Kiến thức sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 70 - 108)

nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

4.3.1. Kiến thc ca bà m v s dng kháng sinh

Kiến thức về thuốc kháng sinh:

Kháng sinh đã cho thấy nó là một loại thuốc đặc biệt với tầm quan trọng vô cùng to lớn. Nó đã được sử dụng hiệu quả không chỉ ở người mà còn được sử dụng trên cảđộng vật và thực vật và trở thành một loại thuốc được sử dụng không chỉ ở các cơ quan y tế mà còn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Để có thể sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn việc có những hiểu biết nhất định sử dụng thuốc là điều cần thiết. Có hiểu rõ về thuốc chúng ta mới biết khi nào mới cần dùng thuốc và phải dùng thuốc như thế nào.

Mặc dù kháng sinh là phổ biến nhưng số người biết được đích tác động của nó lại không nhiều. Chỉ 22,7% số bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi biết được rằng thuốc kháng sinh không dùng để điều trị nhiễm trùng do virus. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Chu Thị Đào với tỉ lệ 22,1% [8], của Sireen M với tỉ lệ 23,4 [34]. Một tỉ lệ thấp hơn trong nghiên cứu của Balaji Chinnasami ở Ấn Độ và Nur Ashila Azleen ở Malaysia với tỉ lệ lần lượt là 17,1% và 16,3% ĐTNC đồng ý rằng kháng sinh không có hiệu quả

chống lại virus [31],[44]. Kết quả cao hơn được tìm thấy trong nghiên cứu của Mohammed Saeed Zayed với 38,6% [32], Kishan Chand Gupta với 47% [46] và Lauren Havens với 72% [48]. Tỉ lệ này không giống nhau ở các nghiên cứu do địa điểm nghiên cứu khác nhau, nền giáo dục cũng như trình độ học vấn của ĐTNC ở mỗi địa điểm là không giống nhau.

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy hầu hết bà mẹ đã nhầm lẫn thuốc kháng sinh với thuốc chống viêm với hơn một nửa bà mẹ (56,7%) cho rằng thuốc kháng sinh còn được gọi là thuốc chống viêm và 26,8% bà mẹ không biết điều này. Chỉ có 16,5% bà mẹ biết được rằng thuốc kháng sinh không phải là thuốc chống viêm. Kết quả thu được của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Vũ Hồng Nhung với 30,2% [25], Mohammed Saeed Zayed ở Ả Rập Xê- Út là 32,3% [32] và Jian Wang và cộng sự ở Trung Quốc là 46,5% [68]. Thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Fabrizio Bert khi chỉ có 20,7% ĐTNC cho rằng kháng sinh là tương đương với thuốc chống viêm [40]. Lý giải cho điều này là do các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là ở vùng nông thôn (92,8%) và có trình độ học vấn chủ yếu là trung học phổ thông trở xuống. Trong khi các nghiên cứu còn lại có ĐTNC ở thành thị nhiều hơn và có trình độ học vấn từ cao đẳng đại học trở lên nhiều hơn. Kết quả này đã chỉ ra một sự thiếu hụt trầm trọng kiến thức về kháng sinh của các bà mẹ nhưng vẫn có khả năng thay đổi để bà mẹ có thể có được kiến thức tốt hơn.

Kháng sinh hiện có của chúng ta tuy khá đa dạng nhưng việc tìm ra một kháng sinh mới hiệu quả đểđưa vào sử dụng là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, một niềm tin khá lớn với 42,3% bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cho rằng các nhà khoa học lúc nào cũng sản xuất được kháng sinh mới. Chỉ có 10,3% bà mẹ biết rằng không phải lúc nào cũng sản xuất được kháng sinh mới. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Miao Yu với tỉ lệ 14% [79] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Vũ Hồng Nhung với 29,8% [25];

Amina Mohamed 25,2% [65]; Jian Wang và cộng sự với 23,7% [68]. Hầu hết đối tượng cho đây là vấn đề của y tế và nhà sản xuất nên không tìm hiểu, đồng thời tin tưởng quá cao vào sự phát triển của khoa học trong khi các dược sĩ cũng như nhà sản xuất vì lợi nhuận mà cũng không cảnh báo khó khăn này tới người tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng kháng sinh một cách thoải mái thậm chí còn mong đợi được sử dụng kháng sinh mới, đắt tiền của không ít người. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có tới 47,7% bà mẹ tin sai rằng thuốc kháng sinh càng đắt tiền thì hiệu quả càng cao. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Vũ Hồng Nhung với 52,3% [25], cao hơn nhiều so với 16,3% trong nghiên cứu của Miao Yu và cộng sự [79].

Kiến thức về chỉ định sử dụng kháng sinh:

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy, kết quả là phù hợp khi phần lớn bà mẹ (60,8%) biết rằng kháng sinh là không cần thiết cho hầu hết các trường hợp cảm lạnh thông thường và 64,9% bà mẹ biết được rằng kháng sinh không dùng để phòng cảm lạnh cho trẻ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Vũ Hồng Nhung với tỉ lệ lần lượt là 59,3% và 61% [25]. Cao hơn nghiên cứu của Sireen M với 31,2% [34]. Nhưng thấp hơn nghiên cứu của Mohammed Saeed Zayed với tỉ lệ lần lượt là 65% và 82,9% [32]. Một số nghiên cứu khác lại cho kết quả dường như là mâu thuẫn. Trong nghiên cứu của Miao Yu và cộng sự có 70,4% ĐTNC biết rằng kháng sinh là không cần thiết cho hầu hết các trường hợp cảm lạnh thông thường nhưng chỉ có 56,9% cho rằng kháng sinh không dùng để phòng cảm lạnh cho trẻ [79]. Nghiên cứu của Jian Wang cũng có tỉ lệ lần lượt là 83,5% và 70,8% [68].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá mâu thuẫn khi thấy có tới 69,1% bà mẹ không biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng giúp điều trị nhanh khỏi ho, chảy nước mũi hoặc đau họng. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng tìm thấy trong nghiên của tác giả Vũ Hồng Nhung là 63,7% [25]; Kishan Chand

Gupta là 58% [46]; Miao Yu và cộng sự là 49,9% [79]. Trong nghiên cứu của Chu Thị Đào có 37,7% bà mẹ biết rằng không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT do virus gây ra nhưng chỉ có 22,1% bà mẹ biết kháng không sinh ngăn ngừa được biến chứng bệnh VĐHHT do virus [8]. Trong nghiên cứu của Mohamed Thabet 28,1% ĐTNC đồng ý rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là không được chữa khỏi bằng kháng sinh, nhưng 47,2% ĐTNC đồng ý rằng kháng sinh giúp nhanh khỏi cúm hoặc cảm lạnh [65]. Một nghiên cứu ở Ấn Độ, 42% ĐTNC biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng cần thiết trong NKHHCT nhưng 54% nghĩ rằng việc phục hồi sẽ nhanh hơn khi dùng thuốc kháng sinh [46].

Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; do vậy, không phải kháng sinh lúc nào cũng được sử dụng khi bị sốt. Tuy nhiên, số bà mẹ biết được điều đó lại rất ít, chỉ có 25,8% (bảng 3.4). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với 35,7% trong nghiên cứu của Sireen M. [34]. Nghiên cứu của Khawla Abu có kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi với hơn hai phần ba (72,4%) ĐTNC tin rằng một khi trẻ bị sốt, nên dùng kháng sinh [47]. 54,8% bà mẹ trong nghiên cứu của Chu ThịĐào tin sai rằng nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi bắt đầu sốt. 43,4% ĐTNC trong nghiên cứu của Kishan Chand Gupta cũng đã cho rằng mọi trường hợp sốt đều cần dùng kháng sinh. Nghiên cứu của Amina Mohamed cũng có kết quả tương tự với 41,4% [65]. Tỉ lệ thấp hơn tìm thấy trong nghiên cứu của Jian Wang (18,8%) [68]; Mohammed Saeed Zayed ( 27%) [32]; Miao Yu (30,6%) [79]. Lý giải cho điều này là sự thiếu hụt về kiến thức và sự e ngại của phụ huynh về hậu quả của sốt gây ra [36].

Kết quả trên cho thấy sự thiếu hụt khá lớn cần được bổ sung trong kiến thức về chỉđịnh sử dụng kháng sinh của các bà mẹ.

Kiến thức vềliều lượng, khoảng cách và thời gian sử dụng kháng sinh:

Thời gian cho một đợt sử dụng kháng sinh phụ thuộc loại kháng sinh và tình trạng bệnh. Việc sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn sẽ làm tăng hiệu quảđiều trị, giúp khỏi bệnh, đồng thời giúp ngăn ngừa phát triển kháng kháng sinh. Tuy nhiên, điểm kiến thức về liều lượng, khoảng cách và thời gian sử dụng kháng sinh của các bà mẹ chỉ đạt 0,93 ± 0,79 với điểm cao nhất là 2 (bảng 3.9). Có tới một nửa số bà mẹ (49,5%) có kiến thức sai khi cho rằng khi bệnh giảm thì ngừng thuốc kháng sinh (bảng 3.5). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thảo Nguyên và cộng sự với 50% [23] và 51,5% trong nghiên cứu của Tarek H ở Liban [56]. Tỉ lệ này thấp hơn 63,9% trong nghiên cứu của Rahul [61]; 61,6% theo Miao Yu [79] nhưng cao hơn kết quả khảo sát của WHO năm 2015 với tỉ lệ 38% ở Việt Nam [70]. Kết quả khảo sát cũng cho thấy những người được hỏi ở các nước có thu nhập thấp hơn, những người trẻ tuổi và những người có trình độ học vấn thấp hơn có khả năng trả lời nên ngừng kháng sinh khi thấy tốt hơn các đối tượng khác [70]. Nghiên cứu ở Italy của Fabrizio chỉ có 14,9% tuyên bố rằng có thể ngừng dùng kháng sinh khi các triệu chứng giảm [40].

Ngoài ra, có 33% bà mẹ cho rằng nên chia nhỏ liều thuốc kháng sinh làm nhiều bữa để uống dần trong ngày khi trẻ không chịu uống thuốc và có tới 18,6% bà mẹ không biết cách xử trí trong trường hợp này (Bảng 3.5). Điều này có thể dẫn tới việc trẻ không được dùng kháng sinh đủ liều theo chỉ định, làm giảm đôi khi làm mất hiệu quảđiều trị bệnh.

Kiến thức vềđường dùng thuốc, phối hợp thuốc kháng sinh:

Việc sử dụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh chỉ thực sự hiệu quả hơn khi cần thiết. Thông thường việc sử sụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh ngoài việc phải đối mặt với nhiều nguy cơ do tác dụng phụ của thuốc đem lại, đây còn là yếu tố làm gia tăng kháng kháng sinh. Tuy nhiên, cao đến 36,7%; 38%

và 56% lần lượt trong nghiên cứu của Jian Wang, Vũ Hồng Nhung và Miao Yu, ĐTNC nghĩ rằng sử dụng nhiều loại kháng sinh sẽ có tác dụng tốt hơn so với một loại duy nhất [25],[68],[79]. Nghiên cứu của chúng tôi là 54,6% bà mẹ có kiến thức sai về điều này. Đồng thời, chỉ một phần ba số bà mẹ (32%) biết rằng thông thường sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống thì tốt hơn sử dụng kháng sinh bằng đường tiêm ( Bảng 3.6). Việc này đã thúc đẩy không ít bà mẹ đưa con cái của họ tới các cơ sở y tế có khả năng dùng kháng sinh bằng đường tiêm cho trẻ, với mong muốn trẻ sẽ mau khỏi bệnh, để rồi lại bỏ dở quá trình điều trị khi thấy trẻđỡ hơn. Điều này đã góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng kháng thuốc.

Kiến thức về tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh và sử dụng kháng sinh theo đơn:

Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác kháng sinh có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác các tác dụng phụ của kháng sinh. Trong 544 người được hỏi trong nghiên cứu của Mohammed Saeed Zayed có tới 466 người đã trả lời không chính xác các câu hỏi liên quan đến tác dụng phụ của kháng sinh [32]. Nghiên cứu của Chu Thị Đào cũng có kết quả tương tự khi chỉ có 17,9% bà mẹ biết rằng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ [8]. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Nur Ashila Azleen là 28,9% [31]; Amina Mohamed là 31,8% [65]. Kết quả này trong nghiên cứu của chúng tôi là 72,2% khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Hồng Nhung (68,5%) [25] và Miao Yu (70,2%) [79] nhưng thấp hơn so với 78,3% trong nghiên cứu của Eglė Pavydė [58]. Biết khả năng có tác dụng phụ của kháng sinh một cách chính xác sẽ giúp bà mẹ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ, tuy nhiên do sự hiểu biết là chưa đầy đủ khiến bà mẹ ngừng kháng sinh khi thấy bệnh thuyên giảm điều này lại góp phần dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, hạn chế kháng kháng sinh khi thuốc bị lạm dụng, kháng sinh đã được đưa vào danh mục thuốc cần kê đơn. Một tỉ lệ đáng mừng với 80,4% bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi biết rằng nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có đơn của bác sĩ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sireen M [34] và WHO [70]. Thấp hơn 94,9% so với nghiên cứu của Hà Văn Thủy và cộng sự [66]. Sự khác biệt kết quả này là do địa điểm nghiên cứu khác nhau và khác nhau về độ tuổi của ĐTNC. Nghiên cứu của chúng tôi có 48,5% bà mẹ có độ tuổi ≥ 30 tuổi, tỉ lệ này trong nghiên cứu của Hà Văn Thủy và cộng sự là 60,9% [66]. Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn đáng kể khi có tới 57,7% bà mẹ cho rằng nên tự cho trẻ uống thuốc kháng sinh theo đơn của lần trước nếu trẻ bị ốm mà có biểu hiện giống như lần ốm trước. Mặc dù là sử dụng kháng sinh theo đơn, nhưng đây là sai lầm đáng kể góp phần cho tình trạng kháng thuốc xuất phát từ sự tự tin vào kinh nghiệm bản thân khi chăm sóc trẻ bệnh cùng với sự hiểu biết chưa đầy đủ của các bà mẹ về bệnh của trẻ cũng như kiến thức về sử dụng kháng sinh. Sai lầm này là phổ biến ở nhiều quốc gia; đặc biệt là những nước thu nhập thấp hơn. Kết quả của cuộc khảo sát đa quốc gia của WHO cho kết quả không giống nhau ở mỗi nước: Nigeria (56%), Ấn Độ (52%), Indonesia (51%), Việt Nam (45%), Sudan (34%) và Mexico (26%) [70].

Kiến thức về kháng kháng sinh:

Sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngược lại hiểu được nguyên nhân và hậu quả của kháng kháng sinh có khả năng cao giúp người sử dụng cân nhắc lợi ích và nguy cơ để tránh lạm dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều người còn lạ lẫm khi nghe tới cụm từ kháng kháng sinh và khi nghe nói rồi thì cũng không phải ai cũng biết được nguyên nhân và hậu quả của nó. Nghiên cứu của Sireen M có một phần ba bà mẹ chưa bao giờ nghe nói về tình trạng kháng kháng sinh [47]. Ở Ecuado tỉ lệ

này rất thấp với 29,3% ở các bà mẹ trưởng thành và 19,8% ở các bà mẹở tuổi vị thành niên [60]. Nghiên cứu của Hà Văn Thủy ở Việt Nam, tỉ lệ này là 44,2% [66]. Kết quả khảo đa quốc gia của WHO, tỉ lệ này cao hơn với 70% số người được hỏi ở tất cả các quốc gia được khảo sát nói rằng họ đã nghe thuật ngữ kháng kháng sinh [70]. Có lẽ đây là lý do khiến không ít người đã không biết rằng kháng kháng sinh phần lớn được thúc đẩy bởi lạm dụng kháng sinh. Chỉ một nửa số bà mẹ (50,5%) trong nghiên cứu của chúng tôi biết rằng lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự [36], [44], [47].

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy 71,1% bà mẹ biết được rằng thật nguy hiểm nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Jian Wang và Vũ Hồng Nhung với tỉ lệ lần lượt là 67,7% và 75,1%. Tuy nhiên có rất ít các bà mẹ trong nghiên cứa của chúng tôi (19,6%) biết được vi khuẩn kháng kháng sinh thì có thể lây lan từ người này sang người khác. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nur Ashila Azleen ở Malaysia (27,1%) [31]; 44% theo WHO [70] và 55% theo Cliodna AM [54] nhưng điều này là phù hợp khi có 83% ĐTNC ở Việt Nam theo khảo sát của WHO cho rằng “Kháng kháng sinh xảy ra khi cơ thể bạn kháng kháng sinh” [70]. Đây là sai lầm trầm trọng điều cần quan tâm, chú ý khi thực hiện giáo dục sức khỏe.

4.3.2. Thc hành ca bà m v s dng kháng sinh

Để hạn chế việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, việc có kiến thức tốt trong thực hành sử dụng kháng sinh là quan trọng. Đặc biệt là sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ còn thiếu hụt rất nhiều.

Mặc dù tỉ lệ biết cần sử dụng kháng sinh theo đơn là khá cao nhưng có đến 94,8% bà mẹ trả lời sai khi chọn có cho nội dung mua thuốc kháng sinh

theo gợi ý của người bán thuốc. Sự tin tưởng quá cao vào dược sĩ cùng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 70 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)