Với thực trạng và một số thuận lợi và khó khăn như đã phân tích ở trên học viên xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếp đón, chăm sóc ban đầu của điều dưỡng viên đối với người bệnh bị đột quỵ não như sau:
Đối với bệnh viện:
Tăng cường hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong việc quản lý hồ sơ bệnh án, giảm bớt các thủ tục hành chính cho điều dưỡng.
Ban hành các quy định bắt buộc phải sử dụng các hướng dẫn tiếp nhận xử trí, chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ trong đó có việc đeo vòng cảnh báo đột quỵ cho các người bệnh. Cần có chế tài xử lý những trường hợp cố tình không áp dụng.
Tổ chức các khóa tập huấn về công tác tiếp nhận, chăm sóc người bệnh đột quỵ cho tất cả điều dưỡng viên của khoa cấp cứu và các đơn vị liên quan về các kiến thức mới, quy trình mới trong việc tiếp nhận, chăm sóc người bệnh đột quỵ não.
Thường xuyên nhắc nhở, phối hợp với các đơn vị tuyến dưới về việc thông báo trước về người bệnh đột quỵ trước khi vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện E. Cần có kế hoạch tăng cường giáo dục sức khỏe về đột quỵ não cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào viện.
Đối với điều dưỡng:
Cần tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ các hướng dẫn trong tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não.
Cần tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ các hướng dẫn trong tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não.
Cần áp dụng Protocol đánh giá bệnh nhân đột quỵ cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ não vào viện.
Nghiêm túc thực hiện đeo vòng cảnh báo đột quỵ cho bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ vào viện.
Nghiêm túc thực hiện việc đánh giá Glassgow của bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ.
Áp dụng thang điểm Face đánh giá bệnh nhân đột quỵ cho bệnh nhân vào viện. Nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia thảo luận trao đổi kiến thức với các chuyên gia nước ngoài về đột quỵ, cũng như cập nhập thêm các kiến thức mới bằng tiếng Anh
KẾT LUẬN
1. Thực trạng công tác tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ của điều dưỡng tại Khoa cấp cứu Bệnh viện E
Công tác tiếp nhận người bệnh được thực hiện khá đầy đủ: 64,3% người bệnh được điều dưỡng áp dụng protocol đánh giá người bệnh đột quỵ khi vào viện. 100% và 54,1% người bệnh được điều dưỡng đo DHST, đánh giá điểm Glassgow.
Các chăm sóc ban đầu khi tiếp nhận người bệnh của điều dưỡng cơ bản phù hợp với tình trạng người bệnh lúc nhập viện: 5,7% được đeo vòng cảnh báo; 34,4% được nâng cao đầu giường 30˚. 32,9% được đặt 2 đường truyền kim lớn.
Các chăm sóc ban đầu khi tiếp nhận người bệnh của điều dưỡng được thực hiện tương đối nhanh chóng, kịp thời: Trung bình mỗi người bệnh sau khi vào viện 22,53±15,65 phút được lấy máu làm xét nghiệm; 45,56± 25 phút mẫu máu được vận chuyển đến khoa cận lâm sàng; 26,1 ±19,7 phút được đưa đi chụp CT.
2. Một số yếu tố liên quan đến thời gian người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và thời gian người bệnh có chẩn đoán chính xác
- Việc điều dưỡng sử dụng bảng kiểm đánh giá khi tiếp nhận người bệnh đột quỵ có liên quan đến thời gian lấy máu làm xét nghiệm và thời gian vận chuyển mẫu máu tới khoa xét nghiệm (p<0,05).
- Người bệnh được đeo vòng cảnh báo có thời gian lấy mẫu, vận chuyển mẫu máu tới khoa xét nghiệm, chụp CT và thời gian có kết quả chẩn đoán chính xác thấp hơn so với nhóm không được đeo vòng cảnh báo.
3. Một số thuận lợi, khó khăn
3.1. Thuận lợi:
Cơ chế chính sách, văn bản pháp luật:
+ Bộ Y tế đã ban hành văn bản quy phạp pháp luật, hướng dẫn về tiếp nhận xử trí, điều trị người bệnh đột quỵ não.
+ Bệnh viện đã ban hành Protocol, bảng kiểm đánh giá trong tiếp nhận, xử trí, chăm sóc người bệnh đột quỵ não; đã thành lập nhóm Đột quỵ của bệnh viện. - Nhân lực:
+ Nhiều bác sĩ, điều dưỡng được gửi đi học tập trong và ngoài nước.
+ Bệnh viện hợp tác với đại học Sanphansico của Hoa Kỳ đào tạo, hướng dẫn điều dưỡng các chăm sóc người bệnh trong đó có người bệnh đột quỵ não. - Cơ sở hạ tầng trang thiết bị: Có nhiều trang bị nhiều máy móc hiện đại phục
vụ cho việc điều trị người bệnh .
3.2. Khó khăn
- Quá tải người bệnh, công việc
- Nhân lực: Chưa đào tạo cho toàn bộ nhân viên khoa cấp cứu, các khoa liên quan đến tiếp nhận, chăm sóc người bệnh đột quỵ. Một số nhân viên chưa ý thức được tầm quan trọng của tuân thủ hướng dẫn trong tiếp nhận xử trí người bệnh đột quỵ.
- Cơ chế, chế tài của đơn vị: chưa có các chế tài, quy định bắt buộc điều dưỡng tại khoa cấp cứu phải thực hiện các quy định này.
- Phối hợp giữa các đơn vị: còn đơn vị không thông báo cho bệnh viện trước khi vận chuyển người bệnh đến. Đối với các đơn vị trong bệnh viện đôi lúc sự phối hợp cũng chưa được nhịp nhàng.
3.3. Giải pháp
Với thực trạng, một số thuận lợi và khó khăn như đã phân tích ở trên học viên xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếp đón, chăm sóc ban đầu của điều dưỡng đối với người bệnh bị đột quỵ não như sau:
- Đối với bệnh viện:
Tăng cường hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong việc quản lý hồ sơ bệnh án, giảm bớt các thủ tục hành chính cho điều dưỡng.
Ban hành các quy định bắt buộc phải sử dụng các hướng dẫn tiếp nhận xử trí, chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ trong đó có việc đeo vòng cảnh báo đột quỵ cho các người bệnh. Cần có chế tài xử lý những trường hợp cố tình không áp dụng.
Tổ chức các khóa tập huấn về tiếp nhận, chăm sóc người bệnh đột quỵ cho tất cả điều dưỡng viên của khoa cấp cứu và các đơn vị liên quan.
Thường xuyên nhắc nhở, phối hợp với các đơn vị khác về việc thông báo trước về người bệnh đột quỵ trước khi vận chuyển người bệnh đến bệnh viện E.
Cần có kế hoạch tăng cường giáo dục sức khỏe về đột quỵ não cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào viện.
- Đối với điều dưỡng;
Cần tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ các hướng dẫn trong tiếp nhận và chăm sóc ban đầu người bệnh đột quỵ não.
Cần áp dụng Protocol đánh giá bệnh nhân đột quỵ cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ não vào viện.
Nghiêm túc thực hiện đeo vòng cảnh báo đột quỵ cho bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ vào viện.
Nghiêm túc thực hiện việc đánh giá Glassgow của bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ.
Áp dụng thang điểm Face đánh giá bệnh nhân đột quỵ cho bệnh nhân vào viện. Nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia thảo luận trao đổi kiến thức với các chuyên gia nước ngoài về đột quỵ, cũng như cập nhập thêm các kiến thức mới bằng tiếng Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức Hinh (2008), "Tai biến mạch não: hướng dẫn chẩn đoán và xử trí", trong NXBYH, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2014), Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam, chủ biên, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2015), Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, tr. 38-49.
4. Dương Đình Chỉnh và các cộng sự (2011), "Một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não tại Nghệ An từ năm 2000 đến 2007", Tạp chí Y học thực hành. 760(4), tr. 113-115.
5. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện và Phạm Thanh Hòa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giá trị chẩn đoán của các triệu chứng trên người bệnh đột quỵ chảy máu não, truy cập ngày 30-11-2020, tại trang web http://hoidotquyvietnam.com/upload/news/DQ%20chay%20mau%20GS%20 Chuong%20103_1315740623_0.pdf.
6. Lê Thị Hương và các cộng sự. (2016), "Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái việt nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan", Tạp chí Nghiên cứu Y học. 104(6), tr. 1-6.
7. Nguyễn Ngọc Võ Khoa và các cộng sự. (2016), Đánh giá tình trạng tăng glucose máu ở người bệnh nhồi máu não cấp, truy cập ngày 30-9-2019, tại trang web http://hoinoitiethue.com/danh-gia-tinh-trang-tang-glucose-mau-o- benh-nhan-nhoi-mau-nao-cap/.
8. Huỳnh Thị Phương Minh Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, truy cập ngày 30-9-2019, tại trang web http://hoithankinhhocvietnam.com.vn/dac-diem-lam-sang-can- lam-sang-nhoi-mau-nao-cap-tai-benh-vien-da-khoa-trung-tam-tien-giang-4/. 9. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam (2015), Quy trình điều trị nhồi máu não
cấp trong 3 giờ đầu có sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, chủ biên.
10. Nguyễn Hoàng Ngọc (2010), Đột quỵ não điều trị và dự phòng, hội thần kinh học việt nam, Hội Thần kinh học Việt Nam, truy cập ngày 30-9-2019, tại trang
web https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/dot-quy-nao-dieu-tri-va-du- phong-3/.
11. Nguyễn Huy Ngọc (2015), "Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ não tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến 2010", Tạp chí Y học dự phòng. 8(168), tr. 401.
12. Bùi Thị Lan Nhi và Vũ Anh Nhị (2005), "Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 9(1), tr. 91-96.
13. Huỳnh Thị Minh Phương (2016), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, truy cập ngày 30-11- 2020, tại trang web https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/dac-diem-lam- sang-can-lam-sang-nhoi-mau-nao-cap-tai-benh-vien-da-khoa-trung-tam-tien- giang-4/.
14. Vũ Dương Bích Phượng (2012), Đánh giá tiên lượng đột quỵ thiếu máu não cấp có tăng Đường huyết, Luận án CK, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 15. Vũ Xuân Tân (2007), Yếu tố nguy cơ & tiên lượng ở người bệnh đột quỵ thiếu
máu não cục bộ cấp, Luận án Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Văn Thắng (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và hiệu quả can thiệp dự phòng đột quỵ não tại tỉnh Hà Tây cũ, 2011, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
17. Lê Văn Thính và các cộng sự. (2008), Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam, truy cập
ngày 10-11-2020, tại trang web
http://hoidotquyvietnam.com/upload/images/1%20Gs%20Th%2B%C2%A1n h%20chamsocdotqui.pdf.
18. Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và đầu tư (2015), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: Các kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản thống kê. 19. Harold P. Adams, et al. (1993), "Classification of Subtype of Acute Ischemic
Stroke Definitions for Use in a Multicenter Clinical Trial", Stroke. 25(1), pp. 34-41.
20. Go AS, et al. (2013), "Heart disease and stroke statistics--2013 update: a report from the American Heart Association.", Circulation. 127(1), pp. 6-245. 21. Bantwal Suresh Baliga and Jesse Weinberger (2006), "Diabetes and stroke:
Part one—Risk factors and pathophysiology", Current Cardiology Reports. 8(1), pp. 23–28.
22. Scott E.K., Julio A.C, and Susan L.H (2008), "Ischemic Cerebrovascular Disease", Clinical Neurology of the Older Adult, 2nd Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 243-254.
23. Anjanette Ferris, et al. (2005), "American Heart Association and American Stroke Association national survey of stroke risk awareness among women", Circulation. 111(10), pp. 1321-1326.
24. Rojas JI1, et al. (2007), "Acute ischemic stroke and transient ischemic attack in the very old--risk factor profile and stroke subtype between patients older than 80 years and patients aged less than 80 years.", Eur J Neurol. 14(8), pp. 895-899.
25. World Health Organization (2004), "The atlas of heart disease and stroke / Judith Mackay and George Mensah ; with Shanthi Mendis and Kurt Greenland".
26. Chen RL, et al. (2010), "Ischemic stroke in the elderly: an overview of evidence", Nat Rev Neurol. 65, pp. 256-265.
27. Burke TA and Venketasubramanian RN (2006), "The epidemiology of stroke in the East Asian region: a literature-based review", International Stroke Society. 1(4), pp. 208-215.
28. Feigin VL, et al. (2014), "Global and regional burden of stroke during 1990- 2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010.", Lancet. 383(9913), pp. 245-254.
29. World Health Organization (2008), The global burden of disease: 2004 update.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ CHĂM SÓC BAN ĐẦU NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA
CẤP CỨU- BỆNH VIỆN E
Sử dụng Protocol trong đánh giá người bệnh: Có Không I. Thông tin hành chính
Họ tên BN : ……… MBA:………..
Tuổi: Giới : Nam Nữ Địa chỉ :……….
Chẩn đoán:……….
Tiền sử:……….
Bệnh lý kèm theo:……….
Thời gian khởi phát triệu chứng:…..giờ ……phút ………ngày……..
II. Chuyên môn Khi người bệnh vào khoa: Thời gian lúc vào:…….giờ………phút……. ngày…….. tháng………..
Đánh giá toàn trạng:………
Khai thác tiền sử:……….
Khai thác quá trình bệnh lý:………. Thời gian nằm viện tại khoa cấp cứu:………phút
FAST:
Liệt xệ mặt: Có Không
Yếu rơi tay, chân: Có Không
Lời nói (ngọng, líu, đớ) Có Không
Mạch (l/p) HA Nhiệt độ Nhịp thở Spo2
Báo bác sĩ HATT>180mmHg hoặc/ và HATTr >110mmHg: Có Không
Các xử trí khi có chẩn đoán nghi ngờ đột quỵ:
- Kiểm tra ĐMMM:…………..mg/dl
- Đeo vòng cảnh báo: 1. Có 2. Không
- Nâng đầu giường 30 độ 1. Có 2. Không
- Cho thở oxy 2 – 4 l/phút: 1. Có 2. Không
- Lập 2 đường truyền kim lớn 18G: 1. Có 2. Không
- Băng ép lên vị trí nào chích tĩnh mạch thất bại: 1. Có 2. Không - Lấy máu XN:
CTM ĐMCB NHÓM MÁU SHM VS
Thời gian thực hiện các chăm sóc, can thiệp tính từ lúc vào viện
- Thời gian BN được lấy máu sau:...phút - Thời gian gửi XN:...phút
- Thời gian có kết quả:...phút - BN được đi chụp CLVT:……phú - Có kết quả CLVT sau:...phút
Chẩn đoán xác định sau:…….phút
Mạch HA Nhiệt độ Nhịp thở SpO2
Glassgow:...điểm
- Tần suất theo dõi dấu hiệu sinh tồn toàn trạng: ………..phút/ lần - Ghi chép đầy đủ các chỉ số theo dõi, người bệnh vào HSBA:
Có
Không (ghi rõ nôi dung):……… - Ghi chép đầy đủ các hoạt động chăm sóc của diều dưỡng vào HSBA:
Có