2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu
* Xây dựng bộ công cụ:
Bộ công cụ được xây dựng dựa trên Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
ban hành kèm theo quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 của Bộ Y tế [4] và bộ công cụ phỏng vấn “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người chăm sóc chính có trẻ tại bệnh viện Nhi Nam Định, năm 2018” của tác giả Vũ Hồng Nhung [25].
Điều tra thử 30 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT đáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu ban đầu (các bà mẹ này không nằm trong cỡ mẫu nghiên cứu) để xác định độ tin cậy (dựa vào hệ số Crombach´s Alpha), đồng thời nhận phản hồi của đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho điều tra.
* Tập huấn cho điều tra viên, thống nhất cách thức thu thập số liệu
- Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): 01 điều dưỡng khoa Tai - Mũi - Họng và 03 điều dưỡng khoa Nhi.
- Nội dung tập huấn: Thống nhất mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, kỹ năng khai thác hồ sơ bệnh án.
- Thời gian, địa điểm: 01 buổi, tại Phòng hành chính khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng.
- Người tập huấn: Trưởng nhóm nghiên cứu (nghiên cứu viên). Cộng tác viên chỉ cộng tác trong thu thập số liệu.
* Tiến hành thu thập số liệu .
- Các bước thu thập số liệu:
+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
Giải thích các bước mà bà mẹ sẽ thực hiện nếu tham gia nghiên cứu. Nếu bà mẹ của trẻđồng ý thì ký vào bản đồng thuận.
+ Bước 2: Thu thập số liệu lần 1. Sử dụng bộ công cụ chuẩn bị sẵn phỏng vấn trực tiếp bà mẹ của trẻ bệnh. Sau khi bệnh nhi vào viện, được chăm sóc y tế, được ổn định buồng, giường bệnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà mẹ
ngay tại buồng bệnh nơi bệnh nhi nằm điều trị. Thời gian để tiến hành phỏng vấn khoảng 10-15 phút/lần. Phát tờ tin (do WHO biên soạn).
+ Bước 3: Phân tích, tìm những điểm hạn chế và thiếu hụt kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ và tư vấn GDSK.
+ Bước 4: Thu thập số liệu lần 2 sau lần phỏng vấn thứ nhất 01 tuần (thực hiện vào các buổi sáng, trước khi bệnh nhi ra viện) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1. Phân tích kiến thức sử dụng kháng sinh của các bà mẹ sau can thiệp, tìm những điểm còn hạn chế, thiếu hụt và tiếp tục tư vấn giáo dục sức khỏe.
2.5.2. Can thiệp giáo dục sức khỏe
* Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại khoa Nhi và khoa Tai-Mũi-Họng, bệnh viện đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.
* Người thực hiện can thiệp: Nghiên cứu viên là người trực tiếp GDSK cho các nhóm bà mẹ (đểđảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp).
* Tài liệu, phương tiện: Tờ tin do WHO biên soạn, máy tính, video… * Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu lần 1(T1). * Địa điểm thực hiện can thiệp: Phòng tiếp đón của khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng.
* Thời lượng trung bình của mỗi buổi can thiệp: khoảng 45-60 phút. * Nội dung giáo dục sức khỏe: Phụ lục 3
* Phương pháp can thiệp: Trong nghiên cứu này tôi lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho một nhóm từ 2 - 5 bà mẹ (số lượng phụ thuộc lượng bệnh nhi mắc NKHHC vào viện trong ngày có mẹ tham gia nghiên cứu), về kiến thức sử dụng kháng sinh dựa trên hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế và các khuyến cáo sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý của WHO.
* Thực hiện can thiệp: 15 giờ 30 phút hàng ngày, sau khi đã chuẩn bị phòng tư vấn, máy tính, bàn, ghế, tài liệu tư vấn phù hợp dựa trên kết quả phỏng vấn... Chúng tôi tập trung toàn bộ bà mẹđã được phỏng vấn trong ngày tại phòng tiếp đón của khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Đông Hưng. Cho các bà mẹ xem một số video, giải thích, cung cấp các kiến thức về kháng sinh và thực hành sử dụng kháng sinh; trao đổi và giải đáp những thắc mắc của bà mẹ…