Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 33)

* Khái niệm truyền thông giáo dục sức khỏe

- Tuyên truyền là hoạt động cung cấp thông tin về một chủđề sức khỏe, bệnh tật cụ thể nào đó, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng nhiều hình thức. Trong tuyên truyền, thông tin được chuyển đi chủ yếu là một chiều [2].

- Giáo dục là cơ sở của tất cả quá trình học tập, làm cho học tập diễn ra thuận lợi, giáo dục gắn liền với học tập.

- Truyền thông – Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.

- Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là quá trình dạy và học, tác động giữa người thực hiện GDSK và người được GDSK theo hai chiều. Người thực hiện TT - GDSK không phải chỉ là người dạy mà còn biết học từ đối tượng của mình. Người TT - GDSK thu nhận những thông tin phản hồi từđối tượng được TT-GDSK, điều chỉnh, bổ sung hoạt động của mình nhằm nâng cao kỹ năng, hiệu quả của các hoạt động TT - GDSK [2].

* Phương pháp giáo dục sức khỏe

Phương pháp GDSK là cách thức mà người làm công tác GDSK thực hiện một chương trình GDSK.

- Giáo dục sức khỏe gián tiếp: là phương pháp mà người làm công tác GDSK không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng GDSK, các nội dung được truyền tải tới đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

đối mặt, người giáo dục sức khỏe trực tiếp tiếp xúc với đối tượng cần được giáo dục sức khỏe. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từđối tượng giáo dục nên truyền thông – giáo dục sức khỏe luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi [2].

* Mục đích của truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông giáo dục sức khoẻ làm cho mọi người từ bỏ hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khoẻ, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của nghành y tế và các nghành khác. Trong truyền thông - giáo dục sức khỏe, chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố nào có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe [2].

* Vai trò của truyền thông giáodục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe

Truyền thông giáo dục sức khỏe qua việc cung cấp các kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ thực hành giúp cho mọi người có thể:

- Hiểu biết và nhận ra được vấn đề và nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính họ.

- Nhận rõ trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như trong cộng đồng.

- Hiểu được những việc có thể làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính những lỗ lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

- Quyết định thực hiện hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng

Kiến thức sử dụng kháng sinh trước can thiệp Thực hành sử dụng kháng sinh trước can thiệp 1.7. Khung lý thuyết

Hình 1.1. Sơđồ khung lý thuyết nghiên cu

1.8. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện đa khoa Đông Hưng là bệnh viện hạng 2 trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, hàng năm khám chữa bệnh cho người dân 44 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và một số xã vùng lân cận. Bệnh viện có 12 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng, 05 phòng chức năng, với quy mô 300 giường thực kê. Theo số liệu của phòng Kế hoạch tổng hợp, mỗi năm có khoảng 152.000 lượt người bệnh tới khám và điều trị. Số lượt trẻ được đưa tới khám và điều trị là 35.000 lượt. Năm 2019, trong số 3.932 trẻ có chỉ định nhập viện thì có tới 2.364 trẻ mắc bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính với thời gian điều trị trung bình cho mỗi đợt là 7,09 ngày.

Yếu tố cá nhân: Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số Yếu tố môi trường: Nơi sinh sống, phương tiện truyền thông, nhân viên y tế, dịch vụ y tế. Thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh trước can thiệp

Can

thiệp

GDSK

Sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả, phòng ngừa kháng kháng sinh

Nhiều năm nay, Bệnh viện đa khoa Đông Hưng đã trú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe với đa dạng mô hình truyền thông như truyên truyền qua loa phát thanh bệnh viện, giáo dục sức trực tiếp cho một nhóm người (số lượng tùy thuộc vào lượng bệnh nhân), xây dựng góc truyền thông ở mỗi khoa bao gồm tờ rơi, áp phích... Tuy nhiên, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý chưa được chú trọng và chưa được thực hiện bài bản.

Mặt khác, 6 tháng đầu năm 2020, trong 405 trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có chỉ định thử nghiệm kháng sinh đồ, 294 trẻ được phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh. Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu kiến thức, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của bà mẹ để có giải pháp can thiệp giáo dục sức khỏe phù hợp là vô cùng cần thiết. Nâng cao kiến thức, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ góp phần kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh mà còn giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

2.1.1. Tiêu chun la chn:

- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.

- Bà mẹđồng ý tham gia nghiên cứu. - Bà mẹ có khả năng trả lời bộ câu hỏi. - Bà mẹ có trẻ nằm viện từ 06 ngày trở lên.

2.1.2. Tiêu chun loi tr:

- Bà mẹ có con trong quá trình điều trị bệnh diễn biến nặng phải chuyển tuyến điều trị.

- Bà mẹ có con bỏ dở trong thời gian điều trị.

- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã tham gia chương trình GDSK tương tự.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. - Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Nhi và khoa Tai – Mũi - Họng, Bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

2.3. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu can thiệp trên 01 nhóm đối tượng, so sánh trước và sau can thiệp bằng tư vấn giáo dục sức khỏe.

* Sơđồ nghiên cu

Hình 2.1. Sơđồ nghiên cu * Quy trình can thip

- Đánh giá lần 1 (T1): Thực trạng kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hiện vào thời điểm sau khi bệnh nhi vào viện, trong 24 giờ.

- Tiến hành can thiệp GDSK cho đối tượng nghiên cứu vào thời điểm ngay sau đánh giá lần 1. Dựa trên kết quả đánh giá lần 1, đối tượng nghiên cứu còn thiếu kiến thức được tư vấn trực tiếp.

- Đánh giá lần 2: Đánh giá lại kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi giống lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi về kiến thức

Đánh giá lần 1 (T1) Đánh giá trước can thiệp Trong 24 giờ sau khi bệnh nhi nhập viện So sánh, bàn luận và kết luận Can thiệp giáo dục Đối tượng nghiên cứu (bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT) Đánh giá lần 2 (T2) Đánh giá sau can thiệp Đánh giá lại sau giáo dục sức khỏe 01 tuần

và thực hành sử dụng kháng sinh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành sau GDSK 01 tuần. Dựa trên kết quả đánh giá lần 2, đối tượng nghiên cứu còn thiếu kiến thức được tiếp tục tư vấn.

* Ni dung can thip:

- Kiến thức sử dụng kháng sinh + Kiến thức cơ bản về kháng sinh + Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

+ Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý + Thực hành sử dụng kháng sinh hợp lý.

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

* C mu:

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành can thiệp và tư vấn cho tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT điều trị tại khoa Nhi và khoa Tai - Mũi - Họng, bệnh viện đa khoa Đông Hưng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Thực tế nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 97 bà mẹđáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu.

* Phương pháp chn mu:

Chọn mẫu thuận tiện. Áp dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ, chúng tôi chọn toàn bộ bà mẹ (đáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu) có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT nằm điều trị tại khoa Nhi và Tai - Mũi - Họng, bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu

* Xây dựng bộ công cụ:

Bộ công cụ được xây dựng dựa trên Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

ban hành kèm theo quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 của Bộ Y tế [4] và bộ công cụ phỏng vấn “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến

kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người chăm sóc chính có trẻ tại bệnh viện Nhi Nam Định, năm 2018” của tác giả Vũ Hồng Nhung [25].

Điều tra thử 30 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT đáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu ban đầu (các bà mẹ này không nằm trong cỡ mẫu nghiên cứu) để xác định độ tin cậy (dựa vào hệ số Crombach´s Alpha), đồng thời nhận phản hồi của đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho điều tra.

* Tập huấn cho điều tra viên, thống nhất cách thức thu thập số liệu

- Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): 01 điều dưỡng khoa Tai - Mũi - Họng và 03 điều dưỡng khoa Nhi.

- Nội dung tập huấn: Thống nhất mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, kỹ năng khai thác hồ sơ bệnh án.

- Thời gian, địa điểm: 01 buổi, tại Phòng hành chính khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng.

- Người tập huấn: Trưởng nhóm nghiên cứu (nghiên cứu viên). Cộng tác viên chỉ cộng tác trong thu thập số liệu.

* Tiến hành thu thập số liệu .

- Các bước thu thập số liệu:

+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.

Giải thích các bước mà bà mẹ sẽ thực hiện nếu tham gia nghiên cứu. Nếu bà mẹ của trẻđồng ý thì ký vào bản đồng thuận.

+ Bước 2: Thu thập số liệu lần 1. Sử dụng bộ công cụ chuẩn bị sẵn phỏng vấn trực tiếp bà mẹ của trẻ bệnh. Sau khi bệnh nhi vào viện, được chăm sóc y tế, được ổn định buồng, giường bệnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà mẹ

ngay tại buồng bệnh nơi bệnh nhi nằm điều trị. Thời gian để tiến hành phỏng vấn khoảng 10-15 phút/lần. Phát tờ tin (do WHO biên soạn).

+ Bước 3: Phân tích, tìm những điểm hạn chế và thiếu hụt kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ và tư vấn GDSK.

+ Bước 4: Thu thập số liệu lần 2 sau lần phỏng vấn thứ nhất 01 tuần (thực hiện vào các buổi sáng, trước khi bệnh nhi ra viện) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1. Phân tích kiến thức sử dụng kháng sinh của các bà mẹ sau can thiệp, tìm những điểm còn hạn chế, thiếu hụt và tiếp tục tư vấn giáo dục sức khỏe.

2.5.2. Can thiệp giáo dục sức khỏe

* Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại khoa Nhi và khoa Tai-Mũi-Họng, bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.

* Người thực hiện can thiệp: Nghiên cứu viên là người trực tiếp GDSK cho các nhóm bà mẹ (đểđảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp).

* Tài liệu, phương tiện: Tờ tin do WHO biên soạn, máy tính, video… * Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu lần 1(T1). * Địa điểm thực hiện can thiệp: Phòng tiếp đón của khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng.

* Thời lượng trung bình của mỗi buổi can thiệp: khoảng 45-60 phút. * Nội dung giáo dục sức khỏe: Phụ lục 3

* Phương pháp can thiệp: Trong nghiên cứu này tôi lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho một nhóm từ 2 - 5 bà mẹ (số lượng phụ thuộc lượng bệnh nhi mắc NKHHC vào viện trong ngày có mẹ tham gia nghiên cứu), về kiến thức sử dụng kháng sinh dựa trên hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế và các khuyến cáo sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý của WHO.

* Thực hiện can thiệp: 15 giờ 30 phút hàng ngày, sau khi đã chuẩn bị phòng tư vấn, máy tính, bàn, ghế, tài liệu tư vấn phù hợp dựa trên kết quả phỏng vấn... Chúng tôi tập trung toàn bộ bà mẹđã được phỏng vấn trong ngày tại phòng tiếp đón của khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng. Cho các bà mẹ xem một số video, giải thích, cung cấp các kiến thức về kháng sinh và thực hành sử dụng kháng sinh; trao đổi và giải đáp những thắc mắc của bà mẹ…

2.6. Biến số nghiên cứu

STT BIẾN ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 1. Tuổi Tính theo năm dương lịch. Thời gian kể từ khi sinh ra đến thời điểm hiện tại. Được tính bằng công thức:

Tuổi= Năm phỏng vấn - năm sinh

Phỏng vấn

2. Tôn giáo Tôn giáo của đối tượng nghiên

cứu tín ngưỡng Phỏng vấn 3. Trình độ học vấn

Cấp học cao nhất mà NB trải qua (theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Phỏng vấn

4. Nghề nghiệp Là công việc chính mà bà mẹđang

làm hoặc mang lại thu nhập chính. Phỏng vấn 5. Nơi sinh sống Nơi sinh sống hiện tại của bà mẹ Phỏng vấn

6. Tình trạng kinh tế gia đình

Là mức thu nhập hộ gia đình được địa phương đánh giá (căn cứ theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Chính Phủ).

STT BIẾN ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

7. Số lượng con Số lượng con đẻ và con nuôi của

bà mẹ Phỏng vấn 8. Tuổi của trẻ - Trẻ trên 1 tuổi: Tuổi = Năm phỏng vấn - năm sinh - Trẻ dưới 1 tuổi: tuổi của trẻ tính bằng tháng kể từ tháng năm sinh đến tháng năm phỏng vấn. - Trẻ dưới 03 tháng: tuổi của trẻ tính bằng ngày kể từ ngày tháng năm sinh tới ngày tháng năm phỏng vấn. Xem bệnh án 9. Giới của trẻ Nam hoặc nữ Xem bệnh án 10. Thứ tự sinh Trẻ đang điều trị là con thứ hay

con cả. Xem bệnh án

11. Bệnh của trẻ Bệnh hiện tại của trẻ đang mắc

phải, được bác sĩ chẩn đoán Xem bệnh án

12. Kiến thức sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe ở bà mẹ của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện đông hưng, thái bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)