não ngay khi người bệnh đến viện sẽ được các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện ngay các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính, hội chẩn liên chuyên khoa ngay tại phòng chụp CT để có thể đưa ra các xử trí kịp thời cho người bệnh. Nhờ việc phối hợp này mà đã có nhiều người bệnh đột quỵ não thể nhồi máu não sau khi đến bệnh viện chỉ 10 đến 15 phút đã được thực hiện tiêm thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp CT, điều này giúp người bệnh hồi phục gần như hoàn toàn, không để lại tai biến do thời gian ngắn nên các tế bào não chưa bị tổn thương nhiều.

Nhân lực: Nhân lực có vai trò quan trọng trong ngành y tế nói chung và trong

công tác tiếp nhận, chăm sóc người bệnh nói riêng. Đối với nhân lực y tế trong việc điều trị người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện E được bệnh viện hết sức quan tâm, nhiều bác sĩ, điều dưỡng được gửi đi học tập đào tạo tại các cơ sở y tế trong nước

cũng như ở nước ngoài. Đối với điều dưỡng viên hiện nay bệnh viện có chương trình hợp tác với đại học Sanphansico của Hoa Kỳ trong việc đào tạo, hướng dẫn điều dưỡng các chăm sóc người bệnh trong đó có người bệnh đột quỵ não. Điều này giúp làm thay đổi kiến thức của điều dưỡng về bệnh đột quỵ não cũng như các chăm sóc ban đầu khi người bệnh mới vào viện. Chính nhờ việc thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức nên hiện nay có rất nhiều điều dưỡng có kiến thức về đột quỵ não cũng như thực hành tốt việc tiếp nhận chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não.

Cơ sở hạ tầng trang thiết bị: Trong những năm gần đây được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng Nhà nước và Bộ Y tế, Bệnh viện E được đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện được trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho việc điều trị người bệnh nói chung cũng như người bệnh đột quỵ não nói riêng. Bệnh viện có thể thực hiện được đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ não như hệ thống morningter theo dõi người bệnh, oxi trung tâm, khoa cấp cứu và khoa chẩn đoán hình ảnh, các khoa xét nghiệm được bố trí cùng 1 tòa nhà giúp cho quá trình vận chuyển các mẫu xét nghiệm cũng như di chuyển người bệnh từ khoa cấp cứu sang phòng chụp cắt lớp vi tính được nhanh hơn, giảm thiểu các nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển người bệnh.

- Khó khăn

Quá tải người bệnh, công việc: Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương

hạng 1 đóng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Cũng giống như các bệnh viện khác bệnh viện trung ương khác trên địa bàn Hà Nội, Bệnh viện E cũng thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải người bệnh đến khám và điều trị. Khoa cấp cứu của bệnh viện E được giao nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh nặng đến viện như chấn thương, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Do đặc thù là nơi tiếp nhận các người bệnh nặng nên có rất nhiều công việc của điều dưỡng cần thực hiện khi tiếp nhận người bệnh như đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi người bệnh liên tục, cần nhanh chóng thực hiện các y lệnh cấp cứu của bác sĩ, nên khối lượng công việ lớn. Do khối lượng công việc lớn nên đôi khi việc thực hiện các chăm sóc chưa được nhanh chóng. Do là khoa cấp cứu nên cần phải ưu tiên những người bệnh nặng ảnh hưởng tới tính

mạng trước nên những người bệnh đột quỵ não được đánh giá chưa ảnh hưởng đến tính mạng phải chờ đợi trong việc xử trí và chăm sóc. Một người bệnh vào viện do đặc thù là cấp cứu, bệnh nặng nên điều dưỡng viên cũng như bác sĩ phải thực hiện ghi chép rất nhiều thông tin vào hồ sơ bệnh án, các thủ tục hành chính điều này cũng là một trong những khó khăn khi thời gian dành cho các công việc hành chính nhiều sẽ làm giảm thời gian theo dõi, xử trí và chăm sóc người bệnh của cả bác sĩ và điều dưỡng.

Nhân lực: Bệnh viện E đã tổ chức một số lớp đào tạo về đột quỵ não cho nhân

viên y tế tuy nhiên chưa tổ chức đào tạo cho toàn bộ nhân viên khoa hồi sức cấp cứu, cũng như các khoa phòng có liên quan do đó vẫn còn một số nhân viên y tế chưa có kỹ năng trong việc tiếp nhận, đánh giá xử trí và chăm sóc ban đầu cho nhân viên y tế. Việc hợp tác với đại học Sanphansico của Hoa Kỳ trong đào tạo điều dưỡng về chăm sóc người bệnh đột quỵ cũng mới chỉ thực hiện được trên một số điều dưỡng có trình độ ngoại ngữ khá còn lại đối với những người trình độ ngoại ngữ kém thì chưa thể tiếp cận với các kiến thức này. Thêm một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp nhận và chăm sóc ban đầu của điều dưỡng với người bệnh đột quỵ não là do ý thức, thói quen làm việc của một số ít người vẫn giữ thói quen làm việc cũ, chưa cập nhật kiến thức mới.Chưa ý thức được vai trò của việc sử dụng các bảng kiểm trong đánh giá người bệnh cũng như việc đeo vòng cảnh báo sẽ giúp làm giảm thời gian người bệnh phải chờ đợi để có chẩn đoán chính xác.

Cơ chế, chế tài của đơn vị: Hiện nay bệnh viện E đã ban hành các hướng dẫn, bảng kiểm đánh giá áp dụng trong các trường hợp tiếp nhận, cấp cứu người bệnh nghi ngờ và người bệnh đột quỵ não vào viện. Tuy nhiên bệnh viện chưa có các chế tài, quy định bắt buộc điều dưỡng tại khoa cấp cứu phải thực hiện các quy định này. Theo ý kiến của các điều dưỡng trong thảo luận nhóm thì cho thấy yêu cầu cần thiết là phải có quy định bắt buộc khi tiếp nhận người bệnh phải sử dụng các bảng kiểm để đánh giá người bệnh. Cũng như việc phải ghi chép đầy đủ các thông tin của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.

Phối hợp giữa các đơn vị: Như đã phân tích ở phần trên hiện nay bệnh viện

quỵ não đến bệnh viện E sẽ thông báo trước để bệnh viện chuẩn bị tốt nhất có thể trong việc tiếp nhận và xử trí người bệnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị không thông báo cho bệnh viện trước khi vận chuyển người bệnh đến. Đối với các đơn vị trong bệnh viện đôi lúc sự phối hợp cũng chưa được nhịp nhàng, dẫn đến kéo dài thời gian chờ đợi kết quả chẩn đoán chính xác của người bệnh, điều này làm hạn chế sự phục hồi của người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa cấp cứu bệnh viện e (Trang 42 - 46)